Đối với vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 77 - 81)

IV. Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động

3.2.2.2. Đối với vốn lưu động

Năm 2015 vốn lưu động của công ty tăng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại tăng so với năm 2014. Do đó trong năm 2016 công ty cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng loại vốn này.

 Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: làm tốt công tác thẩm định khách hàng sẽ giúp công ty lựa chọn được khách hàng tiềm năng, với khả năng thanh toán tốt để đảm bảo việc thu hồi vốn cho công ty. Cần kiên quyết tránh những hợp đồng với những công trình thiếu vốn, có vốn nhỏ giọt, có đến đâu làm đến đó. Để làm tốt công tác này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, có ý thức trách nhiệm trong việc thanh quyết toán. Đồng thời trong quá trình thẩm định phải đánh giá khách hàng trên mợt số khía cạnh khách quan như: mức đợ uy tín của khách hàng, tình trạng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng

 Chặt chẽ trong việc ký kết các hợp đồng và gắn trách nhiệm thanh toán qua việc ký kết hợp đồng. Ràng buộc khách hàng với các điều khoản trong hợp đồng, hai điều khoản mà công ty cần quan tâm là: thời hạn thanh toán và hạn mức chiết khấu thanh toán. Hai yếu tố này được xác định phụ tḥc vào chính sách tín dụng của cơng ty ở từng thời kỳ khác nhau. Áp dụng chiết khấu thanh toán sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh và giảm được các khoản chi phí thu hời nợ, tuy nhiên việc này cũng khiến số tiền thực thu của công ty giảm xuống. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm và cơng ty cần có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng.

 Công ty phải mở sổ theo dõi các khoản nợ chi tiết theo từng khách hàng. Đồng thời tiến hành phân loại nợ và có biện pháp quản lý đối với từng loại nợ. Chẳng hạn như đối với khoản nợ trong hạn và sắp đến hạn: công ty cần phải theo dõi liên tục. Khi đến hạn thanh toán cần thông báo nợ cho khách hàng, chuẩn bị các chứng từ cần thiết để thực hiện các thủ tục thanh toán. Đồng thời nhắc nhở đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

 Đối với những khoản nợ quá hạn thanh toán, cơng ty phải tiến hành phân tích rõ nguyên nhân để xem xét gia hạn nợ hoặc có biện pháp xử lý phù hợp.

 Đối với những khoản nợ khó đòi, cần trích lập dự phòng ngay khi cần thiết. Trong năm qua, khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi của cơng ty tăng lên chứng tỏ nợ khó đòi có xu hướng tăng. Trong năm tới công ty cần chú ý tới nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi để có kế hoạch trích lập dự phòng cần thiết.

Cùng với việc đôn đốc thu hồi các khoản phải thu, công ty cũng phải có những phương án thích hợp để trả các khoản vay hay chiếm dụng của bạn hàng. Vì trong nền kinh tế thị trường việc chiếm dụng vốn như là “con dao hai lưỡi”. Nếu chiếm dụng vốn ở một mức độ vừa phải mà có phương án trả nợ thích hợp thì cơng ty vừa giảm bớt được phần nào sự thiếu hụt về vốn sản xuất kinh doanh, đờng thời vẫn tạo được uy tín với bạn hàng và nhà cung cấp. Ngược lại, chiếm dụng vốn vượt quá giới hạn cho phép mà không có phương án trả nợ thường xuyên sẽ gây ra những căng thẳng về mặt tài chính trong mối quan hệ với bạn hàng, làm mất dần uy tín của cơng ty.

- Chú trọng quản lí hàng tồn kho

 Phân loại các cơng cụ dụng cụ trong kho và thanh lý bớt các công cụ dụng cụ không dùng được nữa để giảm thiểu lượng hàng tồn kho gây ứ đọng vốn.

 Lượng hàng tồn kho rất lớn nên trong năm tới, công ty cần tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tờn kho, tránh tình trạng chi phí bảo quản, lưu kho làm tăng quá nhiều.

 Công ty cần lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng

hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho Công ty.

 Bảo quản tốt hàng tồn kho, hàng tháng kế toán vật tư cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

 Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua nguyên nhiên vật liệu trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của cơng ty.

- Quản lí vốn bằng tiền:

Đây là loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tài sản khác vì vậy dễ trở thành đối tượng của việc tham ô lạm dụng. Vốn bằng tiền cũng là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán và tác đợng ngay đến tình hình tài chính của mợt doanh nghiệp, bởi lẽ tình hình tài chính của mợt doanh nghiệp mạnh hay ́u trước hết biểu hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp và như vậy nếu khả năng thanh toán kém doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Cần quản lý tốt hơn vốn bằng tiền bằng cách:

 Xây dựng nguyên tắc chi tiêu tiền mặt phù hợp: tất cả các khoản thu chi tiền mặt phải được thông qua quỹ, khơng được chi tiêu ngồi quỹ, phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt và thủ quỹ. Cuối mỗi ngày thủ quỹ đều phải kiểm quỹ nếu có chênh lệch thì kế toán và thủ quỹ tìm hiểu phát hiện nguyên nhân và đua ra biện pháp xử lý kịp thời.

 Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng: xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn được tạm ứng.

 Chi tiêu có hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ đặc biệt đối với các khoản chi phí tḥc chi phí quản lý doanh nghiệp: xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 77 - 81)