Những mặt hạn chế của công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phòng giao dịch phùng hưng (Trang 74 - 76)

2.4. Đánh giá về công tác thẩm định dự án đầu tư

2.4.2. Những mặt hạn chế của công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân

ngân hàng TMCP Quân Đội- PGD Phùng Hưng

2.4.2.1. Về phương pháp thấm định

Các phương pháp mà cán bộ thẩm định sử dụng là các phương pháp cơ bản trong thẩm định dự án đầu tư. Tuy nhiên các phương pháp này chưa được áp dụng triệt để. Do vậy nhiều nội dung của dự án chưa được đánh giá chính xác. Phương pháp thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy đã được áp dụng nhưng chưa đầy đủ đặc biệt là với những dự án nhỏ và việc áp dụng phương pháp này gặp nhiều khó khăn do áp lực công việc, hồ sơ gấp gáp nên công tác thẩm định chưa được đồng đều, nhân lực trẻ tuy có trình độ kiến thức chun mơn tốt nhưng kinh nghiệm còn chưa nhiều. Phương pháp dự báo được vận dụng trong trong phân tích khía cạnh thị trường sản phẩm dự án song còn sơ sài, mới chỉ dựa trên số liệu sẵn có của Bộ, Ngành, Tổng cơng ty...

Nhiều dự án có tính chất kỳ thuật phức tạp, địi hỏi chun mơn sâu về lĩnh vực dự án nhưng phương pháp đòi hỏi ý kiên chuyên gia và cơ quan tư vấn gần như chưa được cán bộ thẩm định ở đây áp dụng.

2.4.2.2. Về nội dung thẩm định

Trong quá trình thẩm định dự án, nội dung thẩm định kỹ thuật chưa được phân tích đánh giá chi tiết, chỉ xem xét các yếu tố kỹ thuật dựa vào các báo cáo phân tích kỹ thuật do khách hàng cung cấp. Các báo cáo này thường thiếu tính khách quan do doanh nghiệp phân tích theo hướng có lợi để được vay vốn. Ngay cả khi bên khách hàng có sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn kỹ thuật thì các

kết quả phân tích cũng khơng có hiệu quả nếu bên tư vấn thơng đồng với khách hàng trong việc phân tích.

Một số nội dung thẩm định chưa được cán bộ thẩm định phân tích đẩy đủ như: thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định khía cạnh tổ chức, thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội. Đặc điểm của ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên mối quan tâm hàng đầu là tính an tồn và tính sinh lợi của dư án. Do vậy khía cạnh kinh tế xã hội thường ít được ngân hàng nói chung chú trọng phân tích chú ý.

Trong q trình thẩm định dự án, các yếu tố rủi ro và các biện pháp khắc phục rủi ro chưa được phân tích triệt để. Việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính nhiều trường hợp cịn mang tính hình thức, thiếu cơ sở tin cậy do khơng có tiêu chuẩn, định mức để so sánh. Hệ thống văn bản quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn của Ngân hàng vẫn trong q trình xây dựng và hồn thiện. Đội ngũ cán bộ thẩm định còn tương đối trẻ nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm, khó so sánh với các dự án tương tự. Điều này chứng tỏ việc xây dựng và ban hành một hệ thống quy chuẩn trở nên rất cấp bách và thực sự cần thiết.

2.4.2.3. Phương tiện thẩm định và thu thập xử lý thông tin

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng, các dự án có quy mơ lớn xin vay tại Ngân hàng cũng ngày càng nhiều. Dự án càng lớn, nhu cầu vay vốn càng lớn thì cũng đồng thời với nó là mức độ phức tạp khi tiến hành thẩm định cũng càng cao. Tuy nhiên phương tiện thẩm định phục vụ cho cán bộ thẩm định và công tác thẩm định tại Ngân hàng vẫn chưa được đầy đủ và hiện đại.

Nhìn chung các văn bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Quân đội chưa đầy đủ, chi tiết, nhiều nội dung mới chỉ có quy định chung chung, khơng rõ ràng, chi tiết. Các chỉ tiêu, các định mức trong thẩm định dùng để so sánh, đối chiếu chưa được áp dụng đồng bộ, thống nhất trong tồn hệ thống.

Cơng tác thu thập và xử lý thơng tin làm cơ sở cho q trình thẩm định còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng thẩm định, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Thông tin về khách hàng vay vốn và dự án đầu tư chưa đủ độ tin cậy.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội phòng giao dịch phùng hưng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)