Tăng cường quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 91 - 93)

Để thực hiện có hiệu quả hơn cơng tác quản lý các căn cứ tính thuế TNDN, cơ quan thuế cần thực hiện song song các biện pháp sau:

- Về quản lý doanh thu tính thuế và thu nhập khác

Có thể nói bài tốn kiểm sốt doanh thu của các DN là không hề dễ dàng đưa ra lời giải, làm sao có thể xác định đầy đủ, chính xác doanh thu và thu nhập khác của các DN khơng chỉ có sự vào cuộc của cơ quan thuế mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên. Biện pháp trước mắt mà Chi cục thuế phải thực hiện để quản lý doanh thu, thu nhập khác của các DN đó là: Cần kiểm tra xem hố đơn bán hàng có hợp pháp và liên tục hay khơng; đối chiếu hố đơn bán hàng, các hợp đồng kinh tế với số liệu trờn cỏc sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết các tài khoản liên quan để xem các DN có phản ánh đầy đủ và hạch toán đúng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hay không. Đặc biệt là đối với các trường hợp các DN sản x́t sản phẩm, hàng hố để đởi hàng, trả hàng, trả lương, đem biếu hoặc xuất bán thu tiền mặt khơng hạch tốn vào doanh thu… nhằm trốn thuế. Khi kiểm tra cần tuân thủ các nguyên tắc ghi nhận doanh thu và kiểm tra đối chiếu lượng hàng hố. Sau đó so sánh lợi nḥn gộp của đơn vị theo từng ngành nghề kinh doanh chính để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với các cơ sở kinh doanh ít sử dụng hố đơn bao gồm: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ xơng hơi massage… Do tính chất đặc thù của ngành nghề là rất khó quản lý nên hiện tượng thất thu thuế thường xuyên xảy ra. Chi cục thuế nên lập sở theo dõi tình hình biến động doanh thu chi tiết cho từng ĐTNT một cách có hệ thống. Từ đó nắm bắt kịp thời, chính xác những bất thường xảy ra để có những giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Cũng liên quan tới vấn đề hoá đơn, chứng từ cần lưu ý tới việc tăng cường tuyên truyền,

hướng dẫn việc sử dụng hố đơn, chứng từ cho các DN. Cơng việc này phải được tiến hành ngay khi các DN thực hiện đăng ký nộp thuế, mua hoá đơn lần đầu và trong suốt cả quá trình hoạt động của DN, nhất là khi có sự thay đởi, bở sung của chính sách thuế hay sự thay đởi về chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ. Thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục bán hóa đơn, chứng từ, nhất là đối với các đối tượng lần đầu mua hố đơn. Trong q trình kiểm tra tờ khai và các bảng kê, hố đơn hàng hoá mua vào, bán ra của các DN, Chi cục thuế cũng cần phải chú trọng đến việc sử dụng hoá đơn, chứng từ của các ĐTNT, đặc biệt là các DN đó có biểu hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu nghi vấn. Phối hợp với các cơ quan liên quan, đối chiếu với các nguồn tin đã nắm bắt được giữa các DN, DN và khách hàng, Ngân hàng, Kho bạc… nhằm phát hiện các trường hợp sai sót, vi phạm.

- Về quản lý chi phi hợp lý được trừ

Bằng việc ghi tăng chi phí của mình, các DN đã làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN, từ đó làm giảm số thuế TNDN phải nộp, Chi cục thuế cần thực hiện đồng thời các biện pháp:

Xem xét, so sánh, đối chiếu các quy định trong chính sách thuế và chính sách về kế tốn, tài chính doanh nghiệp khi xác định các chi phí hợp lý. Từ đó, hướng dẫn cụ thể cho các DN, nhất là trong quá trình thực hiện cơ chế tự tính, tự kê khai và nộp thuế hiện nay.

Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra trên cơ sở hoạt động SXKD thực tế và các hồ sơ quyết toán thuế TNDN của các DN. Các trường hợp nghi vấn về kê khai, xây dựng và xác định định mức chi phí cán bộ thuế cần phải yêu cầu giải trình cụ thể. Cán bộ quản lý cần có sự theo dõi, phân loại ĐTNT để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo, lập kế hoạch thanh, kiểm tra tại DN nhằm

phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót, vi phạm trong việc kê khai, tính thuế của các DN. Trong thời gian tới, cần coi trọng hơn nữa công tác kiểm tra tại cơ quan thuế và tiến hành áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong lựa chọn đối tượng thanh, kiểm tra... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN đối với các DN nói riêng và cơng tác quản lý thuế nói chung.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, các đơn vị có quan hệ kinh doanh với DN để đối chiếu, so sánh các hóa đơn, chứng từ nhằm phát hiện kịp thời các sai sót trong quyết tốn thuế. Đồng thời, phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế của các DN.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 91 - 93)