Cấu hình miền tính

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 70 - 72)

Miền dự báo gồm 192x157 điểm lưới theo phương ngang với bước lưới 30

km. Miền tính từ 5S-35N và 100E -150E, tâm miền tính được đặt ở 15N- 125E. Miền tính này có thể chứa được những cơn bão hình thành từ khu vực

Tây Bắc Thái Bình Dương, các cơn bão này có thể di chuyển vào Biển Đông

và ảnh hưởng tới Việt Nam với hạn đến 5 ngày. Số liệu dự báo toàn cầu GFS

của trung tâm NCEP được chọn làm trường dự báo kiểm chứng và trường

phân tích trong quá trình nuôi (Hình 2.5). Số mực theo chiều thẳng đứng là 26 mực, trong đó mực đẳng áp trên cùng là 10 mb. Bước thời gian tích phân được đặt là 60 giây.

Phương pháp nuôi nhiễu trong luận án được sử dụng là một cặp nhiễu

dương và nhiễu âm giống nghiên cứu Toth và Kalnay (1997) [110], trường gió và nhiệt được chọn làm đối tượng để nuôi dựa theo nghiên cứu của Zhang (Zhang, 1997; Zhang và Krishnamurti, 1999) [126, 127] vì theo tác giả: “biến đóng vai trò quan trọng nhất để dự báo thời tiết nhiệt đới là trường gió và nhiệt”. Mô hình lựa chọn là mô hình RAMS, lý do lựa trọn mô hình

RAMS để dự báo bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông

là dựa vào đề tài KC 08-05/06-10 “Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo

67

trước 3 ngày”, Trần Tân Tiến và nnk (2010) [29] đã sử dụng các mô hình số như WBAR, HRM, ETA, WRF, RAMS để dự báo quỹ đạo bão trên Biển

Đông hạn 3 ngày. Kết quả thử nghiệm trên 37 trường hợp trong các năm

2005, 2006, 2007 cho thấy mô hình RAMS là một trong các mô hình cho kết quả dự báo tốt nhất và cho sai số vị trí quỹ đạo bão là 167, 269 và 330 km

tương ứng với các hạn dự báo 24, 28 và 72 giờ.

Hình 2.5 Miền dự báo quỹ đạo bão

Sơ đồ tham số hoá đối lưu ảnh hưởng lớn đến quỹ đạo dự báo của tất cả các cơn bão nên trong luận án đã chọn 3 sơ đồ đối lưu khác nhau là Kuo, Kain-

Fritsch (KF) được tích hợp sẵn trong mô hình RAMS và sơ đồ KF cải tiến

(KFCT) của Nguyễn Minh Trường (2009) [30] để dự báo quỹ đạo bão.

Bảng 2.1 Cấu hình dự báo bão 5 ngày ở Biển Đông

Cấu hình hệ thống Phương pháp/ Sốlượng

Mô hình mô hình RAMS phiên bản 6.0 Độ phân giải 30 km

Số lưới 1

Nhiễu IC Phương pháp nuôi nhiễu trên trường GFS Sơ đồ tham số hóa đối lưu Sử dụng 3 sơ đồ đối lưu trong mô hình

RAMS (KUO, KF và KF cải tiến) Các biến được nuôi Trường gió (u, v) và nhiệt (t) Hạn dự báo 5 ngày

68

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 70 - 72)