Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 96 - 104)

- Thứ năm, thực hiện tốt công tác quản lý thu nợ thuế

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế

Với vai trò làm đại diện cho Nhà nước, làm cầu nối giữa Nhà nước và NNT. Mối quan hệ giữa cán bộ thuế và người nộp thuế là mối quan hệ diễn ra trong lĩnh vực thuế, giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế theo pháp luật. Cán bộ làm cơng tác quản lý thuế phải là những người có năng lực thật sự, được đào tạo chính quy và đáp ứng các yêu cầu:

- Về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.

Cán bộ thuế thực hiện nhiệm vụ được giao để hoàn thành nhiệm vụ chung của Đội, để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ này cán bộ thuế cần:

+ Nắm vững các kiến thức về tổ chức ngành và phân cấp quản lý của ngành.

+ Nắm vững các kiến thức thuế nói chung và từng sắc thuế nói riêng.

+ Quy trình, thủ tục đăng ký, kê khai, tính thuế và nộp thuế, các quy định và quy trình sử dụng biên lai, ấn chi thuế.

+ Có hiểu biết về kiến thức kế tốn áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt các nghiệp vụ kế tốn có liên quan đến thuế.

+ Các kiến thức cơ bản về kinh tế tài chính và pháp ḷt có liên quan.

+ Các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Một số kiến thức khác:

+ Biết sử dụng thành thạo các phương tiện làm việc hiện đại như máy vi tính...

+ Có trình độ ngoại ngữ tốt để nghiên cứu các tài liệu và giao tiếp với NNT là người nước ngoài.

Để đáp ứng u cầu về chun mơn nghiệp vụ thì cán bộ thuế phải được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống. Muốn vậy, cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

Một là, ngành thuế cần phối hợp chặt chẽ hơn với ngành giáo dục, đặc

biệt là bậc đại học, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành thuế trong tương lai.

Hai là, chú trọng hơn đến công tác tuyển dụng đầu vào

Ba là, nên tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ qua các khóa đào tạo cán bộ

Cụ thể là thường xuyên mở lớp đào tạo, cập nhật kiến thực chuyên nghành thuế còn phải mở các lớp cập nhật kiến thức liên ngành cho cán bộ thuế như các kiến thức về lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, lĩnh vực công nghệ thông tin..Tiến tới đào tạo theo hướng chun mơn hóa từng lĩnh vực cụ thể. Chi cục thuế cần có kế hoạch đào tạo phở cập trình độ sử dụng, khai thác cơng cụ máy tính ở mức độ thành thạo một cách có chất lượng. Cần xây dựng được đội ngũ cán bộ tin học đủ mạnh, đảm bảo về chất lượng cũng như về số lượng thì mới đủ khả năng điều khiển, vận hành hệ thống tin học lớn.

Ba là, cần xây dựng thang điểm, chuẩn mực để đánh giá năng lực cán

bộ, giúp cho cán bộ có được mục tiêu để phấn đấu, vươn lên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cơng tác hỗ trợ.

3.2.6 Hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu thuế. Cụ thể:

- Đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính hiện đại.

Hệ thống máy tính ở Chi cục thuế hiện nay đã lỗi thời, nhiều máy đã cũ, tốc độ xử lý chậm. Vì vậy, Chi cục thuế cần trang bị lại hệ thống máy tính

mới để phục vụ tốt cho cơng tác quản lý. Hệ thống máy tính này phải được ch̉n hố về quy trình xử lý, các khn dạng, mẫu biểu của các loại báo cáo, sở sách,...Các quy trình này phải cụ thể, rõ ràng và được áp dụng thống nhất trong toàn ngành. Cần xây dựng những quy trình xử lý thơng tin mới khi có các thay đổi về hoạt động nghiệp vụ như Thuế thu nhập cá nhân, tự khai tự tính thuế...để quy định rõ ràng chức năng của từng bộ phận gửi, nhân tin.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ với Tin học.

Các cán bộ tin học thường có xu hướng nhìn sự vật hiện tượng theo quan điểm kỹ thuật thuần tuý, trong khi cán bộ nghiệp vụ ít có kinh nghiệm mơ tả được chính xác mình cần gì và cung cấp gì cho phía tin học. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các bên.

-Xây dựng một kho cơ sở dữ liệu chung để sử dụng cho toàn ngành khai thác và phối hợp cơ quan liên quan như Hải quan, sở tài chính, Cơng an... để có thơng tin đầy đủ hơn nhằm tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.

3.2.7 Tăng cường cơng tác tun trùn, hỗ trợ chính sách thuế, luật thuế - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế cần phải làm cho ĐTNN hiểu được chính sách thuế của nhà nước, tự giác thực hiện đóng thuế cho Nhà nước và xem đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài trùn hình, các báo đài địa phương, tạp chí, bản tin chuyên ngành để tuyên truyền hướng dẫn kịp thời các chính sách, chế độ mới để NNT có thể nắm bắt được một cách thấu đáo và kịp thời. Công tác đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, giúp các DN phần nào giải đáp được những thắc mắc, hiểu rõ hơn luật thuế cũng như để thống nhất phương pháp làm việc giữa hai bên, nghe và phản hồi ý kiến của các doanh nghiệp về chế độ, chính sách,… để có căn cứ thực tế nhằm hồn thiện chính sách chế độ thuế.

- Thực hiện phân loại người nộp thuế để có cơ chế tuyên truyền, hỗ trợ, đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh xã hội hố cơng tác hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý và các điều kiện khác để mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống đại lý thuế. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt cơ chế “Một cửa” tại bộ phận hỗ trợ NNT của cơ quan thuế.

3.2.8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Đây là cơng tác chiếm vị trí quan trọng trong quản lý thuế, là cơng tác nhằm đảm bảo chính xác số thuế phải nộp, đảm bảo việc thi hành các quy định, việc thực hiện các quy trình của ngành, phát hiện kịp thời những hành vi gian lận trong q trình quyết tốn thuế, q trình tính chi phí, ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế… Để đảm bảo cho công tác thanh tra kiểm tra có hiệu quả, có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, điều quan trọng là

khơng ngừng nâng cáo trình độ chun mơn cho các cán bộ thuế, đặc biệt là cán bộ thanh tra, mỗi cán bộ thuế phải thường xuyên trau dồi kiến thức về lĩnh vực quản lý của mình, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, của các đồng nghiệp để hồn thành tốt cơng việc mình phụ trách. Đồng thời, phân cơng phân nhiệm cán bộ quản lý theo các mảng, từng lĩnh vực SXKD của đơn vị để có thể nắm bắt và tìm ra được những sai phạm trong quá trình hoạt động, giúp DN có thể cải thiện cơng tác quản lý tại đơn vị cũng như nâng cao các nghiệp vụ chun mơn. Do đó, nâng cao nghiệp vụ, đào tạo chuyên mơn cho đội ngũ cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra kiểm tra nói riêng là một yêu cầu tất yếu.

Cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hợp lý, xây dựng nội dung thanh tra kiểm tra cụ thể với từng doanh nghiệp, có kế hoạch thanh tra theo định kỳ hoặc đột x́t, khơng nhất thiết khi tìm thấy dấu hiệu sai phạm mới tiến hành thanh tra kiểm tra. Có như vậy, công tác thanh tra kiểm tra mới thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng liên quan (công an, cơ quan quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước,...) kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm lợi dụng chính sách pháp luật để trốn thuế, tránh thuế. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra để phê phán các hành vi cố tình gian lận, trốn lậu thuế nhằm giáo dục, răn đe và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

3.2.9 Giải pháp khác

Thứ nhất, Kịp thời biểu dương, khen thưởng các ĐTNT chấp hành tốt pháp luật thuế, có số thu lớn; các cá nhân đã cung cấp thông tin giúp cán bộ thuế phát hiện các trường hợp vi phạm; các cơ quan liên quan đã tích cực phối

hợp với cơ quan thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật thuế được tốt hơn.

Thứ hai, Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời:

Đối với nội bộ ngành thuế, Chi cục cần thực hiện các quy trình quản lý, biện pháp nghiệp vụ theo hướng vừa đề cao chức trách của cán bộ trong việc kiểm tra, kiểm soát, vừa khơi dậy năng lực năng động, sáng tạo trong bản thân mỗi cơng chức. Ngồi ra, với những cán bộ có thành tích tốt, Chi cục sẽ có hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời, nhằm thúc đẩy họ vươn lên phấn đấu quản lý thuế TNDN nói riêng và quản lý thuế nói chung ngày càng tốt hơn. Đồng thời cũng xử lý nghiêm minh những cán bộ thuế vi phạm kỷ luật của ngành làm trong sạch đội ngũ.

Đối với các DN, định kỳ tổ chức chấm điểm, gặp mặt động viên, biểu dương các DN có thành tích x́t sắc trong hoạt động SXKD và chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế. Song song với đó là những chế tài xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình thực hiện sai chính sách, chế độ.

KẾT LUẬN

Quản lý thu thuế từ trước đến nay ln chứa đựng rất nhiều khó khăn, phức tạp, và có liên quan đến lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội. Đặc biệt đối với thuế TNDN tuy không tác động trực tiếp như thuế TNCN đến NNT, nhưng lại là yếu tố tác động làm giảm lợi nhuận của DN. Giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động 2012-2015, các DN chịu nhiều bất lợi từ thị truờng thế giới do giá các loại nguyên, vật liệu đều tăng trực tiếp làm giảm doanh thu của DN, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu thuế TNDN vào NSNN. Tuy vậy, quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Hải Dương đã thu được một số kết quả khả quan, đáng khích lệ. Kết quả này bắt nguồn từ nhiều nhân tố: trước hết là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng cục thuế, Cục thuế Hải Dương, của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương, cùng sự phối hợp hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan; tiếp đến là tinh thần tự giác chấp hành luật thuế của các DN trên địa bàn. Ngoài ra, một nhân tố quan trọng nữa là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các cán bộ công chức trong Chi cục Thuế thành phố Hải Dương để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác quản lý thu thuế TNDN còn tồn tại một số hạn chế cần sớm khắc phục. Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp này em đã đề cập đến một số vấn đề đáng lưu ý sau:

- Phân tích, luận giải và hệ thống được một số vấn đề có tính lý ḷn về thuế TNDN

- Trên cơ sở lý luận, luận văn đã đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình thực hiện quản lý thu thuế TNDN đối với DN trên địa bàn thành phố Hải

Dương bao gồm việc lập dự tốn thuế TNDN; quy trình đăng ký, kê khai thuế; thu nộp thuế; kiểm tra thuế... Đã khẳng định được những kết quả thu được, đồng thời cũng chỉ ra được những bất cập, tồn tại cần giải quyết để nâng cao vai trò của thuế TNDN.

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp đồng bộ xuất phát từ nội dung quản lý thuế TNDN, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Chi cục thuế thành phố Hải Dương trong việc quản lý thu thuế TNDN.

Qua bài viết này, em hy vọng rằng những vấn đề trình bày trong bài có thể góp phần giải quyết phần nào yêu cầu của thực tế hiện nay tại Chi cục. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp của các thầy cô giáo và các anh chị trong Chi cục để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài cùng toàn thể các cán bộ Đội Kê khai- Kế toán thuế và Tin Học, Chi cục thuế thành phố Hải Dương đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)