Với một hệ thống dự báo tổ hợp hoàn hảo phải phản ánh được trạng thái
thực của khí quyển do một trong số các dự báo thành phần của hệ tổ hợp. Điều đó có nghĩa rằng khi các thành phần dự báo của hệ tổ hợp có độ tán nhỏ,
đồng nghĩa với một độ bất định nhỏ, ta có thể tin cậy vào dự báo trung bình tổ
hợp hay dự báo từ bất cứ thành phần nào. Ngược lại, nếu độ tán tổ hợp lớn tương ứng với độ bất định lớn thì mức độ tin cậy của dự báo tất định cuối cùng đưa ra không cao. Vì vậy, độ bất định của dự báo có thể xác định thông
qua độ tán của một hệ thống tổ hợp. Các công trình nghiên cứu của (Kalnay, 2003; Buizza, 1994) [74, 41] đã chứng minh mối quan hệ giữa độ tán với kỹ năng dự báo. Dự báo tổ hợp đã mở ra khả năng giải quyết bài toán dự báo kỹ năng dự báo được đặt ra trước đó.
79
Hình 2.7 Mô tả vòng tròn dự báo (Kishimoto, 2009)[75]
Thông thường, độ tán tổ hợp xác định như sau:
å - = = N i i X X N sp 1 2 ) ( 1 (2.21) Với: N là số thành phần tham gia tổ hợp, Xi: kết quả dự báo của thành phần
tổ hợp; X là trung bình các thành phần tham gia tổ hợp.
Từ cách tính độ tán tổ hợp này, Cục khí tượng Nhật Bản (JMA) đã xây dựng vòng tròn dự báo xác suất gồm các bướcnhư sau:
a, Tâm vòng tròn được xác định là vị trí tâm bão dự báo tổ hợp .
b, Bán kính của vòng tròn là độ tán tổ hợp tính theo công thức (2.21)
c, Các vòng tròn có tâm là tọa độ tâm trung bình của các dự báo thành phần
và bán kính là độ tán tổ hợp (Otrungbình,Spread). Để độ tán tổ hợp tăng dần theo
thời gian dự báo thì bán kính của vòng tròn dự báo tại hạn dự báo sau sẽ bằng độ tán của hạn dự báo sau cộng với bán kính của hạn dự báo trước. Như vậy,
80