(Nguồn: Số liệu tổng hợp của ACB Huỳnh Thúc Kháng 2019-2021)
802 898 972 0 200 400 600 800 1000 1200 2019 2020 2020 Tỷ đ ồ n g Năm Dư nợ tín dụng năm 2019-2021̀
Học viện Tài chính 32 Luận văn tốt nghiệp
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2019, dư nợ đạt 802 tỷ đồng, năm 2020 đạt 898 tỷ đồng, tăng 96 tỷ đồng so với 2019, tỷ lệ tăng là 11,97%, năm 2021 đạt 972 tỷ đồng, tăng 74 tỷ đồng so với 2020, tỷ lệ tăng là 8,24%. Thời điểm này chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, vì vậy cầu tín dụng suy yếu nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Các ngân hàng trong hệ thống nói chung và ACB nói riêng áp dụng quyết định của NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân trong đại dịch. Sự biến động của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng do NHNN đưa ra các mục tiêu thắt chặt tính dụng. Tuy nhiên với quy trình thẩm định khách hàng chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu của ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng vẫn được kiểm soát. Do vậy, hoạt động tín dụng của ACB Huỳnh Thúc Kháng vẫn tăng trưởng ở mức trung bình trong 3 năm vừa qua.
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán của ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng trong 3 năm qua đều có kết quả ấn tượng, đặc biệt là thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua Smart Banking và Internet Banking. Giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động thanh toán điện tử ngân hàng đối với các dịch vụ công như nộp thuế điện tử, thanh toán tiền điện, nước. Thanh tốn quốc tế là một thế mạnh của ACB nói chung và ACB Huỳnh Thúc Kháng nói riêng cũng đạt được những kết quả tốt. Đặc biệt là ba loại ngoại tệ thế mạnh của ACB so với những NHTM khác là EUR, JPY, Bath (Thailand) cùng với những ưu đãi qua những gói phí thanh tốn quốc tế trả trước tiết kiệm chi phí cho khách hàng đã thu hút lượng lớn khách hàng giao dịch với ba đồng ngoại tệ này đến với ACB Huỳnh Thúc Kháng đã giúp nâng cao kết quả kinh doanh cho đơn vị. Bảo lãnh quốc tế L/C qua ACB Huỳnh Thúc Kháng tăng với số lượng khá tốt, đạt 150 tỷ đồng năm 2019 và 168 tỷ đồng năm 2020, 172 tỷ
Học viện Tài chính 33 Luận văn tốt nghiệp
đồng năm 2021. Đây là một kết quả ấn tượng trong thời điểm dịch bệnh phức tạp và khó khăn đối với cả ngân hàng và khách hàng.
Dịch vụ thẻ nội địa và quốc tế qua các năm qua cũng phát triển mạnh mẽ khi sự gia tăng số lượng khách hàng các dịng thẻ thanh tốn, quảng cáo tăng lên đáng kể với cả các cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng (đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/2019 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập của NH 32,276 38,101 43,639 5,825 18,05 5,538 14,54 Tổng chi phí của NH 14,921 15,892 18,547 0,971 6,5 2,655 16,7 Lợi nhuận trước thuế 17,355 22,209 25,092 4,854 27,97 2,883 12,98
(Nguồn: Số liệu tổng hợp của ACB Huỳnh Thúc Kháng năm 2019-2021)
Qua bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của ACB Huỳnh Thúc Kháng đã có những bước tiến, tổng thu nhập trước thuế năm 2019 là 17,355 tỷ đồng, năm 2020 là 22,209 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 127,97%, năm 2021 là 25,092 tỷ, tỷ lệ tăng là 12,98%; Năm 2021, do ảnh hưởng lớn bởi đại dịch và dư nợ xấu tăng khiến đơn vị phải bổ sung trích lập nhiều khoản chi phí dự phịng, tuy nhiên kết quả này đạt được trong tình hình đại dịch Covid 19 mang đến nhiều bất lợi là rất đáng khen. Đây là sự nỗ lực và cố gắng của tập thể ACB Huỳnh Thúc Kháng. Ba năm qua dù nền kinh tế có nhiều biến động nhưng ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng đã đạt được nhiều thành tích đáng khen, kết quả hoạt động kinh
Học viện Tài chính 34 Luận văn tốt nghiệp
doanh tăng trưởng dương và tăng đều, tăng quy mô hoạt động, số lượng khách hàng mới tăng, khách hàng hiện hữu vẫn duy trì tốt, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi với những sản phẩm chủ lực của ngân hàng đã góp phần khơng nhỏ vào kết quả kinh doanh của ACB, nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường. Với tiền đề của những năm trước và sự nỗ lực, đoàn kết của tập thể thì có thể hy vọng trong tương lai ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng sẽ có những kết quả tốt hơn nữa cả về quy mơ và chất lượng để có thể vươn lên dẫn đầu trong cụm Chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống ACB nói chung.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam của NH TMCP Á Châu PGD Huỳnh Thúc Kháng tại Việt Nam của NH TMCP Á Châu PGD Huỳnh Thúc Kháng
2.2.1 Qui mô và cơ cấu cho vay đối với DNNVV
2.2.1.1 Dư nợ tín dụng DNNVV theo kì hạn
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ DNNVV theo kì hạn (đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ ngắn hạn 153 86,93 169 83,25 206 84,77
Dư nợ trung – dài
hạn 23 13,07 34 16,75 37 15,23 Tổng dư nợ SME cuối kì 176 100 203 100 243 100 Tổng dư nợ PGD 802 898 972 Tỷ trọng DN SME/ Tổng dư nợ (%) 21,95 22,61 25
(Nguồn: số liệu tổng hợp của ACB Huỳnh Thúc Kháng năm 2019-2021)
Trong 3 năm liên tiếp, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Cơ cấu tín dụng ACB Huỳnh Thúc Kháng có sự dịch chuyển an tồn và chậm rãi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay
Học viện Tài chính 35 Luận văn tốt nghiệp
ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng trên 83% trong tổng dư nợ tín dụng DNNVV. Năm 2019 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 153 tỷ đồng, chiếm 86,93% về mặt tỷ trọng cơ cấu cho vay DNNVV. Năm 2020, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 169 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2019 chiếm 83,25% tổng dư nợ cho vay DNNVV, giảm nhẹ so với năm 2019. Đến năm 2021, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 84,77%.
Dư nợ cho vay ngắn hạn của ACB Huỳnh Thúc Kháng luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng qua các năm là do phần lớn các doanh nghiệp SME vay vốn ngân hàng trong ngắn hạn nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời về nguồn vốn lưu động. Trong ngắn hạn các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng để chi trả cho các chi phí mua nguyên vật liệu, hàng hóa hay chi trả tiền lương cho nhân viên, tiền điện, tiền nước... Mặt khác, yêu cầu về quy trình cho vay và thời gian giải quyết hồ sơ đối với nguồn vốn này cũng dễ dàng, đơn giản hơn nhiều so với nguồn vốn trung - dài hạn. Về phía đơn vị, để thúc đẩy cho vay ngắn hạn và tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn này, PGD Huỳnh Thúc Kháng ln có chính sách kỳ hạn vay linh hoạt, có đủ kỳ hạn vay từ 1 đến 12 tháng phù hợp với nhu cầu vay vốn đa dạng của các DNNVV. Ngồi ra ACB Huỳnh Thúc Kháng cịn có những hình thức vay vốn phù hợp với loại hình của các doanh nghiệp SME như cho vay theo món hoặc theo hạn mức với lãi suất ưu đãi thấp hơn đáng kể so với vay trung – dài hạn.
Đối với cho vay trung - dài hạn, dư nợ tín dụng năm 2019 đạt 23 tỷ đồng, chiếm 13,07% tỷ trọng tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME. Trong những năm tiếp theo, mặc dù dư nợ tín dụng trung - dài hạn biến động khơng ổn định nhưng nhìn chung có xu hướng gia tăng nhẹ về khối lượng trong suốt giai đoạn. Mặc dù vậy, tỷ trọng của nó trong cơ cấu dư nợ doanh nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể: từ năm 2019 đến 2021, mức dư nợ tín dụng trung - dài hạn lần lượt là: 23 tỷ đồng, 34 tỷ đồng, 37 tỷ đồng; tương ứng chiếm 13,07%, 16,75%, 15,23%. Như vậy, qua các năm dư nợ tín dụng ngắn hạn nhìn chung
Học viện Tài chính 36 Luận văn tốt nghiệp
có tốc độ tăng trưởng lớn hơn dư nợ cho vay trung - dài hạn. Điều đó chứng tỏ ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng tập trung cho vay ngắn hạn hơn là cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này có thể được lý giải là do cho vay trung - dài hạn có thời hạn thu hồi vốn lâu hơn đồng nghĩa với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải sẽ lớn hơn. Vì vậy mà đơn vị vẫn dè dặt khi cho vay trung - dài hạn. Chính lý do này đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp SME trong việc tiếp vận vốn vay ngân hàng để mở rộng nhà xưởng, mua mới máy móc thiết bị có giá trị lớn phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh của mình.
Nhìn chung, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SME trên tổng dư nợ tín dụng của PGD Huỳnh Thúc Kháng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (21-25%). Điều này là do dư nợ cho vay tại đơn vị vẫn phần nhiều đến với các khách hàng là cá nhân trong khu vực quận Đống Đa nói riêng và thủ đơ Hà Nội nói chung để phục vụ mục đích cho vay tiêu dùng, bên cạnh đó là phân khúc các doanh nghiệp lớn với các dự án đầu tư lớn, dài hạn.
2.2.1.2 Dư nợ cho vay doanh nghiệp SME theo ngành nghề
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ DNNVV theo ngành nghề tại ACB Huỳnh Thúc Kháng (đvt: tỷ đồng)
Ngành nghề Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, ngư nghiệp 11 6,25 14 6,89 21 8,64
Công nghiệp 23 13,07 25 12,32 30 12,35 Xây dựng 59 33,52 71 34,98 78 32,09 Bất động sản 55 31,25 58 28,57 64 26,34 Dịch vụ, thương mại 13 7,39 18 8,87 25 10,29 Các ngành khác 15 8,52 17 8,37 25 10,29 Tổng dư nợ 176 100 203 100 243 100
Học viện Tài chính 37 Luận văn tốt nghiệp
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay doanh nghiệp SME của ACB Huỳnh Thúc Kháng tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Về nông, lâm, ngư nghiệp, năm 2019 dư nợ tín dụng là 11 tỷ đồng, chiếm 6,25% trong tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SME tại ACB Huỳnh Thúc Kháng. Năm 2020, dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME thuộc nhóm nơng, lâm, ngư nghiệp giảm tăng lên 14 tỷ đồng, tương đương với tỷ trọng đạt 6,89%. Đến năm 2021, dư nợ cho vay DNNVV theo nhóm ngành này có xu hướng tăng lớn hơn, đạt 21 tỷ đồng, làm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp SME tăng từ 6,89% lên 8,64%.
Dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng cơ cấu cho vay các ngành nghề tại ACB Huỳnh Thúc Kháng. Cụ thể năm 2019, dư nợ tín dụng ngành cơng nghiệp đạt 23 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 13,07%. Năm 2020, mức dư nợ tăng nhẹ so với năm 2019, đạt 25 tỷ đồng và chiếm 12,32%. Đến năm 2021, mức dư nợ tín dụng ngành cơng nghiệp tăng từ 25 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm trước đó, tỷ trọng tăng lên 12,35%.
Xây dựng là nhóm ngành đứng đầu về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ đối với DNNVV tại ACB Huỳnh Thúc Kháng. Năm 2019, dư nợ cho vay ngành xây dựng đạt 59 tỷ đồng, chiếm 33,52% tổng dư nợ tín dụng tại đơn vị. Năm 2020, mức dư nợ tăng thêm 12 tỷ, đạt 71 tỷ đồng. Có thể thấy, trong xu hướng tổng dư nợ tín dụng của ACB Huỳnh Thúc Kháng, tỷ trọng của nhóm ngành này tăng lên khá cao và đạt 34,98%. Sang năm 2021, dư nợ nhóm ngành xây dựng tăng nhẹ từ 71 tỷ lên 78 tỷ đồng, tỷ trọng của nhóm này giảm nhẹ cịn 32,09% trong bối cảnh tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME tại đây tăng khá nhiều.
Bất động sản là nhóm ngành đứng thứ 2 trong cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp SME ở ACB Huỳnh Thúc Kháng. Năm 2019, dư nợ của ngành bất động sản là 55 tỷ đồng, chiếm 31,25% tổng dư nợ tín dụng. Ở năm 2020, mức dư nợ
Học viện Tài chính 38 Luận văn tốt nghiệp
là 58 tỷ đồng, tỷ trọng đạt 28,57%, giảm so với năm 2019. Sang năm 2020, dư nợ nhóm ngành này tăng lên 64 tỷ, tỷ trọng chiếm 26,34% trong tổng cơ cấu.
Dư nợ nhóm ngành xây dựng và bất động sản cao dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp SME cũng tăng lên. Các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản dùng đòn bẩy tài chính từ ngân hàng trong giai đoạn thị trường thị trường bất động sản phát triển mạnh. Việc thu hút dòng chảy vào thị trường bất động sản ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường tiền tệ. Khi thị trường đang trong giai đoạn phát triển, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường bất động sản, các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản sẽ có kết quả kinh doanh tốt, tuy nhiên, khi thị trường suy giảm, tính thanh khoản của sản phẩm đóng băng, các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản sẽ gặp khó khăn, hệ quả là để lại các khoản nợ xấu khổng lồ trong Ngân hàng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc lớn vào sự hồi phục của ngành bất động sản, trong khi đó, thị trường này ln ln biến động, khơng thể dự đốn trước vì vậy rủi ro tín dụng là rất lớn.
Dịch vụ, thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp khá nhỏ tại ACB Huỳnh Thúc Kháng. Năm 2019, mức cho vay ngành nghề này đạt 13 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,39% trong cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME. Năm 2020, khối lượng cho vay dịch vụ thương mại tăng nhẹ lên 18 tỷ đồng, kéo theo tỷ trọng dư nợ của nhóm ngành này giảm xuống cịn 8,37% do tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME tại đơn vị tăng lên đáng kể so với năm 2019. Đến năm 2021, mức dư nợ tín dụng đối với ngành nghề này tiếp tục tăng lên 25 tỷ đồng và tỷ trọng cũng tăng lên 10,29% trong tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp SME. Nhóm ngành này với tốc độ quay vịng vốn nhanh nên khả năng hồn trả cả gốc và lãi đúng kì hạn cho ngân hàng cao khi vay ngắn hạn. Vì vậy trong năm 2021, ACB Huỳnh Thúc Kháng đã đẩy mạnh khai thác nhóm khách hàng này.
Học viện Tài chính 39 Luận văn tốt nghiệp
2.2.2 Chất lượng cho vay DNNVV
2.2.2.1 Tình hình nợ xấu doanh nghiệp SME theo nhóm nợ
Bên cạnh việc xem xét hiệu quả hoạt động cho vay thì ta cũng cần phải xem xét đến chất lượng cho vay. Theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ q hạn được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp SME theo nhóm nợ tại ACB Huỳnh Thúc Kháng (đvt: tỷ đồng)
Nhóm nợ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Nhóm 3 0,5 0,43 0,7 Nhóm 4 0,06 0,1 0,22 Nhóm 5 0,15 0,32 0,3 Tổng 0,71 0,85 1,22 Tỷ lệ nợ xấu SME (%) 0,4% 0,42% 0,5% Tỷ lệ nợ xấu toàn PGD (%) 0,9% 0.97% 1,02%
(Nguồn: số liệu tổng hợp của ACB Huỳnh Thúc Kháng năm 2019-2021) Nhìn chung, tại ACB PGD Huỳnh Thúc Kháng, tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp, chủ yếu nằm ở nợ nhóm 3, năm 2019 tổng dư nợ nợ xấu là 0,71 tỷ đồng, năm 2020 là 0,85 tỷ đồng và năm 2021 là 1,22 tỷ đồng. Đó là do chính sách chặt chẽ về thẩm định khách hàng của ACB nói chung và PGD Huỳnh Thúc Kháng nói riêng. Tại ACB Huỳnh Thúc Kháng chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp SME có tài sản đảm bảo. Mặc dù chính sách là cấp hạn mức tín dụng đến 90% giá trị