Bối cảnh kinh tế-xã hội 1 Bối cảnh thế giớ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 65 - 69)

IV. Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động

3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội 1 Bối cảnh thế giớ

3.1.1.1. Bối cảnh thế giới

Bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới vẫn chưa được như mức dự báo. Nền kinh tế thế giới năm 2015 bộc lộ một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực vẫn còn không đồng

đều, chưa ổn định và thiếu bền vững. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mạnh và đồng bộ. Kinh tế thế giới năm 2015 tăng trưởng chậm, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Sự phục hồi của nền kinh tế phát triển không đủ bù đắp sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế đang phát triển; nợ và tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, làm giảm dư địa tài chính, thiếu hụt đầu tư khiến sản xuất và tiêu dùng trì trệ ở nhiều nước.

Năng suất của cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều giảm thấp hơn so với trước c̣c khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong khi đó, mức tăng trưởng giữa các nước và nhóm nước không đồng đều. Kinh tế các nước phát triển tiếp tục phục hồi nhưng chậm hơn kỳ vọng. Mỹ là nước có nền kinh tế phục hời tích cực nhất trong nhóm nước phát triển

Các nền kinh tế đang phát triển vẫn tiếp tục giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp với mức tăng trưởng 4,3% trong năm 2015 (3). Năm 2015, tăng trưởng của khối 5 nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) không như kỳ vọng

Thứ hai, thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường,

tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới. Năm 2015 là năm thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến đợng mạnh và phức tạp nhất kể từ sau c̣c khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 - 2009. Những diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến tâm lý thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, khiến nhiều thị trường chao. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2015 đã tạm thời lắng xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Sự khác biệt lớn trong chính sách tiền tệ ở hai bờ Đại Tây Dương khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện chính sách nới lỏng còn Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản đã làm đồng ơ-rô giảm giá so với đồng USD và đẩy tỷ giá đồng ơ-rô có thời điểm rơi xuống 1,05 USD/ơ-rô trong năm 2015. Đây là một trong những yếu tố tác động lớn đến sự ổn định kinh tế thế giới.

Thứ ba, giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất

liệu và dầu thô tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Các nước vùng Vịnh cũng phải cắt giảm đầu tư trên toàn cầu cũng như giảm bớt các dự án phát triển xã hội lớn của mình… Không chỉ có vậy, giá dầu thô xuống thấp còn tác động mạnh tới các sản phẩm phát sinh từ dầu và giá của những sản phẩm này cũng đang bị giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, giá dầu sụt giảm cũng làm tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại lạm phát ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.

Thứ tư, sự đối đầu ngày càng trầm trọng giữa chủ nghĩa khu vực và hợp tác đa

phương, gây bất lợi đến tiến trình toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thế giới. Vòng đàm phán Đô-ha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được khởi động cách đây 15 năm nhưng vẫn chưa kết thúc. Những tiến triển ít ỏi và chậm chạp của WTO tạo cơ hội và động lực thúc đẩy trào lưu đàm phán hình thành những khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương trong những quy mô khác nhau và với cấp đợ khác nhau. Tồn cầu hóa gặp thêm trở ngại và liên kết khu vực gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2015, WTO đã nhận được 13 thông báo về việc thành lập các hiệp định khu vực mới (RTAs). Kết quả là, tổng số các RTAs hiện hành lên đến con số là 265 RTA (8). Bên cạnh đó, RTAs đang trở thành cơng cụ của chính sách đối ngoại của các nước lớn, như Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc với nhiều toan tính chính trị, an ninh, các mục tiêu thúc đẩy cải cách, dân chủ và nhân quyền. Những mặc cả về cải cách hệ thống thể chế, hệ thống chính trị, các tiêu chí về dân chủ và nhân quyền được đưa ra thay vì chỉ là các dòng thuế quan hay điều kiện tiếp cận của thị trường. Các cam kết về chính trị và an ninh cũng trở thành điều kiện quan trọng cho việc ký kết các hiệp định thương mại (FTA) song phương.

Ngay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2015 đánh dấu bằng một loạt các động thái của các quá trình liên kết, hội nhập kinh tế. Cụ thể, đã xuất hiện cơ cấu mới và tầm cỡ về tài chính liên quốc gia - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), thành lập theo đề nghị của Trung Quốc. Đầu tháng 12-2015, Mỹ tiếp tục đạt thành quả trong ý tưởng đối trọng với Trung Quốc về kinh tế thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với 11 nước thành viên khu vực đã được ký kết. Đây được xem là hiệp định của thế kỷ, TPP quy tụ các quốc gia đang nắm giữ tới 40% GDP toàn cầu và có thể giúp kinh tế toàn cầu gia tăng thêm 300 tỷ USD mỗi năm. TPP cũng là hiệp định thương mại mới nhất kể từ khi thành lập WTO, vượt xa khuôn khổ thương mại hàng hóa và dịch vụ, hình thành các dây chuyền sản xuất toàn cầu, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên... Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nó sẽ xung đột với các quy tắc thương mại đa phương, làm suy yếu nền tảng WTO và có khả năng sẽ điều chỉnh các vấn đề trọng yếu của hợp tác kinh tế đương đại. Các quốc gia không nằm trong hiệp hội khu vực mới sẽ phải tuân theo luật chơi mới của các nước lớn, mặc dù điều này có thể không phù hợp với lợi ích của họ và các ngun tắc khơng phân biệt đối xử. Nhìn chung, phúc lợi kinh tế từ một hiệp định thương mại song phương của một nền kinh tế phát triển và đang phát triển thường khơng lớn nếu tính theo con số tuyệt đối.

Như vậy, nền kinh tế thế giới trải qua năm 2015 với sự tăng trưởng chậm, chưa lấy lại được đà tăng trưởng. Năm 2016, dự báo đưa ra cho thấy các nền kinh tế khu vực và thế giới tiếp tục chứng kiến những biến động khó nắm bắt, sự trồi sụt

tại mợt số thị trường tài chính và ngun liệu, sự tăng trưởng là không đồng đều, thiếu bền vững./.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 65 - 69)