1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp
1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận: nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Ngược lại, đối với tàn sản của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại tài sản có thời gian chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm, được gọi là tài sản ngắn hạn(tài sản lưu động). Tài sản cố định và đầu tư dài hạn được gọi là tài sản dài hạn, vì nó có thời gian hồn vốn lớn hơn 1 năm.
Để hình thành nên hai loại tài sản này, có hai nguồn vốn: nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Ngược lại, các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới một năm được gọi là nguồn vốn ngắn hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần cịn lại và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Khi đó chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn được gọi là
nguồn vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an tồn hay rủi ro tài chính của
doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên. Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi là vốn lưu động thuần – NWC) được thực hiện như sau:
+ NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Ý nghĩa chỉ tiêu này là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn.
Qua cách xác định trên, ta có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Trường hợp 1: Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn.
Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xun tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Trường hợp 2: Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì
nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vịng vốn nhanh.
Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay
nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị bằng khơng. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ những TSCĐ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng khơng tạo ra được tính ổn định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vịng vốn chậm.