Trong nền kinh tế thị trường, thuế là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Trong trường hợp có lạm phát do cầu kéo thì việc tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ là một giải pháp lập lại sự cân đối cung cầu, ổn định giá cả. Nếu là lạm phát do chi phí đẩy thì giảm thuế đầu vào sẽ kích thích tăng cung tạo sự cân bằng cung – cầu.
Nhà nước có thể sử dụng thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp. Trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, thất nghiệp tăng, Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những ưu đãi về thuế để kích thích
tiêu dùng và đầu tư mở rộng sản xuất, đồng thời mở rộng các khoản chi tiêu để tăng tổng cầu và việc làm, từ đó có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Ngược lại trong nền kinh tế q nóng, chính phủ có thể tăng thêm thuế để thu hẹp đầu tư, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định.
Thông qua sự ưu đãi và những định hướng rõ ràng khi xây dựng chính sách thuế cũng như chính sách chi tiêu sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Mặt khác, thơng qua thuế, chính phủ sẽ thực hiện được phân phối lại của cải xã hội thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội.
Như vậy, cùng với chính sách tiền tệ, chính phủ có thể sử dụng thuế như một cơng cụ đắc lực để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để thuế thực sự là một cơng cụ có hiệu quả thì cần phải có một chính sách quản lý phù hợp.
Thuế TNDN là một công cụ đắc lực để Nhà nước điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thơng qua chính sách miễn giảm thuế cho các cơ sở kinh doanh mới thành lập trong một thời gian nhất định sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Mặt khác, thơng qua cơng tác hồn thuế TNDN, khấu trừ chi phí hợp lý, ban hành các thuế suất ưu đãi… Nhà nước đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo một cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành và theo địa bàn. Cũng thơng qua chính sách này Nhà nước đã định hướng đúng đắn sự phát triển của các DNTN theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
Mặt khác loại hình DNTN thường hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động phong phú, đa dạng. Nhưng ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là luật thuế của các DNTN rất kém. Nhiều doanh nghiệp cố tình làm trái pháp luật để tư lợi cho riêng mình bằng nhiều thủ đoạn.