Cơ cấu dư nợ của MB Phùng Hưng giai đoạn 2018 – 2020

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phòng giao dịch phùng hưng (Trang 37)

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Doanh số Mức tăng so với 2017 Doanh số Mức tăng so với 2018 Doanh số Mức tăng so với 2019 Tổng dư nợ 2.016 316 2.754 738.9 3.415 660.1

Phân theo thành phần kinh tế Dư nợ của TCKT 1.152 212 1.585 433 2.139 554 Dư nợ tín dụng thể nhân 510 24 657 147 868 211 Dư nợ SMEs 354 80 512 158 407 -105

Phân theo kỳ hạn

Nợ ngắn hạn 1.475 280 2.079 604 2.650 571

Nợ trung -

dài hạn 541 36 675 134 765 90

Phân theo loại tiền vay

Nội tệ 1.493 295 2.203 710 2.960 757

Ngoại tệ 523 21 551 28 455 -96

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của chi nhánh giai đoạn 2018 – 2020 )

Quy mô dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng đặc biệt là 2 năm gần đây khi năm 2019 dư nợ cuối kỳ đạt 2.754 tỷ đồng và ở năm 2020 là 3.415 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với khách hàng là TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên cả về doanh số và tỷ trọng, tỷ lệ dư nợ tín dụng

đối với khách hàng là thể nhân tăng dần qua các năm. Đến 31/12/2020 đạt 868 tỷ đồng chiếm 25.4% tổng dư nợ của tồn chi nhánh. Tỷ lệ tín dụng ngắn hạn tăng trưởng khá ổn định qua các năm.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh tăng mạnh qua các năm, tổng doanh số thanh tốn XNK tính đến 31/12/2020 đạt xấp xỉ 326 triệu USD. Tổng doanh số chuyển tiền đến cá nhân của Chi nhánh năm 2020 là 18.4 triệu USD. Chất lượng cơng tác thanh tốn của MB Phùng Hưng được nâng cao, mạng lưới thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng.

Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Hoạt động này đang từng bước được củng cố và mở rộng theo mục tiêu quản lý và kinh doanh của phòng giao dịch trong từng giai đoạn.Tổng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ cả năm 2020 là 6 tỷ đồng, tăng 43% so với cuối năm 2019.

Sản phẩm dịch vụ thẻ: Hoạt động phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ đều tăng trưởng tốt so với các năm trước. Năm 2020 thu dịch vụ thẻ đạt 8.9 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019.

2.2. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội- PGD Phùng Hưng Quân Đội- PGD Phùng Hưng

2.2.1. Quy trình thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội- PGD Phùng Hưng Đội- PGD Phùng Hưng

Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội PGD Phùng Hưng được tuân theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn,

cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp các hồ sơ, thông tin cần thiết về bản thân khách hàng và về dự án.

Bước 2: Thẩm định sơ bộ: Khi nhận được hồ sơ và các thơng tin đầy đủ

phó phịng tín dụng xem xét, sau đó trưởng phó phịng sẽ giao hồ sơ cho nhóm các cán bộ để thẩm định khách hàng và dự án cho vay.

Bước 3: Thẩm định chi tiết: Sau khi nhận được những hồ sơ vay vốn của

khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thực hiện thẩm định chi tiết. Trong quá trình thẩm định nếu trong hồ sơ phát sinh những giấy tờ cịn thiếu, cán bộ tín dụng có thể đề nghị bổ sung thêm.

Bước 4: Lập báo cáo thẩm định: CBTĐ tiến hành thẩm định chi tiết về khoản vay theo quy định, lập báo cáo thẩm định, đưa ra ý kiến cụ thể của mình trong báo cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về ý kiến đó. Trong trường hợp khoản vay được đánh giá là có thể cho vay thì CBTĐ phải đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay, các điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án trả nợ và các điều kiện khác có liên quan. Trong trường hợp khơng cho vay thì phải nêu rõ lý do vì sau khơng cho vay.

Bước 5: Kiểm tra, kiểm sốt: Trưởng phịng thẩm định kiểm tra tính hợp

lệ, hợp pháp, tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về ý kiến của mình.

Bước 6: Báo cáo lên ban giám đốc và thông báo cho khách hàng: Sau khi

báo cáo thẩm định được Giám đốc và Phó giám đốc của chi nhánh phê duyệt, phịng thẩm định lập một báo cáo thẩm định cho phịng tín dụng để hồn tất các thủ tục cịn lại, trình lãnh đạo nơi trực tiếp cho vay quyết định kèm theo báo cáo thẩm định lên ngân hàng cấp trên nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền phán quyết cho vay của chi nhánh. Đồng thời thông báo kết quả thẩm định cho khách hàng.

Bước 7: Lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi: Một hoặc một nhóm CBTĐ sẽ được

Bảng 2.3: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án vay vốn Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin

Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn

Kết quả của mỗi giai đoạn Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Khách hàng đi vay cung cấp thông tin Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau Thẩm định dự án Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang. Các thơng tin bổ sung từ phịng vay hồ sơ lưu trữ,... - Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phí tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện.

Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay

Quyết định đầu tư

Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định Các thông tin bổ sung

Quyết định cho vay hoặc từ chồi cho vay dựa vào kết quả thẩm định

Quyểt định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả thẩm định Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng cho vay, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác

2.2.2: Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội- PGD Phùng Hưng cổ phần Quân Đội- PGD Phùng Hưng

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cùng với điều lệ hoạt động của ngân hang, các dự án của ngân hàng TMCP Quân Đội sử dụng nguồn vốn tự có và huy động hợp pháp từ các kênh của ngân hàng thì ngân hàng đều tự thẩm định. Mỗi dự án đầu tư ngân hàng thành lập một tổ thẩm định bao gồm nhân sự chính là các trưởng phòng ban và các cán bộ hỗ trợ cần thiết gắn với đặc thù của dự án.

2.2.2.1: Thẩm định khách hàng vay vốn tại ngân hàng TMCP Quân Đội- PGD Phùng Hưng

➢ Các thông tin về doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ pháp lý: Điều lệ doanh nghiệp, biên bản họp nội bộ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất. Bảng tổng kết tài sản.

Tài liệu về dự án bao gồm: Bản thuyết minh dự án đầu tư.

Các hợp đồng về đấu thầu, hợp đồng giao đất, thuê đất, hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản và các hợp đồng kinh tế khác có liên quan.

Các thuyết minh về cấp quyền sử dụng đất, khai thác tài nguyên, giấy phép xây dựng, giấy phép về bảo đảm an ninh, phịng chống cháy nổ, mơi trường và các văn kiện khác.

➢ Phân tích tài chính khách hàng: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính khách hàng như:

Chỉ tiêu thanh khoản Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu về cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn ➢ Thông tin từ Internet:

Các số liệu thống kê về thị trường, giá cả sản phẩm, tình hình sản xuất, tốc độ tăng trưởng của ngành được cán bộ thẩm định khai thác qua Internet.

Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng tham khảo trên Internet các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trên các trang chủ của các Bộ, Ngành liên quan đến dự án.

➢ Thông tin do cán bộ thẩm định tự khai thác từ các nguồn khác:

Thông tin về doanh nghiệp tư Trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tin từ bạn hàng của doanh nghiệp.

Thơng tin từ các phịng nghiệp vụ khác trong ngân hàng, ngân hàng khác hay từ các mối quan hệ của cán bộ thẩm định.

2.2.2.2: Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP Quân Đội- PGD Phùng Hưng

➢ Thẩm định về cơ sở pháp lý

Thẩm định hồ sơ pháp lý của khách hàng:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra, xem xét tài liệu, văn kiện trong hồ sơ để kiểm tra tính hợp pháp, mức độ đầy đủ và trung thực của các văn bản này. Các tài liệu cần có trong hồ sơ pháp lý của khách hàng vay vốn đã được đề cập trong phần các căn cứ thẩm định. Phương pháp thẩm định được sử dụng trong khâu thẩm định này là phương pháp thẩm định đưa vào so sánh đối chiếu, cụ thể là so sánh đối chiếu với các văn bản có trong hồ sơ pháp lý doanh nghiệp do khách hàng cung cấp, với các căn cứ pháp lý như quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng quân đội, Luật doanh nghiệp,...để kiểm tra xem doanh nghiệp cần bổ sung những văn bản nào, các tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp có đúng với quy định của Nhà

nước khồng, có đúng với thực tế khồng. Tất cả các sự kiện mang tính pháp lý của doanh nghiệp đều phải được văn bản hóa. Đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, cán bộ thẩm định kiểm tra giấy ủy quyền bàng vãn bản của công ty mẹ.

Cán bộ thẩm định đánh giá tình hĩnh tài chính của doanh nghiệp vay vốn dựa vào các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp. Nội dung hồ sơ tài chính của doanh nghiệp được nêu trong mục căn cứ thẩm định. Trong khâu này, cán bộ thẩm định kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ và yêu cầu khách hàng bổ sung những tài liệu còn thiếu. Cán bộ thẩm định sử dụng kiến thức chun mơn của mình tính tốn các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chỉnh của doanh nghiệp, từ đó so sánh với các chỉ tiêu của doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh với chỉ tiêu bình qn ngành và của tồn nền kinh tế. Các chỉ tiêu được sử dụng tại ngân hàng quân đội để phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán hiện hành. Khả năng thanh tốn nhanh. Khả năng thanh tốn tức thời. Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu xuất sử dụng tài sản cố định Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ

Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bĩnh quân Vốn lưu động rịng:

Dựa vào số liệu trong báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp đã được tính tốn, cán bộ thẩm định đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hĩnh tài chính của doanh nghiệp. Tĩnh hĩnh tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố sau:

Quy mô tổng tài sản Cơ cấu tài sản

Khả năng thanh tốn Nhóm chỉ tiêu hoạt động Khả năng tự tài trợ

Như vậy, khi tiến hành thẩm định nội dung khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Quân đội thường sử dụng phương pháp so sánh , đổi chiếu. Các chỉ tiêu được tính tốn rồi so sánh với các chỉ tiêu của doanh nghiệp khác cùng ngành; so sánh với chỉ tiêu bình qn ngành và của tồn nền kinh tế.

➢ Thẩm định khía cạnh kinh tế dự án

Đánh giá mục tiêu đầu tư và nội dung sơ bộ dự án: Mục tiêu đầu tư dự án:

Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra của dư án, phương án tiêu thụ sản phẩm

Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cầu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi cơng và dự phịng phí, vốn cố định và vốn lưu động) ; phương án nguồn vốn đề thực hiện

dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết...

Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trị rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này. Nội dung chính cần xem xét:

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án:

Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án. Định dạng sản phẩm của dự án.

Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tĩnh hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.

Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hằng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác cùng cơng dụng.Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính họp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:

Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn này. Sự họp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.

Sự họp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh

tranh của sản phẩm dự án, CBTĐ phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án sau khi đi vào hoạt động theo các tiêu chí sau:

Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hằng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.

Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính tốn, đánh giá hiệu quả tài chính dự án.

➢ Thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án Về địa điểm xây dựng

Cán bộ thẩm định sự dụng hiểu biết và kinh nghiệm của mình đồng thời so sánh với những văn bản hướng dẫn đầu tư, giấy phép xây dựng... để thẩm định những nội dung sau:

Địa điểm xây dựng có thuận lợi về mặt giao thồng hay khồng, có gần các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay khồng, có nằm trong quy hoạch khồng.

Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phòng giao dịch phùng hưng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)