Giải pháp về cơng tác quản lý và chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện gia lâm – TP hà nội (Trang 76)

3.2.2.1 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao cả về chất lượng và số lượng cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.

Một trong những mục tiêu của cải cách ngành thuế là đội ngũ cán bộ thuế trung thực, trong sạch, chuyên nghiệp, văn minh, đem lại sự tin tưởng, hài lòng cho NNT. Để làm được điều này, ta cần nâng cao được trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chyên sâu đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến và phát triển. Bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các chương trình bời dưỡng và tập huấn, Chi cục có thể mời những cán bộ giỏi ở các địa phương khác đến trau dồi kinh nghiệm hoặc đưa các bộ đội quản lý nợ đi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ ở địa phương khác cũng rất hữu ích trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ làm cơng tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Đờng thời, Chi cục có thể tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tin học tại chỗ nhằm nâng cao kỹ năng thao tác và sử dụng các ứng dụng phần mềm để hỗ trợ cho công tác quản lý và ra thông báo nợ thuế được nhanh và chính xác.

3.2.2.2. Nâng cao trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trong quản lý nợ thuế.

một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế. Bộ phận này chưa tham mưu tốt cho lãnh đạo cục thuế các biện pháp xử lý nợ thuế phù hợp. Chính vì vậy, thời gian tới Chi cục Thuế huyện Gia Lâm cần bổ sung lực lượng cán bộ cho đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để tránh việc một cán bộ quản lý nợ phải kiêm nhiệm quá nhiều việc. Đồng thời, cần tổ chức sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ của bộ phận quản lý thu nợ ở Chi cục Thuế đảm bảo đối tượng nộp thuế phải có cán bộ cụ thể quản lý đơn đốc nộp thuế. Lãnh đạo Chi cục Thuế cần giao chỉ tiêu kế hoạch cần phải đạt được cho lãnh đạo đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế để hoàn thiện trách nhiệm cho bộ phận này.

Tiếp tục gắn chỉ tiêu thi đua và xếp loại cuối năm với việc thực hiện thu và giảm tỷ lệ nợ đọng đối với các đơn vị được phân cơng quản lý, để qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi cán bô phải cố gắng nâng cao trình độ tác nghiệp của cán bộ được giao khi thực hiện nhiệm vụ.

3.2.2.3. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đơn đốc thu nộp thuế.

Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là nhiệm vụ chính của Đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, các bộ phận khác trong cơ quan thuế cũng có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này như Đội kiểm tra thuế, Đội kê khai và kế toán thuế. Đội Kê khai và kế tốn thuế có trách nhiệm phối hợp đối chiếu số liệu nợ thuế, xác định chính xác số nợ thuế với Đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Đội kiểm tra thuế có trách nhiệm đối chiếu nợ thuế và phối hợp đôn đốc thu nộp với những đối tượng theo dõi của Đội kiểm tra. Nhưng thực tế công tác đôn đốc thu nộp do cả hai bộ phận cùng chịu trách nhiệm nên khó phân định trách nhiệm rõ ràng. Trong khi chờ sự sửa đổi của cơ quan thuế cấp trên thì chi cục cần có quy định nội bộ về trách nhiệm phối hợp, cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm tạm thời giữa các bộ phận này để tăng cường công tác quản lý nợ thuế.

Hiện nay, hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế. Với việc tăng cường công tác tuyên truyền sẽ giúp người nộp thuế nắm được các quy định của luật thuế, giúp đối tượng nộp thuế nâng cao được ý thức chấp hành tốt pháp luật thuế, làm giảm tình trạng nợ đọng thuế ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN. Một số giải pháp để tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục đối với NNT trong thời gian tới tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm như sau:

- Phối hợp tuyên truyền trên trang thông tin nội bộ của Đảng bộ huyện Gia Lâm. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT thông qua nhiều hình thức như: trực tiếp, qua điện thoại, bằng văn bản, qua mail, phát tờ rơi... tạo ra tính đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền,hỗ trợ, cung cấp thông tin cho NNT.

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện tuyên truyền, cập nhật kịp thời chính sách thuế mới, cần thực hiện sâu rộng hơn nữa công tác tuyên truyền về ngành Thuế gắn với việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo ra sự gần gũi thân thiện với NNT. Đặc biệt trong công tác tuyên truyền đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm mức phạt chậm nộp tiền thuế của ngành Thuế là để tạo điều kiện tối đa cho đối tượng nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó thực hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng hơn.

- Tổ chức thực hiện tốt quy chế đối thoại do BTC quy định để giải quyết kịp thời các vướng mắc của NNT. Trong các buổi đối thoại với doanh nghiệp phải tổ chức, chuẩn bị chu đáo, đi sâu và giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp tránh trả lời lan man, không đúng trọng tâm. Chủ động hỏi han, lắng nghe, nắm bắt tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của những đối tượng nợ thuế cao.

phương tiện thông tin khác kịp thời tuyên dương những cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế và phê phán những cá nhân, tổ chức có hành vi chây ỳ tiền thuế.

3.2.2.5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ban ngành để áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả.

- Phối hợp với ngân hàng thương mại,

Hiện tại, Tổng cục thuế đã ban hành quy trình CCNT quy định trình tự, thủ tục tiến hành khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, tuy nhiên vướng mắc đầu tiên của việc thực hiện quy trình là việc xác minh thơng tin của người nợ thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế. Theo quy định, doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc một vài tài khoản tiền gửi khi đăng kí thuế để được cấp MST. Việc đăng ký tài khoản đó khơng mang tính bắt buộc mà do doan nghiệp tự khai rồi điền thông tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thơng tin về tồn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh bỏ sót tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và mất công sức của các ngân hàng, mà còn làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.

Để khắc phục bất cập này, cần bổ sung quy định bắt buộc NNT phải đăng kí tất cả các tài khoản tiền gửi khi đăng ký mã số thuế hoặc đăng ký tài khoản giao dịch khi phát sinh mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Quy định này vừa giúp cơ quan thuế chủ động trong quản lý, nắm được chính xác số tài khoản, vừa giảm tải yêu cầu hỗ trợ đối với hệ thống các cơ quan ngân hàng, tín dụng.

Tuy nhiên, quy định yêu cầu người nợ thuế cũng cấp số dư tài khoản, số hiệu và nơi mở tài khoản để ban hành quyết định cưỡng chế trên thực tế có thể

nói là rất khó khăn, hầu hết số dư trên tài khoản do doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế chỉ mang tính đối phó, để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải đối chiếu với thơng tin từ phía ngân hàng. Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì lý do nào đấy mà không hợp tác, cung cấp thơng tin chậm hoặc khơng chính xác, hiện cũng chưa có chế tài cụ thể xử lý, ngoại trừ những quy định trách nhiệm chung chung tại Luật quản lý thuế. Vì vậy, cần đề xuất phần mềm ứng dụng kết nối giữa ngân hàng và cơ quan thuế để bất cứ doanh nghiệp nào mở tài khoản ngân hàng thì ngân hàng thuộc địa bàn cơ quan thuế quản lý đó phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế phụ trách. Nếu ngân hàng khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ áp dụng chế tài phạt hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý theo pháp luật để đảm bảo tính khả thi của cơng tác cưỡng chế nợ thuế.

Cũng liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp nhưng lại phát sinh một vướng mắc khác, đó là khi ghi nhận biên bản cung cấp thơng tin thì tài khoản của doanh nghiệp có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, đến khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp có sự biến động với số tiền cịn lại rất ít nên khơng thể thực hiện được quyết định cưỡng chế. Đây là tình huống làm vơ hiệu quyết định cưỡng chế, do đó phải có quy định chặt chẽ và phù hợp hơn.

Ngoài ra, Chi cục Thuế huyện Gia Lâm cũng cần phải phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng, ban ngành sau:

- Phối hợp để đề nghị Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng, cung

cấp các thông tin trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến khi có yêu cầu của cơ quan Thuế đối với đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Tài chính, thực hiện việc định giá và tổ chức thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản đã được cơ quan Thuế kê biên để thu hồi nợ thuế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phối hợp với Cơ quan Công an, thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản

của đối tượng nợ thuế theo quy định của pháp luật; đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thực hiện cưỡng chế. Phát hiện các trường hợp gian lận, trốn thuế lớn đến mức tội phạm phải điều tra, khởi tố xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Cơ quan Hải quan, nơi có quản lý những đơn vị có hoạt

động xuất nhập khẩu, cần phối hợp với các cấp, ngành liên quan tăn cường quản lý thu thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật và có biện pháp cần thiết để chống thất thu, nợ đọng thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn quận.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh là đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế theo yêu cầu của cơ quan Thuế, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan Thuế thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế nợ thuế theo quy định pháp luật. Đồng thời phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể cấp quận, huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.

- Phối hợp với Báo, Đài phát thanh và truyền hình, tăng cường cơng tác

tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế, nêu gương các điển hình trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế và phê phán các trường hợp dây dưa nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế của NSNN, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất đối với Cục Thuế TP. Hà Nội.

- Đề nghị Cục Thuế TP. Hà Nội chỉ đạo các phòng chức năng, thường

xuyên tổ chức lớp tập huấn, quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC để nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCC thuế; Thường xuyên duy trì và cập nhật sổ tay nghiệp vụ thuế trên trang thông tin nội bộ.

- Với những doanh nghiệp nợ thuế sau khi thực hiện biện pháp cưỡng

chế thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng đã thu hời được một phần tiền thuế nợ, có thể kiến nghị lên cấp trên cho phép sử dụng tiếp hóa đơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, hoàn thành tiếp nghĩa vụ thuế.

- Cục thuế có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế, không nhất thiết phải tuân theo trình tự như quy định. Trong một số trường hợp, qua phân tích tình hình nhận thấy áp dụng những biện pháp sau ngay từ đầu sẽ cho hiệu quả tốt hơn thì bộ phận cưỡng chế trình bày và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên

- Kiến nghị tăng mức phạt đối với trường hợp doanh nghiệp không thông báo hay thông báo chậm tài khoản tại các tổ chức tín dụng với CQT.

- Đề nghị Cục Thuế khi giao chỉ tiêu nợ cần có nghiên cứu đặc thù của từng địa phương và trên cơ sở số nợ có khả năng thu (theo phân loại nợ định kỳ) để có tính khả thi cao.

- Đề nghị Cục Thuế TP. Hà Nội báo cáo Tổng cục Thuế nâng cấp ứng dụng, hoàn thiện hơn phầm mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác Quản lý thuế, quản lý nợ thuế tập chung như TMS và các phần mềm hỗ trợ khác. Để từ đó giảm bớt tờn tại, sai sót trong cơng tác quản lý thuế nhất là phân hệ trong công tác quản lý thuế SDĐPNN, đảm bảo số liệu giữa các chương trình phần mềm hỗ trợ được thống nhất giúp cho việc thao tác và xử lý số liệu dễ thực hiện, chính xác và thống nhất. Đặc biệt là hồn thiện để số liệu thơng báo nợ thuế có thể cập nhật được đến thời điểm phát hành.

- Sửa đổi bổ sung các chính sách, quy định và quy trình về QLN&CCT để phù hợp hơn với thực tiễn, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả cao trong thực thi. Khắc phục tình trạng trình tự cưỡng chế thuế quá phức tạp về thủ tục và biện pháp.

- Đề nghị Cục Thuế kiến nghị với Bộ Tài chính và Quốc hội cho phép Cơ quan thuế có quyền khởi tố vụ án, đặc biệt là các NNT có số nợ thuế lớn và kéo dài.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực tập tại đội Kiểm tra - quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội kết hợp với kiến thức về chuyên ngành Thuế em tích lũy được trong quá trình học tập tại trường Học Viện Tài Chính đã giúp em đã hồn thành bài luận văn cuối khóa của mình với đề tài “Cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Chi cục Thuế huyện Gia

Lâm - TP. Hà Nội”. Với kết cấu 3 chương được thể hiện như trên, bài luận

văn đã trình bày những kiến thức lý luận liên quan đến vấn đề nợ thuế, công tác QLN&CCT; tập trung đi vào tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế cũng như thực tiễn thực hiện công tác QLN&CCT tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm giai đoạn 2019-2021. Qua quá trình tìm hiểu tại Chi cục, đã giúp em có được cái nhìn thực tế về thực trạng nợ thuế và nhận thấy công tác

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại chi cục thuế huyện gia lâm – TP hà nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)