Chất lượng giáo dục các trường THCS trong huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh miện (Trang 28 - 35)

Gia Lộc giai đoạn 2012-2015

(Đơn vị tính :%)

Năm học

Xếp loại văn hóa Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2012- 2013 18,6 44,7 31,4 9 5,06 0,15 61,6 28,9 3 8,49 0,98 2013- 2014 19,4 8 43,5 32,8 7 4,05 0,1 62,3 5 28,2 3 8,48 0,95 2014- 2015 20,1 42,8 33,7 3,37 0,04 64,0 27,6 7,6 0,79

Nguồn: Phòng GD - ĐT huyện Gia Lộc

Nhìn vào bảng trên ta thấy công tác GD-ĐT ở các trường THCS đã đạt được những kết quả cao về mặt đạo đức. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt ngày một tăng cùng với đó là tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm đáng kể từ 8,49% xuống chỉ cịn 7,6%; tỷ lệ học sinh yếu cũng giảm một cách tương đối từ 0,98% xuống chỉ còn 0,79%. Bên cạnh giáo dục về đạo đức thì giáo dục văn hóa cũng là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá được chất lượng giáo dục. Mặc dù số lượng học sinh có học lực trung bình, yếu, kém cịn chiếm một tỷ lệ tương đối (gần 40%), tuy nhiên qua các năm thì tỷ lệ học sinh giỏi đều tăng và tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm đáng kể. Đó là một kết quả khả quan cho công tác giảng dạy của các trường THCS huyện Gia Lộc. Có được kết quả đó là do có sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền huyện đã có các chính sách ưu đãi đối với các nhà trường. Cùng với đó là sự

cố gắng của thầy và trò của các trường THCS nên đã có thành quả đáng tự hào như vậy.

2.1.3. Bộ máy chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc

Là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, mang tính độc lập tương đối, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về chi NSNN cho giáo dục THCS. Bộ máy đó tuân thủ những nguyên tắc của khoa học tổ chức nói chung và những ngun tắc chính trị- xã hội nói riêng.

2.1.3.1. Phịng TC-KH

Đối với cơng tác chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện, phịng TC-KH có những chức năng, nhiệm vụ:

- Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục.

- Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách, phòng TC-KH phải chủ động thực hiện các biện pháp để hỗ trợ theo quy định để đảm bảo nguồn.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng ngân sách giáo dục.

- Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách chế độ hoặc đơn vị khơng chấp hành báo cáo thì có quyền u cầu KBNN tạm dừng thanh tốn. Trường hợp phát hiện việc chấp hành ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ thì có quyền u cầu các cơ quan nhà nước và các đơn vị dự tốn cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định.

2.1.3.2. Phòng GD - ĐT

Về phân cấp quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn huyện, phịng GD- ĐT có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Chủ trì xây dựng, lập dự tốn ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn huyện.

2.1.3.3. Các trường THCS

Để đảm bảo công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS được thực hiện tốt thì các trường THCS ở huyện Gia Lộc phối hợp chặt chẽ với phòng GD-ĐT, phòng TC-KH và KBNN thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình:

- Thực hiện chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự tốn được cấp có thẩm quyền giao.

- Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

2.2. Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc

Chi NSNN cho giáo dục THCS là một bộ phận của chi NSNN. Căn cứ theo Luật NSNN năm 2002, nghị định 60/2003/NĐ-CP, thơng tư 59/2003/TT- BTC. Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS gồm ba khâu:

- Lập dự toán.

- Chấp hành dự toán. - Quyết toán.

2.2.1. Lập dự toán

Lập dự tốn là cơng việc khởi đầu của chu trình NSNN và có ý nghĩa quyết định đến các khâu cịn lại của chu trình. Kết quả của khâu này là dự tốn ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định. Q trình lập dự tốn chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS phải căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT – XH trên địa bàn, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến giáo dục THCS và các nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS hàng năm, phụ thuộc vào các định mức chi NSNN theo quy định. Bên cạnh đó, nó cịn phải dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi sự nghiệp, các chính sách, chế độ chi sự nghiệp của NSNN hiện hành.

Về phân cấp nhiệm vụ chi

Trong cơ chế quản lý ngân sách, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi có vị trí rất quan trọng, thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền, phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành ngân sách. Yêu cầu đối với cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSĐP là để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trên địa bàn. Chính vì vậy, để chính quyền huyện Gia Lộc có thể thực hiện tốt chức năng nhằm phát triển kinh tế- xã hội cũng như sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng trên địa bàn thì ngân sách cấp huyện cần phải được phân cấp nhiệm vụ chi một cách chặt chẽ, hiệu quả.

Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS

Vào năm đầu thời kì ổn định ngân sách, việc xây dựng dự tốn được tính tốn rất cẩn thận, kĩ lưỡng bởi vì đây là cơ sở để xây dựng dự tốn cho những năm tiếp theo trong thời kì ổn định ngân sách. Cơng tác lập dự tốn cho giáo dục THCS ln bám chắc vào các văn bản quy định về chế độ lương, phụ cấp, chính sách thu hút, đặc biệt là định mức chi tiêu có liên quan. Ví dụ như thời kì ổn định ngân sách từ năm 2011 đến 2015 các đơn vị lập dự toán

dựa theo nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND của tỉnh Hải Dương về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015. Theo nghị quyết này, lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THCS ở huyện Gia Lộc phải tuân theo định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục 569.000 đồng/ người dân/ năm. Những năm tiếp theo trong thời kì ổn định ngân sách, cơng tác lập dự tốn chủ yếu dựa vào tình hình thực hiện ngân sách của năm trước rồi xác định khoảng dự kiến cho năm kế hoạch theo các mục (chẳng hạn như những dự kiến thay đổi trong năm kế hoạch về biên chế, số cán bộ, viên chức về hưu, thai sản, sự thay đổi hệ số lương, lương cơ bản,…).

Quy trình lập dự tốn

Hiện nay, hệ thống các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Lộc đều chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản cấp trên đó là phịng GD- ĐT huyện Gia Lộc. Riêng phịng TC-KH quản lý, theo dõi số dự tốn của các trường thông qua hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc TABMIS.

Về thời gian và quy trình lập dự tốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục THCS trên địa bàn huyện Gia Lộc được thực hiện như sau: Đầu tháng 9 hàng năm, dựa trên cơ sở văn bản hướng dẫn lập dự toán và giao số kiểm tra của UBND tỉnh Hải Dương, phòng TC-KH huyện Gia Lộc tham mưu giúp UBND huyện Gia Lộc xây dựng cơng văn hướng dẫn lập dự tốn cho các đơn vị trong đó có phịng GD-ĐT huyện Gia Lộc. Dựa trên công văn hướng dẫn lập dự tốn của UBND huyện, phịng GD- ĐT lập dự tốn của đơn vị mình và các cơ sở giáo dục cơng lập trong tồn huyện, trong đó có cấp THCS. Sau đó, Phịng TC-KH huyện xem xét dự tốn do các đơn vị gửi lên và tổng hợp lại. Sau khi tổng hợp dự tốn, phịng TC-KH gửi lên UBND huyện và Sở Tài chính. Hàng năm vào khoảng tháng 12 sẽ có quyết định phê duyệt và phân bổ dự toán của HĐND huyện Gia Lộc, quyết định giao dự tốn

của UBND huyện, phịng TC-KH tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các trường THCS trước ngày 31 tháng 12.

2.2.2 Chấp hành dự toán

Chấp hành dự toán chi NSNN là khâu tiếp theo khâu lập dự tốn chi NSNN của chu trình quản lý NSNN. Sau khi được cơ quan quyền lực Nhà nước phê duyệt dự toán chi NSNN, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho các đơn vị, phòng TC-KH tiến hành phân bổ ngân sách cho từng trường. Nguồn kinh phí được phịng TC-KH cấp cho các trường THCS thơng qua phương thức rút dự toán tại KBNN. Các trường THCS đều phải mở tài khoản tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và KBNN trong q trình thanh tốn, sử dụng kinh phí. Đơn vị dự tốn được quyền chủ động sử dụng nguồn kinh phí theo quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Vào tháng 1 hàng năm, các trường phải lập lại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình, sau đó nộp 01 bản ở KBNN để họ KBNN theo dõi và kiểm soát chi, và 01 bản ở phịng TC-KH.

Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên cho các trường THCS từ NSNN là rút dự tốn từ KBNN. Cấp phát dự tốn kinh phí các trường phải ghi rõ giấy rút dự tốn kinh phí, sau đó phịng TC-KH ghi chi ngân sách cho giáo dục THCS theo chương 622, loại 490, khoản 493.

Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình đầu tư cho giáo dục THCS ta xem xét tổng số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục toàn huyện và tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục được thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục huyện Gia Lộc giai đoạn 2013 – 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Dự toán Quyếttoán Dựtoán Quyếttoán Dự toán Quyếttoán Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục 158192, 9 164832, 5 16539 3 179424, 9 192740, 1 204089, 4 Tổng chi thường xuyên ngân sách huyện 203359 222960,7 219580 244021 253298 276021,4 So sánh chi thường xuyên NSNN cho giáo dục/ tổng chi thường xuyên ngân sách huyện 73,93% 73,53% 73,94%

Nguồn: Phòng TC-KH huyện Gia Lộc

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao trên (trên 70%) và duy trì xu hướng tăng qua các năm về số tuyệt đối. Ta có thể thấy năm 2014 tỷ trọng chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục có giảm nhẹ so với năm 2013, tuy nhiên số chi ngân sách cho giáo dục vẫn tăng so với năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2014 trong cơ cấu chi ngân sách huyện có sự tăng lên khá mạnh của chi đầu tư phát triển.

Đi cùng với sự tăng lên về chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn huyện, chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS cũng tăng lên qua các năm. Ta có bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh miện (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)