2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Gia
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia
miễn giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng và Giảm thuế theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP. Đây là năm thứ 2 nền kinh tế bị tác động bởi dịch Covid- 19. Tuy nhiên, bằng những chính sách kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cũng như các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, nền kinh tế đã phục hời nhanh chóng, góp phần giúp chi cục Thuế huyện Gia Lâm nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tất cả các thành tích trên là nhờ có được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Cục Thuế TP. Hà Nội, HHDND-UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phịng ban và các chính quyền của các xã, thị trấn đối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Gia Lâm.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội huyện Gia Lâm - TP. Hà Nội
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. Lâm.
2.2.1.1. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
Công tác QLN&CCT là khâu cuối cùng trong hệ thống quản lý thuế, là một trong những chức năng chính và cơ bản của mơ hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai tự nộp. Nhưng vấn đề tự nộp thuế theo đúng thời gian quy định trong Luật quản lý thuế thì lại là một vấn đề nan giải,rất nhiều đối tượng nộp thuế không thực hiện nộp số thuế đã kê khai cho nhà nước đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ thuế. Có thể khẳng định cơng tác quản lý nợ đang là bài tốn khó đối với ngành Thuế nói chung trên cả nước. Chính vì vậy, tại thời điểm này, mỗi một cục thuế địa phương đều đang có những chiến lược khác nhau để vừa đảm bảo công tác quản lý, thu hồi nợ thuế vừa không tác động xấu tới tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm được triển khai thực hiện bám sát theo quy trình quản lý nợ thuế.
Trước hết để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng nợ thuế tại Chi cục trong những năm gần đây ta cần nắm được những số liệu cơ bản nhất như là tổng số thuế nợ tính đến 31/12 hàng năm, tổng số thu thực hiện được trong năm đã được thể hiện thông qua bảng tổng hợp nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021 sau đây :
Bảng 2.2. Tổng hợp chung về tình trạng nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng số thuế thực hiện thu 2.602.837 4.510.039 2.195.914
Tốc độ tăng số thuế thực hiện thu (%) 35,92 42,29 -105,38
Tổng nợ tính đến 31/12 401.770 265.606 224.922
Tốc độ tăng nợ thuế (%) -45,08 -51,27 -18,09
Tỷ lệ nợ đọng so với số thuế đã thu
được (%) 19,05 23,09 26,95
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế và báo cáo tổng hợp phân loại nợ giai đoạn 2019 –2021)
Qua biểu số liệu trên cho thấy, số thuế thực thu vào NSNN tăng từ 2.602.837 trệu đồng năm 2019 lên đến 4.510.039 triệu đồng vào năm 2020, tăng 42,29% so với cùng kì năm 2019. Đến năm 2021, số thu NSNN giảm sâu cịn 2.195.914 triệu đờng, giảm sâu tới 105,38% so với cùng kì năm 2020. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 khiến cho các doanh
nghiệp kinh doanh khó khăn, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm cũng đã tăng cường hỗ trợ miễn, giảm tiền thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để từ đó nhanh chóng phục hời ng̀n thu. Với số thu NSNN khơng ổn định qua các năm thì số nợ thuế đến ngày 31/12 cũng có biến động đáng kể. Trong năm 2019, thì tổng nợ thuế tính đến ngày 31/12 là 401.770 triệu đồng đến 31/12/2020 là 265.606 triệu đồng với tốc độ giảm mạnh lên tới 51,27% (tương ứng 136.164 triệu đồng). Bước sang năm 2021, số nợ thuế tính đến ngày 31/12/2021 tiếp tục giảm nhẹ xuống cịn 224.922 triệu đờng, giảm 18,09% (tương đương 40.684 triệu đồng).
Tỷ lệ nợ đọng so với số thuế thu vào NSNN cũng có sự biến động tích cực qua các năm. Trong năm 2019 tỷ lệ nợ đọng thuế so với số thu NSNN là 19,05%, sang năm 2020 mặc dù tăng lên là 23,09% nhưng không đáng kể so với số thu vào NSNN. Đến năm 2021, tỷ lệ nợ đọng thuế tăng lên tới 26,95% mặc dù số thuế thu vào NSNN đã giảm mạnh, nguyên nhân có thể nói do các đợt dịch Covid-19 bùng phát trong năm khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, trong năm 2021 cũng có nhiều sự thay đổi trong cơ chế, chính sách về thuế sửa đổi, bổ sung bắt đầu có hiệu lực. Vì vậy, việc triền khai quản lý thu ngân sách của Chi cục cịn gặp nhiều khó khăn, nợ đọng thuế cịn khá cao. Ngồi ra, cơ chế chính sách và hoạt động quản lý nợ tại Chi cục cũng còn một số điểm hạn chế. Điều này cũng đặt ra vấn đề cần có những biện pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý nợ, quản lý thu ngân sách tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.
2.2.1.2. Đánh giá thực trạng nợ thuế qua việc phân loại nợ thuế.
Tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm, nợ thuế được phân loại và theo dõi theo cả sắc thuế, loại hình kinh tế và theo khả năng thu. Đầu tiên, ta xem xét tình trạng nợ theo sắc thuế tại Chi cục:
Bảng 2.3: Nợ thuế theo sắc thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số nợ Tỷ lệ % Số nợ Tỷ lệ % Số nợ Tỷ lệ % Tổng nợ 401.770 100 265.660 100 224.922 100 Thuế GTGT 95.695 23,82 80.478 30,29 77.969 34,66 Thuế TNDN 9.797 2,44 6.526 2,46 7.247 3,22 Thuế TTĐB 358 0,09 203 0,08 216 0,10 Thuế TNCN 15.309 3,81 27.822 10,47 19.403 8,63 Thuế tài nguyên 11.793 2,94 - - - - Thuế SDĐ PNN 8.479 2,11 7.866 2,96 7.604 3,38 Lệ phí mơn bài 6.258 1,56 5.677 2,14 4.674 2,08 Tiền phạt 6.147 1,53 2.736 1,03 3.389 1,51 Tiền chậm nộp 246.234 61,29 133.859 50,39 104.015 46,24 Thu khác 1.700 0,42 493 0,19 405 0,18
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo sắc thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021)
Qua bảng phân loại nợ theo sắc thuế ở trên ta có thể thấy trong giai đoạn 2019-2021 nợ thuế GTGT và tiền chậm nộp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sắc thuế mà Chi cục Thuế huyện Gia Lâm quản lý. Cụ thể qua các năm, năm 2019 số nợ thuế GTGT là 95.695 triệu đồng (tương ứng chiếm 23,82%), số nợ tiền chậm nộp là 246.234 triệu đồng chiếm tới 61,29% so với tổng nợ thuế trong năm; năm 2020 số nợ thuế GTGT đã giảm xuống cịn 80.478 triệu đờng (tương ứng giảm 15.217 triệu đồng) nhưng tỷ lệ đã tăng lên chiếm tới 30,29% do tổng nợ thuế trong năm 2020 ít hơn so với năm 2019, số nợ tiền chậm nộp đã giảm xuống cịn 50,39% (tương ứng giảm 112.375 triệu đờng) số nợ; năm 2021 nợ thuế GTGT đã tăng lên 34,66% (tương ứng số nợ là 77.969 triệu đồng) và số tiền chậm nộp cũng đã giảm xuống còn 46,24% tương ứng 104.015 triệu đồng.
Các khoản nợ cịn lại tuy chiếm tỷ lệ nợ khơng cao trong tổng số thuế của năm của Chi cục nhưng cũng đều có xu hướng tăng lên qua các năm trong giai đoạn này, chính vì vậy cũng được chú ý quản lý. Từ đó đặt ra vấn đề, Chi cục cần đặc biệt chú trọng quản lý nợ thuế đối với các sắc thuế như: Thuế GTGT, TNDN, Thuế SD ĐPNN, tiền phạt chậm nộp.
Qua đây ta có thể thấy cần nắm rõ luật thuế GTGT và tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng nộp thuế để tìm ra nguyên nhân. Về mặt bản chất, thuế GTGT là thuế gián thu, tiền thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng khi mua hàng hóa dịch vụ phải chịu. Để đạt được kết quả trong công tác quản lý nợ thuế GTGT nói trên là do xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan được nêu ngắn gọn sau đây:
Nguyên nhân khách quan :
- Tình hình kinh tế trên khu vực huyện Gia Lâm vào giai đoạn cuối năm 2019-2021 đều phải chịu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Mặc dù, tình hình kinh tế hiện nay đang có những chuyển biến tích cực nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động bất lợi đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm nguồn thu ngân sách; mặt khác, đây cũng là nguyên nhân số nợ tiền thuế còn cao.
- Trong thời gian qua Chi cục đã có nhiều hiệu quả về mặt cải thiện hành chính, thủ tục thuế hỗ trợ NNT giúp đơn giản hóa thủ tục, lưu trữ, giúp tích kiệm thời gian của cả NNT và CQT, tạo điều kiện giúp NNT nộp thuế một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Ý thức tuân thủ của NNT đã được cải thiện, nâng cao hơn trước, điều này được thể hiện rõ qua 3 chỉ số đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế được ban hành tại chi cục có xu hướng tăng lên.
Nguyên nhân chủ quan :
- Sự nỗ lực, tăng cường quản lý,đổi mới trong hoạt động của các đội thuế đã dần mang lại nhiều hiệu quả,đặc biệt là đội Kiểm tra - quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
- Sự phối hợp, hỗ trợ giữa các đội với nhau trở nên chặt chẽ,kịp thời hơn. Bên cạnh đó, trước thực trạng nợ thuế nhiều trong những năm vừa qua thì sự quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện kịp thời của lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế được tăng cường hơn.
Với đặc điểm của đối tượng nộp thuế trên địa bàn do Chi cục Thuế huyện Gia Lâm quản lý chủ yếu những doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh cá thể nên số thu từ các sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân còn thấp, nhỏ lẻ, phân tán. Tuy số thu thấp so với tổng nợ trong năm nhưng không được sao nhãng, chủ quan trong công tác quản lý đôn đốc thu nộp thuế, phải cố gắng huy động nguồn thu này vào NSNN một cách đầy đủ và kịp thời. Cho nên với tình trạng tăng tỷ trọng của những sắc thuế trên qua các năm đòi hỏi Chi cục Thuế phải tăng cường quản lý hơn nữa, đặc biệt là bộ phận quản lý nợ phải sát sao chú trọng công tác quản lý nợ theo từng sắc
thuế, kể cả với những sắc thuế mang lại số thu không nhiều. Việc quản lý nợ theo sắc thuế liên quan mật thiết nhiều đến quản lý nợ theo từng đối tượng nộp thuế, do đó vấn đề này sẽ tiếp tục được phân tích sau khi có những phân tích đánh giá về công tác quản lý thuế theo đối tượng nộp thuế để nắm bắt được rõ hơn trong từng sắc thuế đối tượng nào nợ thuế ít, nợ thuế nhiều, việc quản lý nợ thuế đối với mỗi nhóm đối tượng có những khó khăn đặc thù nào.
Sau khi có những thơng tin về tổng nợ và số nợ từng sắc thuế, để thực hiện tốt công tác quản lý nợ, việc nắm bắt được tình hình nợ thuế theo loại hình kinh tế là rất cần thiết. Thực tế, tình hình nợ thuế theo loại hình kinh tế của bộ phận quản lý nợ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4: Nợ thuế theo loại hình kinh tế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số nợ Tỷ lệ % Số nợ Tỷ lệ % Số nợ Tỷ lệ % Tổng nợ 401.770 100 265.660 100 224.922 100 Doanh nghiệp Nhà
nước Trung ương 170.620 42,47 65.215 24,55 55.605 24,72 Doanh nghiệp NN
địa phương 11.174 2,78 33.710 12,69 26.994 12,00 DN có vốn đầu tư
nước ngồi 47 0,01 1.029 0,39 281 0,12 Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 140.533 34,98 85.081 32,03 81.623 36,29 Hộ kinh doanh 79.396 19,76 85.625 32,23 60.419 26,86
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo loại hình kinh tế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021)
Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy số nợ thuế trên địa bàn huyện Gia Lâm có sự biến đổi khơng đều qua các năm và số nợ chủ yếu đến từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2019, số nợ thuế của DNNN NQD chiếm tới 34,98% tổng nợ thuế trong năm (tương ứng nợ 140.533 tiệu đồng). Đến năm 2020, số nợ thuế DNNN NQD đã giảm nhẹ xuống cịn 85.081 triệu đờng, chiếm 32,03% tổng nợ thuế trong năm (tương ứng giảm 55.452 triệu đồng). Năm 2021, nợ thuế của DNNQD là 81.623 triệu đồng, chiếm tới 36,29% số nợ trong năm 2021 (tương ứng vượt 4,26% so với năm 2020). Tuy nhiên, số nợ thuế của DNNN TW cũng chiếm tỷ trong khá lớn qua các năm tại địa bàn huyện. Năm 2019, số nợ thuế của DNNN TW lên tới 42,47% tổng số nợ trong năm (tương ứng nợ 170.620 triệu đồng). Năm 2020, số nợ thuế của DNNN TW có tốc độ giảm mạnh chỉ cịn 65.215 triệu đờng (tương ứng giảm 105.405 triệu đồng), chiếm 24,55% số nợ trong năm. Đến năm 2021, số nợ của DNNN TW tiếp tục giảm mạnh xuống còn 55.605 triệu đồng (giảm 9610 triệu đồng so với năm 2020), chiếm 24,72% số nợ trong năm. Đây thực sự là một dấu hiệu cần phải quan tâm tới công tác quản lý và đôn đốc thu hồi nợ thuế của các DNNQD và DN NNTW tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. Cùng với đó là số nợ thuế của hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ thuế nhưng ở năm 2020 lại có xu hướng tăng mạnh so với năm 2019. Tuy nhiên, số nợ của DNNN TW đang có dấu hiệu tích cực, số nợ của năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 và tiếp tục giảm trong năm 2021. Mặc dù, điều kiện kinh tế của NNT trong giai đoạn 2019-2021 gặp rất nhiều kho khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng tình hình nợ thuế trên địa bàn huyện vẫn có những diễn biến tích cực. Điều này cho thấy cơng tác quản lý nợ thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đã có những thành tích nhất định và cần phải tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa những kết quả này.
Tiếp theo, ta xem xét tình hình phân loại nợ qua khả năng thu hồi nợ tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm:
Bảng 2.5: Nợ thuế phân theo khả năng thu hồi nợ tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021.
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số nợ Tỷ lệ % Số nợ Tỷ lệ % Số nợ Tỷ lệ % Tổng nợ 401.770 100 265.660 100 224.922 100 Nợ khó thu 113.151 28,16 45.947 17,30 26.247 11,67 Nợ có khả năng thu 158.692 39,50 188.861 71,09 168.514 74,92 Nợ chờ xử lý, điều chỉnh 129.927 32.34 30.852 11,61 30.161 13,41
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo khả năng thu hồi nợ tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021)
Từ bảng số liệu 2.5 trên ta có thể thấy, tình hình nợ thuế theo khả năng thu hồi trong 3 năm giai đoạn 2019-2021 tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm có nợ khó thu và nợ chờ xử lý chiếm tỷ trọng nhỏ và nợ có khả năng thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ của năm, hơn nữa nợ có khả năng thu ln có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể:
Đối với nhóm nợ khó thu:
- Mức nợ khó thu qua các năm có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể như sau: năm 2019 số nợ khó thu là 113.151 triệu đờng, chiếm 28,16% tổng nợ trong