Đánh giá chung công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế tại Chi cục Thuế

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện gia lâm – TP hà nội (Trang 64)

thuế huyện Gia Lâm

2.3.1. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019-2021.

Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ trong những năm từ 2019 đến năm 2021 gặp khá nhiều khó khăn khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tuy nhiên hàng năm tỷ lệ nợ đọng thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm duy trình ở mức có xu hướng giảm dần, số thu nợ ngày càng tăng cho thấy trong công tác quản lý thu và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ngày càng được nâng cao rõ rệt, phần nào đã phản ánh được hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ trên địa bàn.

Trong thời gian qua, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đã thực hiện các biện pháp quản lý, đôn đốc nợ, xử lý thu nợ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

- Hiệu lực cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được tăng cường rất tốt do Chi cục Thuế thường xuyên tiếp xúc, nắm rõ đối tượng nên đối với từng đối tượng cụ thuế các cán bộ trực tiếp quản lý có các cách tiếp cận và đơn đốc khác nhau, phù hợp với điều kiện thanh toán của các doanh nghiệp.

- Tất cả các đội chức năng tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đã xem công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ chung mà tất cả đều phải cố gắng nỗ lực để hoàn thành ở mức độ cao nhất. Việc gắn chỉ tiêu thu nợ vào chỉ tiêu xét thi đua ở hầu hết các bộ phận khiến cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế luôn được quan tâm và thực hiện với trách nhiệm cao của các cán bộ.

- Việc thường xun có sự thơng tin phản hời lẫn nhau giữa các bộ phận chức năng giúp giảm thiểu sự sai sót của cơ quan thuế các khâu. Qua đó giảm thiểu ở mức thấp các khoản nợ ảo.

- Hàng tháng, Chi cục đều tiến hành rà soát, đánh giá tình hình nợ đọng, đối chiếu dữ liệu, quản lý chặt chẽ các khoản nợ thuế trên địa bàn Chi cục quản lý.

- Áp dụng tích cực các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế bằng điện thoại, mời lên làm việc trực tiếp, ban hành thông báo nợ, thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế, phối hợp với ngân hàng xác minh thông tin NNT, thông báo NNT nợ thuế trên phương tiện thông tin đại chúng, …Qua đó, số tiền thuế nợ thu hời được qua các năm tăng liên tục trong giai đoạn này.

- Công tác quản lý nợ bám sát theo quy trình quản lý nợ đã được ban hành và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất theo từng nội dung khác nhau.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt, biểu hiện tỷ lệ số doanh nghiệp nợ thuế so với tổng số doanh nghiệp Chi cục Thuế huyện Gia Lâm đang quản lý ngày càng có xu hướng giảm.

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. cục Thuế huyện Gia Lâm.

- Trong giai đoạn 2019-2021 vừa qua, tổng số nợ thuế tính đến cuối năm (ngày 31/12) ln có xu hướng giảm liên tục đặc biệt trong năm 2020 số nợ thuế đã giảm cực sâu. Tuy nhiên khi xét theo tỷ lệ nợ thuế tính đến 31/12 trên số thu NSNN (bảng 2.8) được thì ta thấy nợ thuế vẫn cịn ở mức cao và không chắc chắn. Tỷ lệ nợ tính đến cuối năm đã giảm sâu chạm mốc 5,88% vào năm 2020 tuy nhiên tại thời điểm này ngành Thuế đã có nhiều biện pháp miễn, giảm nợ thuế TNCN, thuế đất, …v.v do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhằm hỗ trợ NNT trong thời kì khó khăn. Bởi vậy mức nợ thuế chưa thực sự giảm sâu và giảm chắc chắn như mong đợi, con số thực tế đã cho thấy khi bước

sang năm 2021 tỷ lệ nợ thuế tiếp tục tăng khi nền kinh tế đã có những bước dần phục hồi.

- Trong công tác quản lý nợ tại Chi cục vẫn đề phát sinh nợ mới, bên cạnh đó chỉ tiêu số nợ năm trước chuyển sang thu hồi được trong năm nay giảm đi đáng kể (bảng 2.7).

- Tỷ lệ tổng nợ đọng năm trước chuyển sang thu được trong năm nay trên tổng nợ thuế có khả năng thu tính đến 31/12 năm trước có xu hướng giảm nhưng khơng ổn định. Điều này cho thấy hiệu quả công tác theo dõi đôn đốc các khoản nợ có khả năng thu chưa cao (bảng 2.8).

- Trong công tác quản lý nợ thuế theo các sắc thuế thì vẫn để một số sắc thuế tuy chiếm tỷ trọng nợ thấp nhưng lại có dấu hiệu tăng liên tục qua các năm như thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (bảng 2.4); một số khác khơng duy trì được chiều hướng tích cực, sau khi giảm được mức nợ thì mức nợ lại tăng thêm như tiền cho thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp…

- Công tác quản lý đối tượng nợ thuế cịn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp hữu hiệu để theo dõi, giám sát chặt chẽ người nợ thuế; Chi cục đã triển khai việc rà soát, điều tra số nợ của người nợ thuế nhưng chưa thường xuyên, tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn, chuyển địa điểm kinh doanh vẫn xảy ra mà việc cập nhật chưa được kịp thời để có biện pháp xử lý.

2.3.3. Nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm. thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.

- Từ cuối năm 2019 cho đến thời điểm hiện tại dịch Covid-19 gây ra nhiều tác động tiêu cực làm cho toàn bộ nền kinh tế và tất nhiên các đối tượng NNT cũng khơng nằm ngồi những tác động tiêu cực này. Mặc dù đã bước sang năm 2022, nền kinh tế đang có những bước dần phục hời nhưng rất nhiều NNT gặp khó khăn về tài chính từ đó khơng trả được nợ thuế. Số doanh nghiệp

hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, phá sản, bỏ kinh doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm tăng nhanh chóng trong giai đoạn dịch bệnh. Dẫn đến tình hình nợ đọng thuế tăng do NNT chậm nộp thuế, bỏ kinh doanh, giải thể phá sản...

- Trong khoảng 2 năm trở lại đây, huyện Gia Lâm đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ phấn đấu trở thành Quận trong năm 2023, nhiều khu đô thị mới mọc lên, nhiều tuyến phố được mở rộng đã thu hút hàng nghìn dân cư về đây sinh sống khiến cho giá cả các mặt hàng tăng cao như xăng, dầu, …. mức sống của người dân cũng được nâng cao nhưng đồng thời cũng gây ra hiện tượng “lạm phát khu vực” ở mức độ đáng kể, khiến giá cả hàng hóa leo thang. Các dự án đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong địa bàn huyện cũng tăng lên với tốc khá nhanh tuy nhiên tình trạng thua lỗ ở nhiều doanh nghiệp đã gây ra các khoản nợ khó thu.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa kịp thời. Cơng tác phối hợp, hỗ trợ truy tìm điều tra xác minh các đối tượng bỏ trốn, mất tích chưa tốt. Ngồi ra, các cơ quan pháp luật thực hiện điều tra xử lý đối tượng vi phạm pháp luật thuế chưa tích cực dẫn đến nhiều vụ việc kéo dài, khơng có kết luận xử lý hoặc xử lý không thông tin cho cơ quan thuế biết để phối hợp xử lý nợ.

- Ý thức tuân thủ pháp luật của NNT chưa cao, tình trạng chây ỳ khơng chịu nộp thuế theo nghĩa vụ dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế lớn.

- Có một số DN đã nộp thuế qua chuyển khoản đúng ngày nhưng kho bạc khi luân chuyển chứng từ phản ánh sai ngày nộp dẫn đến tình trạng cơ quan thuế phạt nộp chậm sai.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

- Nhân sự làm công tác quản lý nợ biên chế ít và kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dù đã được chú trọng nhưng chưa được chuyên sâu.

Ngân hàng, Công an và các cấp chính quyền trong cơng tác thu nợ chưa thực sự hiệu quả.

- Công tác tuyên truyền, phê phán đối tượng nợ thuế chưa được thường xun nên tạo sự khơng bình đẳng giữa NNT chấp hành tốt nghĩa vụ thuế và NNT chây ỳ nợ đọng thuế.

- Công nghệ thông tin cập nhật dữ liệu NNT chưa đầy đủ, nhất là trong việc hỗ trợ số dư tài khoản của người nợ thuế để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

- Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cịn nhiều khó khăn, chưa thực sự quyết liệt nên hiệu quả thu hời nợ cịn thấp.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thường xuyên liên tục, do liên quan đến nhiều khâu, nhiều cơ quan trong khi đó vẫn phải theo dõi số nợ này qua nhiều thời kỳ.

Qua nghiên cứu cho thấy, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm trong những năm vừa qua đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nợ thuế. Đã chủ động triển khai các biện pháp thu nợ, tích cực tuyên truyền phổ biến luật thuế, thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, đờng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra những đối tượng nợ đọng, xử lý theo đúng pháp luật. Vì thế cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Chi cục đã đạt được kết quả đáng khen thưởng, góp phần hồn thành vượt mức chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên, trong q trình triển khai cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, bên cạnh những ưu điểm, Chi cục vẫn còn một số điểm hạn chế chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Trước tình hình như vậy, địi hỏi Chi cục phải triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế để góp phần chống thất thu cho NSNN và đảm bảo công bằng xã hội.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM 3.1. Định hướng chung trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi Cục Thuế Huyện Gia Lâm.

3.1.1. QLN&CCT phải đảm bảo tính nghiêm minh, sự bình đẳng trong việc thực hiện các luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế. thực hiện các luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế.

Trước tình hình kinh tế cịn đang trong giai đoạn phục hời do những tác động của đại dịch Covid-19 như hiện nay, để đảm bảo thu hồi được các khoản nợ thuế, hoàn thành tốt các chỉ tiêu thu nợ của Tổng cục thuế và Cục thuế giao thì cần bố trí, sắp xếp, phân cơng cán bộ có năng lực, có trách nhiệm, đảm bảo thực hiện tốt công tác QLN & CCNT.

Trong những năm tới, mục tiêu của quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế.

Đội Kiểm Tra - Quản lý nợ và Cưỡng chế thuế cần theo dõi được số thuế nợ theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi nợ, nguyên nhân của từng khoản nợ thuế và kết hợp với việc phân tích thơng tin về tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN, hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn để có kế hoạch, biện pháp thu nợ phù hợp và đúng đối tượng.

3.1.2. QLN & CCT phải đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu thu nợ theo kế hoạch đề ra. hoạch đề ra.

Căn cứ vào chỉ tiêu thu nợ do Cục thuế giao chỉ tiêu phấn đấu thu nợ, ngay từ đầu năm Chi cục phải tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, công tác QLNT. Để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý

thu nợ Chi cục cần xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ thuế trên địa bàn; phân công cán bộ theo dõi đôn đốc theo từng ngành, lĩnh vực; thường xuyên thực hiện rà sốt, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và QLNT.

- Xây dựng kế hoạch thu nợ cụ thể, chi tiết đến từng khoản nợ và giao kế hoạch đến từng cán bộ làm công tác thu nợ.

- Tập trung nhân lực để đôn đốc thu nợ,nhất là các khoản nợ khơng có khả năng thu,khơng để tăng nợ mới,phấn đấu số nợ có khả năng thu từ 31/12/2021 chuyển sang năm 2022 giảm 80%, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xuống dưới 5% trên tổng số thu.

- Thường xuyên đối chiếu nợ thuế để theo dõi nợ một cách chính xác - Tiến hành tính tiền phạt chậm nộp theo đúng quy định,thực hiện việc cưỡng chế nợ bằng nhiều hình thức kể cả các biện pháp mạnh như thông báo hóa đơn khơng có giá trị sử dụng,cưỡng chế tài sản.

3.1.3. QLN & CCT cần đảm bảo quản lý được theo từng khoản nợ thuế.

Đối với khoản nợ do DN lâm vào tình trạng khó khăn khách quan như gặp thiên tai, dịch họa mà khơng có khả năng nộp kịp thời thì cần xem xét để gia hạn nợ và lên lộ trình trả nợ phù hợp với năng lực của người nợ thuế.

Đối với các khoản nợ mà hiện nay đối tượng nộp thuế đang khiếu nại chưa đờng tình với mức phải nộp, thì sẽ xem xét để giải quyết khiếu nại và sau khi giải quyết khiếu nại thì tổ chức đơn đốc thu vào cho NSNN.

Đối với các khoản nợ có khả năng thu, hàng tháng Chi cục thuế cần phân loại và thực hiện các biện pháp thu nợ kịp thời. Trên cơ sở tình hình tài chính cụ thể tại đơn vị, cơ quan thuế yêu cầu đơn vị có kế hoạch nộp thuế trong thời hạn nhất định. Riêng đối với các cơ quan đơn vị thực sự khó khăn về tài chính thì tạo điều kiện cho đơn vị phân kỳ nộp dần số thuế nợ đọng vào NSNN.

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hỗ trợ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.

3.2.1 Các giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ.

Trong thời gian gần đây, cụ thể là năm 2021 ngành Thuế đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cải cách thủ tục hành chính; cung cấp các dịch vụ thuế điện tử nhằm hiện đại hoá tồn diện cơng tác quản lý thuế, tạo thuận lợi và giảm chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân, cũng như đẩy mạnh hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế nên có rất nhiều thay đổi trong các chính sách thuế được triển khai. Những thay đổi đó với mục đích thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế nhất là trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp cũng như bắt kịp xu thế phát triển của công nghệ thông tin, một mặt thơng thống tạo điều kiện tối đa cho đối tượng nộp thuế; mặt khác phải giúp CQT quản lý chặt chẽ, phần nào giảm bớt những kẽ hở tạo cơ hội cho một số ĐTNT có những hành vi lách luật, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Như những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế vẫn đang còn hiện hữu với những diễn biến đáng lo ngại trong thời gian qua là do công tác quản lý nợ thuế còn lỏng lẻo, chưa thật sự chặt chẽ dẫn tới số nợ thuế tăng, tuổi nợ kéo dài tạo ra áp lực cho công tác cưỡng chế nợ thuế vốn đang cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó để thu hời được tiền thuế nợ vào NSNN trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất thì

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện gia lâm – TP hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)