2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Thứ nhất, dư nợ tín dụng doanh nghiệp tuy tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp do thủ tục cho vay chưa được linh hoạt. Việc yêu cầu tài liệu chứng minh nguồn trả nợ và năng lực tài chính của khách hàng doanh nghiệp cịn mất nhiều thời gian.
Thứ hai, hoạt động cho vay đối với DNNVV vẫn chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp, trong khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp SME có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Như vậy khả năng đáp ứng vốn của đơn vị đối với kì hạn dài cịn hạn chế.
Thứ ba, tuy đã có quy định về cho vay khơng có tài sản bảo đảm nhưng thực tế các hợp đồng tín dụng của PGD Huỳnh Thúc Kháng vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở tài sản đảm bảo, chưa áp dụng cho vay tín chấp, trong khi đó yêu cầu về tài sản bảo đảm là một rào cản cản trở các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay, hơn nữa không phải tài sản nào cũng được ngân hàng chấp nhận là tài sản bảo đảm, việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng rất khó khăn( đặc biệt là máy móc, thiết bị đã qua sử dụng), ngân hàng thường đưa ra mức giá thấp hơn thị trường nên gây khó khăn cho việc xây dựng quan hệ tín dụng.
Thứ tư, đơn vị quá tập trung phát triển khách hàng DNNVV trong một vài lĩnh vực thế mạnh của khu vực như bất động sản, xây dựng, những ngành này chịu sự tác động của nền kinh tế mạnh mẽ, khi có biến động sẽ kéo theo nhiều
Học viện Tài chính 45 Luận văn tốt nghiệp
hệ lụy và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của PGD, trong khi đó trên địa bàn cịn một số lĩnh vực rất có tiềm năng như thương mại, cơng nghiệp nhưng khả năng khai thác của PGD còn hạn chế.
Thứ năm, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp SME tăng lên qua từng năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chưa lớn trong tổng dư nợ của đơn vị (21-25%), mặc dù thu nhập lãi từ cho vay doanh nghiệp SME tăng và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng thu nhập lãi của đơn vị (37-39%) ACB Huỳnh Thúc Kháng vẫn chú trọng vào cho vay khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp lớn.
Thứ sáu, mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở ACB Huỳnh Thúc Kháng tương đối thấp nhưng vẫn tồn tại ở cả ba nhóm nợ, cơng tác xử lý nợ xấu vẫn cịn chậm, chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa xử lý dứt điểm rủi ro và tổn thất.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Có những hạn chế trên là do những nguyên nhân sau: • Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Với một nguồn vốn nhỏ bé khi thành lập thì khi vay vốn, các doanh nghiệp SME không đủ tài sản đảm bảo để có thể vay được vốn, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
PGD chưa triển khai rộng rãi các phương thức cho vay, chủ yếu ở đây thường sử dụng các phương thức truyền thống như từng lần, theo món. Trong khi đó, sự đa năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ làm cho đơn vị gặp rủi ro và tính lỗi thời của sản phẩm trong hoạt động tín dụng.
Những điều này đã ảnh hưởng đến cơ cấu quy mô cho vay của ACB Huỳnh Thúc Kháng, vì vậy trong thời gian tới đơn vị nên xây dựng một chính sách cụ thể về lãi suất, cơ chế đảm bảo tiền vay để chất lượng cho vay ngày càng cao hơn.
Học viện Tài chính 46 Luận văn tốt nghiệp
Chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao: Để đưa ra một quyết định đúng đắn, thì ngồi việc có những kiến thức về chun mơn địi hỏi cán bộ tín dụng cịn phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy hầu hết các cán bộ tín dụng tại PGD Huỳnh Thúc Kháng đều có trình độ đại học, nguồn nhân lực của ngân hàng đang ngày được trẻ hóa, các cán bộ tín dụng là những người trẻ tuổi, năng động, ham học hỏi tuy nhiên cịn thiếu kinh nghiệm trong cơng việc, do nền kinh tế ngày càng biến động, nhiều loại hình doanh nghiệp được tạo lập, tin học hoá ngày càng phổ biến, quy trình tín dụng ngày một khác ... đã làm cho các cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn trong cơng tác cho vay, chưa nhạy bén trong kinh doanh. Nhiều cán bộ cịn thiếu tính chủ động và sự nhạy bén trong việc tìm kiếm khách hàng giữa tình hình các ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhau để thu hút khách hàng mới. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định và quản lý khách hàng.
Chính sách Marketing cịn chưa được quan tâm đúng mức: Hầu như các cán bộ tín dụng coi việc tìm kiếm khách hàng mới là của ban lãnh đạo ngân hàng nên không chủ động tham gia vào việc thu hút khách hàng mới, chỉ chờ khách hàng có nhu cầu tìm đến mà thơi, gây nên việc sử dụng nguồn vốn huy động khơng có hiệu quả.
Việc thu thập thơng tin cịn nhiều hạn chế: Để cho cơng tác thẩm định dự án cũng như cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trước, trong và sau khi vay hoạt động có hiệu quả, địi hỏi các thơng tin thu thập phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thế nhưng hiện tại ở đơn vị việc nối mạng cịn chậm, việc thu thập thơng tin của trung tâm thông tin tín dụng cịn khó khăn, chủ yếu chỉ dựa vào hồ sơ vay vốn của khách hàng là chính.
• Nguyên nhân từ các doanh nghiệp SME:
Năng lực tài chính, năng lực quản lý của các DNNVV cịn kém: Điều kiện thành lập dễ dàng nên nguồn vốn của doanh nghiệp rất bé, cơng nghệ máy móc
Học viện Tài chính 47 Luận văn tốt nghiệp
thiết bị lạc hậu đã phần nào hạn chế khả năng vay vốn của các doanh nghiệp này. Đa số doanh nghiệp có vốn tham gia vào dự án (phương án) sản xuất kinh doanh quá thấp, từ 5 đến dưới 10% tổng vốn đầu tư; trong khi đó quy chế cho vay quy định tối thiểu 15 - 20%, chưa nói đến tình trạng vốn của doanh nghiệp ghi trong phương án có cịn thực có hay khơng, khi mà cơng nợ xâm chiếm trong vốn của doanh nghiệp là chủ yếu. Hơn nữa, do khơng có khả năng quản lý, chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể, khơng xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh nên không đủ thuyết phục ngân hàng cho vay, nhất là các doanh nghiệp SME làm nghề xây dựng cơ bản, dịch vụ kinh doanh tìm hưởng chênh lệch giá, hưởng tỷ lệ thầu xây dựng.
Hệ thống sổ sách kế tốn khơng minh bạch: Điều đầu tiên khi đến ngân hàng vay vốn là các doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Thế nhưng hầu như các báo cáo này chưa được kiểm tốn, độ chính xác khơng cao, các doanh nghiệp muốn vay vốn đã làm giả kết quả kinh doanh của mình đã dẫn đến việc ngân hàng không tin cậy và không thể cho vay được.
Tài sản đảm bảo khơng đủ để có thể vay vốn được ở ngân hàng: Với quy định của NHNN là phải có tài sản đảm bảo (chỉ được cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo) đã phần nào hạn chế khả năng vay vốn của các doanh nghiệp SME. Tài sản đảm bảo từ các máy mọc thiết bị khơng có giá trị cao, cịn về đất đai thì gặp rất nhiều vướng mắc về thủ tục, về chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sự nhạy bén nắm bắt thơng tin của các doanh nghiệp SME cịn kém: Thị trường ngày càng mở rộng, giao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng tăng, nền kinh tế diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi đó việc nắm bắt thơng tin của các doanh nghiệp này cịn kém, khơng nắm bắt được sự biến động của nhu cầu thị trường về sản phẩm hàng hoá, giá cả nên các DNNVV thường bị động trong
Học viện Tài chính 48 Luận văn tốt nghiệp
kinh doanh, không gây được khả năng cạnh tranh, dễ thua lỗ, làm ảnh hưởng lớn đến an tồn vốn vay.
Đạo đức uy tín của doanh nghiệp là một điều đáng bàn đến: Ở Việt Nam, hầu như có rất ít doanh nghiệp SME tạo được uy tín trên thị trường, chủ yếu là làm ăn manh mún, nhỏ lẻ cho nên khi đến vay vốn ngân hàng, nhất là lần đầu tiên thì khó có thể vay được vốn. Trong thời gian qua, có rất nhiều vụ án chiếm dụng tín dụng xảy ra có nhiều "doanh nghiệp ma" tồn tại, gây ra tâm lý e ngại cho ngân hàng.
• Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường pháp lý: Mặc dù có nhiều văn bản pháp lý quy định về hoạt động kinh doanh của ngân hàng DNNVV nhưng các văn bản này chưa được ứng dụng nhiều vào thực tế, gây khó khăn cho q trình thực hiện của cả ngân hàng và doanh nghiệp như quy định về tài sản bảo đảm, năng lực tài chính …
- Môi trường kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả của đại dịch Covid 19, giá cả hàng hóa, giá vàng, xăng dầu … đều tăng khiến thu nhập thực tế giảm, dân cư có xu hướng tiết kiệm vàng hơn là gửi tiền vào ngân hàng, công tác huy động và sử dụng vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Giá cả tăng khiến chi phí đầu vào tăng trong khi giá bán lại không thể tăng quá mức, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp, giảm khả năng trả nợ của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Huỳnh Thúc Kháng ở trên đã cho ta thấy thực trạng của hoạt động này, khối lượng và chất lượng cho vay đều có những kết quả đáng khen song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây trở ngại cho công tác mở rộng và phát triển hoạt động cho vay của PGD Huỳnh Thúc Kháng. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp trong chương 3.
Học viện Tài chính 49 Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ACB – CN HUỲNH THÚC
KHÁNG