Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt và độc lập với nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổ sung cho nhau. Quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế song hành và bổ sung lẫn nhau, điều này thể hiện qua các khía cạnh sau:
Quản lý nợ thuế là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ, cơ quan thuế xác định được những khoản nợ cần ưu tiên tập trung để thu nợ. Đờng thời trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nộp thuế. Cụ thể như qua việc phân loại nợ có thể thấy các khoản nợ nào là thơng thường chưa cần ápdụng các biện pháp cưỡng chế, hay các khoản nợ nào là nợ khó thu cần áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế để thu hồi.
Quản lý nợ thuế tốt giúp làm giảm chi phí cưỡng chế nợ thuế, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Cụ thể, quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc nợ của cơ quan thuế với NNT phát huy hiệu quả, làm cho số lượng các khoản nợ thuế thông thường được thu hồi tăng lên, số lượng nợ chuyển sang khó thu giảm đi. Nó có tác động trực tiếp làm giảm khối lượng cơng việc cưỡng chế thuế, dẫn tới chi phí cưỡng chế thuế giảm. Từ đó, yêu cầu đặt ra là chi phí cưỡng chế thuế thấp nhất mà hiệu quả thu nợ lại là tối đa có thể thực hiện được.
1.3.2. Tác động của cưỡng chế nợ thuế đến quản lý nợ thuế.
Ở chiều tác động ngược lại, việc cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm bớt khối lượng công việc cho quản lý nợ thuế. Việc cưỡng chế thuế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi. Khi số lượng nợ giảm thì khối lượng cơng việc quản lý nợ cũng sẽ giảm đi, hiệu quả quản lý có thể được nâng lên.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.
1.4.1. Yếu tố chủ quan.
Nhóm yếu tố này là những yếu tố chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế. Cụ thể:
- Thứ nhất là quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến các thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Chính vì vậy, mức độ hợp lý của quy trình này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nợ thuế. Một quy trình quản lý hợp lý sẽ là nền tảng để các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau, khâu quản lý được thực hiện hợp lý, hiệu quả, ít chờng chéo.
- Thứ hai là các cơng cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống máy tính, hệ
thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế tốn thuế, quản lý nợ thuế… Hệ thống
cơng cụ hỗ trợ hiện đại, phù hợp cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, quản lý thơng tin chính xác hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Thứ ba là chính sách, pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đờng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ như trong trường hợp NNT khơng có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn phải tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế lại càng khơng chính xác.
- Cuối cùng là trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi sự
thành bại của quản lý và ở đây cũng khơng phải là ngoại lệ. Những cán bộ có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ tốt hơn sẽ hồn thành cơng việc một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từ đó, hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cũng sẽ được nâng lên.
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế được biết đến như:
Thứ nhất là trình độ phát triển của nền kinh tế. Theo thống kê của các
nhà nghiên cứu về thuế khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của NNT thường không cao. Điều này dẫn đến tình trạng chây ỳ khơng chịu nộp thuế, hay cố tình lợi dụng những khe hở của chính sách pháp luật về thuế để trốn thuế, dây dưa nợ thuế kéo dài gây lên tình trạng nợ đọng về thuế lớn hay làm thất thu NSNN. Nó dẫn đến khối lượng công việc của quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn hơn so với các nền kinh tế phát triển hơn, ý thức của NNT cao hơn.
Thứ hai là sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Việc quản lý, đôn đốc nợ thuế và cưỡng chế thuế cần đến sự phối hợp, giúp đỡ rất lớn của các cơ quan chức năng khác như Kho bạc, Ngân hàng, Hải quan, Cơng an, Các tổ chức tín dụng, Chính quyền địa phương,…v.v. Sự phối hợp của các ban, ngành liên quan trong cơng tác quản lý thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thuế và thu ngân sách tại địa phương, do đó hiệu quả cơng tác quản lý cịn chưa cao, từ đó làm cho công tác thu nợ, đôn đốc, cưỡng chế nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến ng̀n thu NSNN.
Thứ ba là tình hình kinh tế xã hội từng thời kì. Giả sử trong điều kiện
lạm phát tăng cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu, đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp giảm nhiều và khi đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn khơng có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố ý chậm nộp thuế dù biết sẽ bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM