CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 53 - 78)

2.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội thành phố Hải Dương và cơ cẩu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Hải Dương

2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Thành phố Hải Dương được thành lập theo Nghị định số 88-CP ngày 06 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương.

Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía đơng giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đơng nam giáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ. Thành phố Hải Dương nằm cách Thủ đơ Hà Nội 57 km về phía đơng, cách thành phố Hải Phịng 45 km về phía tây. Diện tích thành phố là 7.138,60 ha, với dân số: 253.893 người (2009).

Thành phố Hải Dương hiện có 21 đơn vị hành chính bao gồm 17 phường: Ái Quốc, Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, Ngọc Châu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Tân Bình, Thạch Khơi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, Việt Hòa và 4 xã: An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thượng Đạt.

Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Thành phố Hải Dương hiện là 1 đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội. Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phố Hải Dương sẽ được đầu tư để trở thành một trong 3 đô thị cấp trung tâm vùng

(đô thị cấp 1) và là một trung tâm cơng nghiệp của tồn vùng. Các đơ thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao. Các đơ thị phía Đơng Bắc và phía Bắc như Phủ Lý, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, thành phố Vĩnh Yên, Hưng Yên... sẽ là các đô thị vệ tinh, đảm bảo cho vùng thủ đô phát triển hài hồ.

2.1.2 Cơ cấu tở chức bợ máy Chi cục Thuế thành phố Hải Dương

Bộ máy tổ chức của chi cục thuế thành phố Hải Dương được quy định theo quyết định số 9703/QĐ-CT ngày 25/3/2014 của Cục thuế Hải Dương gồm có:

- Ban lãnh đạo chi cục: 1 Chi cục trưởng , 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.

Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- 11 đội thuế với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau gồm: a) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; c) Đội Thanh tra thuế;

d) Một số Đội Kiểm tra thuế;

đ) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; e) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; f) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; g) Đội Kiểm tra nội bộ;

h) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ; i) Đội Trước bạ và thu khác;

k) Một số Đội thuế liên xã phường.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bợ máy chi cục th́ thành phố Hải Dương PHĨ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội tuyên truyền hỗ trợ và quản lý ấn chỉ Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán, kê khai kế toán thuế và tin học Đội kiểm tra, thanh tra thuế Đội thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội thuế liên phườn g số 1 Đội thuế liên phườn g số 2 Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế PHĨ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC TRƯỞNG Đội hành chính nhân sự tài vụ

2.1.3 Đặc điểm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn chi cục thuế thành phố Hải Dương

Từ khi Luật doanh nghiệp ra đời các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã phát triển rất nhanh nhất là ở các đô thị và các thành phố lớn. Sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đang trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng của đất nước.

BẢNG 1 SỐ LƯỢNG DN QUA CÁC NĂM THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Năm 2012 Năm 2013 Số lượng

DN

Tăng (giảm) Số lượng DNTN

Tăng (giảm) Tuyệt đối Tương đối

(%)

Tuyệt đối Tương đối (%) 3147 15 8,93 3542 395 11,15

Nguồn: Chi cục thuế thành phố Hải Dương Năm 2012, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương là 3147 doanh nghiệp. Trong đó có 1529 doanh nghiệp đang hoạt động, 97 doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp ĐKKD, 64 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 153 doanh nghiệp dừng hoạt động và đã đóng Mã số thuế, 1299 doanh nghiệp ngừng hoạt động chưa đóng MST, 5 doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh.

Năm 2013, tởng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương là 3542 doanh nghiệp. Trong đó có 1789 doanh nghiệp đang hoạt động, 116 doanh nghiệp khơng đủ điều kiện cấp ĐKKD, 82 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 157 doanh nghiệp dừng hoạt động và đã đóng Mã số thuế, 1390 doanh nghiệp ngừng hoạt động chưa đóng MST, 8 doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh.

BẢNG 2 SỐ LƯỢNG DN QUA CÁC NĂM THUỘC SỰ QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Năm 2014 Năm 2015 Số lượng

DN

Tăng (giảm) Số lượng DNTN

Tăng (giảm) Tuyệt đối Tương đối

(%)

Tuyệt đối Tương đối (%) 3879 337 8,69 4346 467 10,75

Nguồn: Chi cục thuế thành phố Hải Dương

Năm 2014, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương là 3879 doanh nghiệp. Trong đó có 2038 doanh nghiệp đang hoạt động, 128 doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp ĐKKD, 92 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 164 doanh nghiệp dừng hoạt động và đã đóng Mã số thuế, 1453 doanh nghiệp ngừng hoạt động chưa đóng MST, 4 doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh.

Năm 2015, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương là 4346 doanh nghiệp. Trong đó có 2461 doanh nghiệp đang hoạt động, 134

doanh nghiệp khơng đủ điều kiện cấp ĐKKD, 99 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 168 doanh nghiệp dừng hoạt động và đã đóng Mã số thuế, 1473 doanh nghiệp ngừng hoạt động chưa đóng MST, 11 doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh.

Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương (tính đến ngày 31/12 hàng năm) Năm Tống số DN quản lý Trong đó DN đang hoạt động có ĐKKD DN không đủ điều kiện cấp ĐKKD DN tạm nghỉ KD có thời hạn DN ngừng hoạt động và đã đóng MST DN ngừng hoạt động chưa đóng MST DN chuyển địa điểm kinh doanh 2012 3147 1529 97 64 153 1299 5 2013 3542 1789 116 82 157 1390 8 2014 3879 2038 128 92 164 1453 4 2015 4346 2461 134 99 168 1473 11

Đơn vị: Doanh nghiệp Các doanh nghiệp ở thành phố Hải Dương chủ yếu là doanh nghiệp quy mơ vừa và nhỏ, tình hình sản x́t kinh doanh tương đối ổn định, tốc độ tăng khá. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường sắp xếp, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho 588.095 lao động, tạo tích lũy và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp đã gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước, tích cực học tập kinh nghiệm quản lý để nâng cao năng lực quản lý và tay nghề cho công nhân.

Loại hình kinh doanh phở biến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại dịch vụ ( TMDV ). Loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực XDCB, chế biến và sản x́t Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp số lượng cịn ít là do ngành này địi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, cơng nghệ hiện đại và cần phải có thị trường nên không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong các doanh nghiệp thành lập cịn nhiều doanh nghiệp chưa có bộ phận kế toán mà chủ yếu là thuê các kế tốn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, hoặc cuối năm th một kế tốn có trình độ dựng nên một Báo cáo tài chính gửi đến cơ quan thuế. Một số doanh nghiệp đã có bộ phận kế tốn chun trách nhưng họ lại chỉ có trình độ trung cấp, sơ cấp chưa hiểu rõ quy trình nộp thuế…

Có trường hợp doanh nghiệp thành lập mà không hoạt động kinh doanh, họ chỉ thành lập doanh nghiệp với mục đích dùng hồ sơ cho các doanh nghiệp khác th để đấu thầu cơng trình.

Tình hình trên đã gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý thu thuế các doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp thường lấy lợi ích của bản thân làm trọng nên tình trạng trốn lậu thuế, kê khai khơng kịp thời, thiếu chính xác diễn ra thường xun.

Vì vậy, cần phải tăng cường quản lý các doanh nghiệp, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tạo ra nhiều hàng hố dịch vụ và giải quyết cơng ăn việc làm cho lao động trong quận, đồng thời tăng nguồn thu cho Ngân sách địa phương.

2.2 Thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố Hải Dương

2.2.1 Về phía Chi cục Thuế thành phố Hải Dương

2.2.1.1 Thực trạng bộ máy quản lý thuế

Thứ nhất, Về nhân sự và chất lượng nhân sự trong bộ máy quản lý thuế

Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Hải Dương trong những năm qua đã được bổ sung về số lượng bảo đảm tốt cho công việc quản lý thu thuế. Đội ngũ cán bộ thuế đã từng bước được chính quy hóa và nâng cao trình độ chun mơn cũng như tác phong làm việc hiện đại, làm hài lòng các ĐTNT giúp cho họ rất thiện cảm khi tiếp xúc giải quyết các vấn đề về thuế. Cán bộ thuế trong thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm của cấp lãnh đạo đơn vị cũng như của các cơ quan nhà nước trong việc được đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Chi cục Thuế thường xuyên tổ chức các đợt đưa cán bộ, cơng chức đi học các khóa nâng cao trình độ lý ḷn tại các trường đại học và cũng thường xuyên tự mở các khóa tập h́n về kỹ năng chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền cho từng cán bộ thuế. Mục tiêu của Chi cục Thuế là mỗi cán bộ thuế đều là một tuyên truyền viên về thuế. với quan điểm rằng, nhận thức và tư tưởng phải đi trước một bước thì kết quả thực hiện quản lý và thu thuế sẽ được nâng cao. Vì khi ấy, ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT đã được nâng cao thông qua việc tuyên truyền giáo dục ban đầu của cơ quan thuế. Nguồn nhân lực của Chi cục Thuế hiện tại là tương đối dồi dào và chất lượng. Sở dĩ có được điều đó là Chi cục Thuế quan tâm đến việc đào tạo nâng cao, đào tạo lại các cán bộ hiện có, và thông qua công tác tuyển chọn mới hàng năm. Chi cục Thuế đặc biệt chú trọng đến đội ngũ công chức

trẻ mới được tuyển dụng vì họ được đào tạo cơ bản vững vàng từ các trường đại học chun ngành có uy tín, có sức trẻ và nhiệt huyết cống hiến.

Theo yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ hội nhập, yếu tố nhân lực là yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, Ḷt Quản lý thuế đã dành khoản 2 điều 18 để quy định về tiêu chuẩn của công chức thuế: “được tuyển dụng, đào tạo và sử

dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, cơng chức; có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tụy, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân cơng cơng tác; có trình độ chun mơn, nghiệp vụ; kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế”.

Đến nay, Cán bộ thuế ở Chi cục Thuế thành phố Hải Dương về cơ bản đã được chính quy hóa. Trình độ chun mơn có thể đáp ứng được các nhiệm vụ quản lý thu thuế trong tình hình hiện tại.

Thứ hai, về phân cấp tổ chức bộ máy quản lý thuế

Căn cứ quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tở chức của Tởng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Căn cứ quyết định số 49/2007/QĐ- BTC ngày 15/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Theo quyết định số 9703/QĐ-CT ngày 25/3/2014 của Cục Thuế, thì bộ máy của Chi cục Thuế thành phố Hải Dương đã được tổ chức lại cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại Chi cục Thuế thành phố Hải Dương, cơ cấu bộ máy của chi cục bao gồm: Ban lãnh đạo chi cục gồm 05 đồng chí (01 đồng chí Chi cục trưởng và 04 đồng chí Phó Chi

cục trưởng) và 11 đội thuế trong đó có 10 đội chun mơn và 01 đội thuế liên phường.

2.2.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ quản lý

Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế bảo đảm nguồn lực tài chính cho quản lý và phát triển đất nước, Chi cục Thuế thành phố Hải Dương đã được trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất cùng các máy móc thiết bị tiên tiến.

Trụ sở làm việc của Chi Cục thuế đã được sửa chữa khang trang hơn nhiều. Hệ thống máy vi tính, các thiết bị quản lý khác được mua sắm mới đáp ứng tốt yêu cầu quản lý. So với các ngành quản lý khác thì ngành Thuế được quan tâm hơn rất nhiều nhưng đây là sự đầu tư có trọng điểm và chọn lọc của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nước ta nói chung để đáp ứng được u cầu quản lý thuế khi hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.1.3 Thực trạng lập dự toán thuế TNDN

Việc lập dự tốn thuế TNDN được thực hiện cùng với cơng tác lập dự toán thuế của Chi cục thuế thành phố Hải Dương theo quy trình như sau: Hàng năm, sau khi nhận số kiểm tra từ Cục thuế Hải Dương, Chi cục thuế thành phố đã giao nhiệm vụ cho Đội nghiệp vụ tuyên truyền xây dựng dự toán thuế cho năm tiếp theo dựa trên những căn cứ đó là: Chỉ thị của Thủ tuớng Chính phủ và của UBND tỉnh Hải Dương về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự tốn NSNN năm tiếp theo; thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về xây dựng dự tốn NSNN; cơng văn của Tởng cục thuế và Cục thuế Hải Dương về hướng dẫn xây dựng dự toán thuế; mục tiêu chủ yếu của địa phương theo Nghị quyết của đại hội Đảng bộ thành phố hàng năm đưa ra những đánh giá thực tế về tình hình kinh tế xã hội trong năm trước; tình hình thực hiện dự tốn thuế năm trước và tình hình tài chính của các DNTN

thuộc phạm vi Chi cục quản lý; mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế và thu NSNN của năm tiếp theo. Dự toán thuế do Chi cục thuế xây dựng được gửi cho Cục thuế tỉnh, UBND huyện, phịng Tài chính - kế hoạch. Hiện nay, Cục thuế tỉnh yêu cầu các Chi cục thuế xây dựng dự toán dựa vào các căn cứ như trên và khơng được thấp hơn dự tốn năm trước theo một tỷ lệ phần trăm tùy từng năm. Đây là cách tính đơn giản, dễ so sánh, song lại gây nhiều áp lực

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 53 - 78)