Nhiễu môi trường và nhiễu xoáy

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 61 - 62)

Các nhân tố chính ảnh hưởng tới quỹ đạo bão là nội lực và ngoại lực tác động lên khu vực bão. Vì vậy trong luận án này sẽ nghiên cứu nhiễu động hai

khu vực trong và ngoài bão một cách riêng rẽ.

Để giải quyết được bài toán dự báo bão bằng phương pháp số thì hai yếu tố

chính cần giải quyết là mô hình và trường ban đầu. Đối với yếu tố mô hình,

tuy đã có cải tiến đáng kể trong thời gian gần đây nhưng các nghiên cứu cho

thấy kết quả đạt được từ cải tiến mô hình chỉ đạt tới một giới hạn nhất định.

Vì vậy, các nhóm nghiên cứu đã chuyển hướng nghiên cứu cải tiến trường ban đầu. Vấn đề nghiên cứu cho trường ban đầu chủ yếu là nghiên cứu cách

phục hồi lại những sai sót của số liệu do sai số của dụng cụ đo, khu vực không

có các thiết bị thám sát hay các quá trình nội suy số liệu từ trạm về lưới để sử

dụng làm trường ban đầu… Đối với bão, trường ban đầu được nghiên cứu và cải tiến các phương pháp cài xoáy giả, đồng hóa 3DVAR, 4DVAR, BV, SV, EnKF ... Nhìn chung, các phương án trên chủ yếu dùng để xác định chính xác hơn trường ban đầu. Khi đó, trường ban đầu bằng tổng của trường phân tích và trường sai số. Trường sai số được xác định như trường nhiễu. Trường

nhiễu trong trường hợp có bão được xác định gồm trường nhiễu trong khu

vực có bão (gọi là nhiễu xoáy) và trường nhiễu vùng ngoài bão (gọi là nhiễu môi trường).

Gây nhiễu cho môi trường có thể kể tới các phương pháp như SV, BV,

58

khí tượng lớn trên thế giới và đã được đề cập tới trong chương 1. Kết quả tác

động của nhiễu môi trường tới bão có thể nhận biết thông qua kết quả dự

báo về sự biến đổi giá trị của các nhân tố ngoại lực ảnh hưởng tới quỹ đạo

của bão.

Nhiễu trong bão, có rất nhiều công trình đã đề cập tới vấn đề này, ví dụ

nghiên cứu của Zhang và Krishnamurti (1999) [127] sử dụng kết hợp gây

nhiễu về sai số vị trí và sử dụng phương án trực giao để tìm ra các nhiễu phát

triển trong bão. Hay công trình của Cheung (1999b) [47] gây nhiễu bằng cách

xáo trộn cấu trúc xoáy trong khu vực bão… Tất cả các nghiên cứu này dùng

để chứng minh sự nhạy của việc thay đổi cấu trúc trong lõi bão nhằm mô

phỏng tốt hơn cho khu vực xảy ra bão khi mà các thám sát khu vực bão tại

vùng nhiệt đới, ở đó các thám sát rất thưa thớt.

Một phần của tài liệu Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp, sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)