2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Gia
2.2.2. Kết quả cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
Trong giai đoạn này, công tác cưỡng chế nợ thuế cũng đã được Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đặc biệt chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên do tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn nên việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế còn rất hạn chế. Cụ thể, trong năm 2019, Chi cục đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhưng không mấy hiệu quả, số nợ thu hồi bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế cịn khá ít. Năm 2020, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng đối với 284 đơn vị tương ứng số tiền 402 tỷ đồng, quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với 825 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, số thuế nợ 449 tỷ đờng, đã thu được 197 tỷ đồng sau cưỡng chế. Cưỡng chế đối với 35 đơn vị nợ về đất trong đó có 17 đơn vị nợ tiền thuê đất, 18 đơn vị nợ tiền sử dụng đất với tổng số tiền thu 164 tỷ đồng vào NSNN. Năm 2021, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng đối với 629 đơn vị với số tiền 528 tỷ đồng; quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với 764 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, có số thuế nợ 396 tỷ đờng, thu được 189 tỷ đồng sau cưỡng chế. Cưỡng chế đối với 28 đơn vị nợ về đất trong đó 18 đơn vị nợ tiền sử dụng đất, 10 đơn vị nợ tiền thuế đất với số tiền là 263 tỷ đồng, thu được 127 tỷ đồng sau cưỡng chế.
2.2.2.1. Các biện pháp cưỡng chế thuế đang được áp dụng tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
5. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. 6. Thu hời mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.
7. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Để đạt được những kết quả trong công tác đôn đốc thu nợ như trên, ngồi việc tích cực áp dụng các biện pháp dơn đốc thu hời nợ, Chi cục cịn cố gắng thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm tăng hiệu quả quản lý nợ và thu hồi số nợ thuế. Cụ thể như:
Tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ, đối thoại tư vấn pháp luật trực tiếp (trực tuyến trong mùa dịch) về thuế thơng qua đó nâng cao sự hiểu biết của NNT về chính sách, pháp luật thuế.
Tổ chức tốt các hoạt động "Ngày lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm tham gia. Qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình chấp hành pháp luật thuế.
Chi cục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trực tuyến online trong mùa dịch, thơng qua đó góp phần hạn chế nợ đọng thuế.
Tiếp tục thực hiện công tác phối hợp liên ngành đảm bảo thu hồi tiền nợ thuế vào NSNN
Cơng khai số thuế cịn nợ của các tổ chức cá nhân bằng cách liên lạc qua các phương tiện mạng xã hội hoặc dán tại bảng tin Chi cục thuế để NNT chủ động nắm bắt số thuế còn nợ.
2.2.2.2. Những khó khăn trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1. Với biện pháp trích tiền từ tài khoản đối tượng bị cưỡng chế, do điều kiện kinh tế thành phố đang trên đà phát triển, khơng phải NNT nào cũng có tài khoản ngân hàng hoặc có nhiều NNT có tài khoản nhưng lại khơng có số dư hoặc số dư cịn ít. Ngồi ra, việc nắm bắt được số tài khoản, số dư của NNT tại các ngân hàng cũng cịn gặp nhiều khó khăn.
2. CQT khơng nắm được tài sản hiện có của doanh nghiệp, để kê biên thì chính doanh nghiệp phải tự giác thống kê tài sản và báo cáo cho CQT. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp đã cố ý bỏ trốn, phát tán tài sản thì sẽ khơng bao giờ báo cáo tài sản của mình cho cơ quan chức năng. Trong nhiều trường hợp, CQT xác định được tài sản của doanh nghiệp nhưng những tài sản này doanh nghiệp đã thế chấp tại các ngân hàng để vay vốn ngân hàng. Mặt khác nếu doanh nghiệp cịn tài sản thì q trình bán đấu giá phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp, phải qua nhiều cơ quan chức năng, phải thành lập Hội đồng đấu giá và mất nhiều chi phí cho các chuyên gia định giá tài sản. Do vậy quá trình kê biên, đấu giá tài sản thường mất nhiều thời gian và chi phí nên việc thực hiện trong thực tế không khả thi. Một vướng mắc nữa khi thực hiện biện pháp này là thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản của đơn vị là chi nhánh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc: hiện nay, các chi nhánh vẫn được phép tự khai thuế GTGT, có quyền mua hóa đơn GTGT để sử dụng nhưng tài sản của chi nhánh lại do cơng ty chính quản lý. Vì vậy, trong trường hợp chi nhánh nợ thuế thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là điều không thể, bởi công ty không phải là người nợ thuế, còn nếu cưỡng chế chi nhánh thì khơng có tài sản để kê biên. Do đó, quy định xử lý cho các trường hợp này nhất thiết phải
được hướng dẫn cụ thể, để cơ quan địa phương thực hiện thống nhất, đảm bảo tính khả thi.
3. Về biện pháp cưỡng chế bằng thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ ba) cũng chưa rõ ràng, cách thức tiền hành xác minh để có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế hiện chưa được hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong tồn ngành. Vì thế việc xác định đối tượng thứ ba để tiến hành cưỡng chế cũng rất khó thực hiện.
4. Hóa đơn có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của mọi NNT, chính vì vậy việc cưỡng chế liên quan đến hóa đơn thường có tính răn đe cao và áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù, cho đến nay ngành Thuế quyết tâm triển khai thành công HĐĐT theo quy định tại Nghị định số 123/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, tạo tiền đề vững chắc cho việc áp dụng HĐĐT bắt buộc từ tháng 7/2022 trên toàn quốc, trong năm 2021 cũng đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tổ chức, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và lộ trình triển khai cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên để thực hiện đồng bộ dẫn đến việc để áp dụng được biện pháp này cần phải mất thời gian hồn thiện và chi phí. Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp này cũng yêu cầu sự phối hợp quản lý cao giữa bộ phận quản lý hóa đơn với bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
5. Biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề là biện pháp cưỡng chế cuối cùng, chỉ được thực hiện khi không thực hiện được hoặc đã thực hiện 6 biện pháp trên nó nhưng chưa thu đủ số thuế phải nộp. Tuy nhiên, thực tế chi cục chưa thực hiện biện pháp này do vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp tục hoạt động kinh doanh để có khả năng nộp thuế vào NSNN.
luật chặt chẽ nhưng trong thực tế triển khai lại rất khó khăn do phải thực hiện tuần tự theo các bước mà không được áp dụng linh hoạt dẫn đến mất nhiều thời gian và nhân lực nhưng hiệu quả lại không cao, đồng thời thực tế cũng chưa thực sự mạnh tay áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế và vì thế nhiều trường hợp người nợ thuế cịn xem nhẹ chế tài này.