Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giáo dục THC Sở huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh miện (Trang 25 - 30)

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục THCS ởhuyện Gia Lộc huyện Gia Lộc

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội ở huyện Gia Lộc

Gia Lộc là huyện cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương. Trung tâm huyện cách thành phố Hải Dương 10km; phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Đơng giáp huyện Tứ Kỳ, phía Nam giáp huyện Ninh Giang, Thanh Miện, phía Tây giáp huyện Bình Giang, Thanh Miện. Chiều dài của huyện là 15km, chiều ngang ở phía Bắc rộng 10km. Diện tích tự nhiên tồn huyện là 122,15km2.

Đất đai Gia Lộc có gốc tích xa bồi, do sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi tụ tạo nên. Cốt đất cao, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất cát pha rất thuận lợi cho việc cấy lúa, gieo trồng rau màu và chăn ni. Nhờ đó, nhân dân Gia Lộc chủ yếu sống bằng nghề nông, đặc biệt là trồng trọt đã trở thành nghề chính của nhân dân địa phương. Ngày nay trên địa bàn toàn huyện đã trồng được rất nhiều loại cây rau, quả cho giá trị kinh tế cao. Ngồi ra cịn trồng được đào hoa, cây cảnh.

Cùng với nghề trồng trọt, người dân Gia Lộc rất chú trọng đến phát triển chăn ni gia súc, gia cầm. Ngồi ra, thủy sản cũng đã phát triển ở khắp các địa phương, ngồi ni các loại cá, nhân dân cịn ni các loại thủy sản như ba ba, ếch, lươn, tôm… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Về nghề thủ công truyền thống ở Gia Lộc cũng phát triển từ rất sớm, có những nghề nổi tiếng trong cả nước như: nghề khắc ván in sách rất khéo ở các làng Liễu Tràng, Thanh Liễu và Khuê Liễu (xã Tân Hưng)...Nghề làm đồ da sơn nổi tiếng và rất phồn thịnh ở những làng Trúc Lâm, Phong Lâm và Văn Lâm (xã Hoàng Diệu).

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước và sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND, HĐND huyện, các ban ngành và địa phương, huyện Gia Lộc đã đạt được những thành tích đáng kể. Kinh tế-xã hội liên tục tăng theo từng năm, đời sống nhân dân được nâng cao, tình hình chính trị ổn định... Về văn hóa- xã hội, tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có trạm y tế vì vậy mà sức khỏe của người dân được quan tâm và cải thiện hơn. Cùng với đó là các phong trào phịng chống tệ nạn xã hội dược đẩy mạnh, đời sống tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, đặc biệt đầu tư vào giáo dục được quan tâm hàng đầu.

2.1.2. Giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc

Trong điều kiện nền kinh tế tri thức như hiện nay, con người luôn được coi là phương tiện, động lực cơ bản đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta ln coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trên tinh thần đó hàng năm huyện Gia Lộc ln quan tâm, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Nhờ đó sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS ln phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt.

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc đã có những bước chuyển biến tích cực. Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố, số lượng học sinh được duy trì khá ổn định.

Bảng 2.1. Quy mơ phát triển giáo dục THCS huyện Gia Lộc giai đoạn 2012 – 2015 Năm học Chỉ tiêu 2012- 2013 2013-2014 2014-2015 Số trường 24 24 24 Số lớp 252 241 239 Số học sinh 8042 8270 7944

Nguồn: Phòng GD- ĐT huyện Gia Lộc

Từ bảng số liệu ta nhận thấy trong những năm qua khơng có sự thay đổi về quy mơ số trường học, tuy nhiên số lớp và số học sinh có sự tăng giảm rõ rệt. Đây cũng là sự biến động hoàn toàn phù hợp với tốc độ gia tăng dân số hiện nay trên địa bàn khi mà huyện đã thực hiện tốt cơng tác vận động kế hoạch hóa gia đình, số gia đình sinh con thứ 3 ngày càng giảm đáng kể (đặc biệt là từ năm 2014 chuyển sang năm 2015 cơng tác kế hoạch hóa gia đình có thể nói là thực hiện thực sự tốt). Vì vậy đây là số liệu tích cực và có thế nói trong các năm qua về quy mô trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập. Song trong thời gian tới với mục tiêu phấn đấu mở rộng số các trường đạt chuẩn quốc gia thì ngồi việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, văn hoá, việc đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trường sẽ còn được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa.

Về kết quả chất lượng giáo dục bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục các trường THCS trong huyệnGia Lộc giai đoạn 2012-2015 Gia Lộc giai đoạn 2012-2015

(Đơn vị tính :%)

Năm học

Xếp loại văn hóa Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2012- 2013 18,6 44,7 31,4 9 5,06 0,15 61,6 28,9 3 8,49 0,98 2013- 2014 19,4 8 43,5 32,8 7 4,05 0,1 62,3 5 28,2 3 8,48 0,95 2014- 2015 20,1 42,8 33,7 3,37 0,04 64,0 27,6 7,6 0,79

Nguồn: Phịng GD - ĐT huyện Gia Lộc

Nhìn vào bảng trên ta thấy công tác GD-ĐT ở các trường THCS đã đạt được những kết quả cao về mặt đạo đức. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt ngày một tăng cùng với đó là tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm đáng kể từ 8,49% xuống chỉ còn 7,6%; tỷ lệ học sinh yếu cũng giảm một cách tương đối từ 0,98% xuống chỉ còn 0,79%. Bên cạnh giáo dục về đạo đức thì giáo dục văn hóa cũng là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá được chất lượng giáo dục. Mặc dù số lượng học sinh có học lực trung bình, yếu, kém cịn chiếm một tỷ lệ tương đối (gần 40%), tuy nhiên qua các năm thì tỷ lệ học sinh giỏi đều tăng và tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm đáng kể. Đó là một kết quả khả quan cho công tác giảng dạy của các trường THCS huyện Gia Lộc. Có được kết quả đó là do có sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền huyện đã có các chính sách ưu đãi đối với các nhà trường. Cùng với đó là sự

cố gắng của thầy và trò của các trường THCS nên đã có thành quả đáng tự hào như vậy.

2.1.3. Bộ máy chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc

Là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, mang tính độc lập tương đối, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về chi NSNN cho giáo dục THCS. Bộ máy đó tuân thủ những nguyên tắc của khoa học tổ chức nói chung và những ngun tắc chính trị- xã hội nói riêng.

2.1.3.1. Phịng TC-KH

Đối với công tác chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện, phịng TC-KH có những chức năng, nhiệm vụ:

- Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục.

- Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách, phòng TC-KH phải chủ động thực hiện các biện pháp để hỗ trợ theo quy định để đảm bảo nguồn.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục.

- Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách chế độ hoặc đơn vị khơng chấp hành báo cáo thì có quyền u cầu KBNN tạm dừng thanh tốn. Trường hợp phát hiện việc chấp hành ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ thì có quyền u cầu các cơ quan nhà nước và các đơn vị dự tốn cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.

2.1.3.2. Phòng GD - ĐT

Về phân cấp quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn huyện, phịng GD- ĐT có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Chủ trì xây dựng, lập dự tốn ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn huyện.

2.1.3.3. Các trường THCS

Để đảm bảo công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS được thực hiện tốt thì các trường THCS ở huyện Gia Lộc phối hợp chặt chẽ với phòng GD-ĐT, phòng TC-KH và KBNN thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình:

- Thực hiện chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự tốn được cấp có thẩm quyền giao.

- Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh miện (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)