Các nghiên cứu và ứng dụng về đa cơ chế vật lý và động lực của mô hình để xây

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 44 - 46)

hình để xây dựng EPS

Bên cạnh độ bất định của điều kiện ban đầu và LBC, sai số do mô hình cũng đóng góp vào sự tăng trưởng không ổn định sai số trường ban đầu. Tuy nhiên, vài nhóm nghiên cứu đã giới thiệu một sốthay đổi các tham số vật lý

41

để cho phép độ bất định bao gồm cả sai số của mô hình (Houtekamer và nnk, 1995; Stensrud và nnk, 2000) [67, 106]. Nhóm tác giả Chen và nnk (2003) [44] cho rằng: “Sự khác nhau của 2 dự báo từ cùng một mô hình nhưng với các phiên bản khác nhau về sơ đồ đối lưu sẽ giúp mô tả bất ổn định đối lưu

trong nhiễu”. Tuy nhiên để xây dựng được EPS cho một hiện tượng thời tiết cụ thể, cần phải xác định được những nhiễu phát triển ở điều kiện ban đầu nào sẽ phát triển tiếp với mô hình hoặc thay đổi các sơ đồ trong mô hình như

thế nào. Vấn đề này có thể được mô tả như sau: Giả sử ta có trường ban đầu

được xác định bằng trường phân tích cộng với trường nhiễu phát triển, sử

dụng trường ban đầu này với các mô hình A, B, C khác nhau (có thể là các mô hình khác nhau hoặc thay đổi các tham số vật lý trong một mô hình) sẽ

cho kết quả khác nhau. Dự báo từ 3 mô hình sẽ có 3 khả năng xảy ra: nhiễu phát triển đó tiếp tục phát triển, nhiễu không phát triển và nhiễu đó bị dập tắt. Điều này được chứng minh bằng EPS tại trung tâm NCEP (Bảng 1.1), hệ

thống dự báo tổ hợp quy mô vừa (REPS) gồm 21 thành phần được tạo từ 3 mô hình ETA, RSM và WRF kết hợp với thay đổi các phiên bản, sơ đồ đối

lưu, sơ đồ vật lý kết hợp với các cặp nhiễu được tạo từ phương pháp nuôi

nhiễu hay phương pháp ET. Tuy nhiên, tùy từng mô hình khác nhau, số

thành phần được chọn khác nhau. Ví dụ đối với mô hình Eta sử dụng sơ đồ đối lưu BMJ, trường ban đầu là kết hợp của trường phân tích từ mô hình ndas và cặp nhiễu nuôi thứ nhất. Mô hình Eta sử dụng sơ đồ đối lưu KF, trường ban đầu là kết hợp của trường phân tích từ mô hình ndas và cặp nhiễu nuôi thứ hai …

Vì vậy, cả trường ban đầu và cơ chế vật lý khác nhau đều cần được lưu tâm tới cùng một lúc khi xây dựng EPS quy mô vừa để làm tăng sự đa dạng của dự báo. Trong luận án đã sử dụng thay đổi 3 sơ đồ đối lưu trong mô hình và

thay đổi này như là sử dụng 3 phiên bản khác nhau của mô hình để xây dựng hệ thống dự báo tổ hợp bão.

42

Bảng 1.1 Hệ thống dự báo tổ hợp quy mô vừa (SREF) của NCEP (Du, 2011)[52]

Mô hình Điều kiện ban đầu/

nhiễu ban đầu

Số thành phần Độ phân giải (km) Hạn dự báo (giờ) Nhiễu biên

Eta_BMJ Ndas/ nhiễu nuôi từ

mô hình khu vực

3 (ctl1,n1, p1) 32 87 GFS/GEFS Eta_KF Ndas/ nhiễu nuôi từ

mô hình khu vực

3 (ctl1,n2, p2) 32 87 GFS/GEFS RSM_SAS GFS/ nhiễu nuôi từ

mô hình khu vực

3 (ctl,n1, p1) 32 87 GFS/GEFS RSM_RAS GFS/ nhiễu nuôi từ

mô hình khu vực 2 (n2, p2) 32 87 GFS/GEFS WRF_NMM GFS/ nhiễu ET từ mô hình toàn cầu 5 (ctl, n1, p1, n2, p2) 32 87 GFS/GEFS WRF_NMM GFS/ nhiễu ET từ mô hình toàn cầu 5 (ctl, n1, p1, n2, p2) 35 87 GFS/GEFS

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 44 - 46)