Phân tích quá trình phát triển của nhiễu xoáy trong 24 giờ nuôi nhiễu

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 97 - 102)

Nghiên cứu nhiễu khu vực bão rất quan trọng trong quá trình dự báo bão. Bão có bán kính càng lớn và tốc độ gió xoáy càng mạnh thì nội lực của bão càng lớn. Khi bản thân nội lực rất lớn bão có thể di chuyển độc lập, không

phụ thuộc vào ngoại lực. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu cho khu

vực bão bằng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên hiện nay con người vẫn chưa thể mô tả được chính xác khu vực này. Trong mục này sẽ áp dụng phương pháp nuôi nhiễu chỉ riêng cho khu vực bão, phương pháp nuôi nhiễu

cho khu vực này được trình bày trong mục 2.3.3

Phương pháp nuôi nhiễu trên mô hình RAMS với sơ đồ đối lưu KUO, miền

gây nhiễu là vùng quanh tâm bão do trung tâm phát bão của NOAA (có địa

chỉ http://weather.unisys.com/) có bán kính khoảng 500km. Để thấy rõ hơn về ảnh hưởng của nhiễu xoáy trong quá trình nuôi, trong phần này tiến hành thử

nghiệm nuôi nhiễu từ 12 giờ ngày 13 tháng 12 năm 2011 tới 12 giờ ngày 14

tháng 12 năm 2011. Các trường khí áp, gió và nhiệt trong 24 giờ nuôi thể hiện

bản đồ ghép chồng các giá trị trung bình theo phương thẳng đứng của 12

thành phần tổ hợp để thể hiện độ biến động của các trường này. Kết quả được

94

a) b)

Hình 3.14 Bản đồ ghép chồng các hạn trước thời điểm dự báo -24 (a) và 00 giờ (b) của

trường địa thế vị trung bình theo phương thẳng đứng trong trường hợp nuôi nhiễu xoáy.

Từ Hình 3.14 tại thời điểm bắt đầu nuôi, các nhiễu chủ yếu tập trung ở tâm

bão có tọa độ 6N; 143E. Điều này được thể hiện trên bản đồ ghép chồng về

trung bình địa thế vị theo phương thẳng đứng. Đường khí áp 6090 hpa của 12

thành phần bao quanh khu vực bão (Hình 3.14a). Các nhiễu này phát triển

theo các hạn dự báo. Sau 24 giờ nuôi, tại khu vực bão, các nhiễu tập trung

xung quanh khu vực bão và khu vực này có biến động lớn nhất trong miền

tính (Hình 3.14b).

Khảo sát cấu trúc của trường ban đầu có cài xoáy giả và trường ban đầu cài xoáy giả kết hợp với 6 nhiễu thông qua trường tốc độ gió theo phương thẳng

đứng và cắt qua vĩ độ 6N của các trường này. Kết quả được thể hiện trên hình 1.15 và hình 4.7 phần phụ lục.

95

a) b)

Hình 3.15 Bản đồ trường tốc độ gió (m/s) của trường GFS có cài xoáy giả (a) và các trường

GFS có cài xoáy giả kết hợp với nhiễu D3 (b) cắt qua vĩ tuyến 6N lúc 12h ngày 14/12/2011

Từ Hình 3.15a cho thấy trường tốc độ gió cài xoáy giả gần đối xứng qua

tâm với độ lớn là 20 m/s. Trong khi đó trường tốc độ gió có cài xoáy giả và kết hợp với nhiễu nuôi của nhân D3 tạo các trường tốc độ gió bất đối xứng.

Cụ thể tâm của tốc độ gió cực đại đạt trên 27 m/s ở bên phải cơn bão nằm trên mực từ 900 đến 800 hpa trong khi tâm của tốc độ gió đạt trên 24 m/s ở bên trái cơn bão nằm ở mực 850 hpa (Hình 3.13b). Tốc độ gió cực đại ở bên trái và bên phải của cơn bão là hoàn toàn khác nhau điều này cho thấy: do tác động của nhiễu nuôi, đã tạo cho trường tốc độ gió có tính bất đối xứng.

a) b)

Hình 3.16 Bản đồ ghép chồng trường nhiệt độ (độ C) và trường địa thế vị (mét dtv)

của trường GFS có cài xoáy giả (a) và các trường GFS có cài xoáy giả kết hợp với nhiễu

D3(b) tại mực 1000 hpa lúc 12h ngày 14/12/2011

96

trường nhiệt độ có cài xoáy giả với nhiễu D3 vào trường GFS (Hình 16b) tại

mực 1000 hpa.

Kết quả cho thấy trường nhiệt độ có cài xoáy giả vào trường GFS (Hình 3.16a) tại tâm bão khoảng 280C trong khi trường nhiệt độ có cài xoáy giả với

nhiễu D3 vào trường GFS (Hình 3.16b) tại mực 1000 hpa là khoảng 340 C.

Như vậy, phương án nuôi nhiễu của nhân D3 trong trường hợp này đã làm

tăng nhiệt độ tại khu vực tâm bão lên khoảng 60 C.

3.1.4.2. Ảnh hưởng của nhiễu xoáy tới quỹ đạo của bão hạn 5 ngày

Để làm rõ hơn vai trò của nhiễu xoáy tới quỹ đạo bão, tiến hành phân tích

trường khí áp mực 850 hpa của các hạn dự báo được vẽ trên hình 3.17.

a) b)

c) d)

97

Hình 3.17 Bản đồ ghép chồng 12 thành phần của các hạn dự báo 24, 48, 72, 96 và 120 giờ

(a,b,c,d,e) tại mực H850 và quỹ đạo dự báo của các thành phần (f) trong trường hợp nuôi

nhiễu xoáy.

Từ bản đồ ghép chồng của 12 thành phần dự báo được tạo ra từ phương

pháp nuôi nhiễu xoáy cho thấy, do tác động của vùng nhiễu xoáy, trong 120 giờ dự báo, tác dụng của nhiễu xoáy đến kết quả dự báo quỹ đạo bão là nhỏ,

các thành phần tổ hợp gần như sát nhau, tuy nhiên tác động của nhiễu xoáy đến môi trường xung quanh là lớn, điều này được thể hiện qua sự biến động

mạnh của các đường đẳng áp trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Do ảnh hưởng của các nhiễu xoáy, bão có xu hướng di chuyển theo hướng tây, điều

này ta thấy trên Hình 3.17f.

3.1.5 Ảnh hưởng ca nhiu môi trường kết hp vi nhiu xoáy ti d báo qu đạo bão

3.1.5.1 Phân tích quá trình phát triển của nhiễu môi trường và nhiễu xoáy trong 24 giờ nuôi nhiễu

Đã áp dụng phương pháp nuôi nhiễu kết hợp nhiễu môi trường và nhiễu

xoáy ở mục 3.1.2 và 3.1.3. Để thấy rõ hơn về sự phát triển của nhiễu môi trường và nhiễu xoáy trong quá trình nuôi, trong phần này tiến hành thử

nghiệm nuôi nhiễu từ 12 giờ ngày 13 tháng 12 năm 2011 tới 12 giờ ngày 14

tháng 12 năm 2011. Các trường khí áp, gió và nhiệt trong 24 giờ nuôi thể hiện

trên bản đồ ghép chồng các giá trị trung bình theo phương thẳng đứng của 12 thành phần tổ hợp thể hiện độ biến động của các trường này (Hình 3.18). Từ

98

Hình 3.18 tại thời điểm bắt đầu nuôi, biến động giá trị khí áp chủ yếu tập

trung ở phần phía nam của miền tính, cụ thể là từ 5S đến 15N và khu vực tâm

bão có tọa độ 6N; 143E. Sau 24 giờ nuôi, nhiễu tập trung chủ yếu ở khu vự từ 5N đến 15N, nơi mà có dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh.

a) b)

Hình 3.18 Bản đồ ghép chồng các hạn trước thời điểm dự báo -24(a) và 00 giờ (b) các của

trường địa thế vị trung bình theo phương thẳng đứng trong trường hợp nuôi nhiễu môi

trường và nhiễu xoáy.

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 97 - 102)