TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY I HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may i hải dương (Trang 30)

Tên giao dịch quốc tế: HAIDUONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY NO 1

Trụ sở chính: đường An Định, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương Cơ sở sản xuất, giao dịch: đường Thuần Mỹ, cụm cơng nghiệp phía Tây Ngơ Quyền, thành phố Hải Dương

Đăng kí kinh doanh: Giấy ĐKKD số 0403000195 do Phịng đăng kí kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 10/09/2001, đăng kí thay đổi lần I ngày 20/05/2005

Người đại diện: Bà Bùi Thị Bình – Chủ tịch HĐQT – Giám đốc công ty Vốn điều lệ: 6.800.000.000 đồng

Điện thoại: 03203.862.209 03203.862.056 Fax: 3.853.624

Mã số thuế: 0800290516 Email: may1hd@hn.vnn.vn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần may 1 Hải Dương Giai đoạn 1969-1996:

-Công ty Cổ phần may 1 Hải Dương – tiền thân là Xí nghiệp may 1 Hải Hưng, được thành lập vào ngày 10/12/1969 theo quyết định của UBND tỉnh Hải Hưng cũ, trực thuộc Ty Thương nghiệp Hải Hưng, nay là Sở Công nghiệp Hải Dương. Ngày mới thành lập, công ty là đơn vị sản xuất cơng nghiệp tiêu dùng, hoạt động theo chế độ hạch tốn kinh tế độc lập, nhiệm vụ chính là sản xuất gia công các loại quần áo may sẵn theo kế hoạch Nhà nước để phục vụ cho nhân dân địa phương.

-Đến năm 1977, theo yêu cầu của UBND tỉnh, Công ty đã chuyển sang Sở Cơng nghiệp Hải Hưng quản lí. Việc chuyển đổi cơ quan quản lí đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc đầu tư thay đổi máy móc thiết bị và sản xuất kinh doanh.

-Để tập trung nguồn lực sản xuất và thống nhất quản lí, ngày 23 tháng 5 năm 1980, UBND tỉnh ra quyết định sáp nhập Trạm gia công may mặc 1 Hải Hưng vào Xí nghiệp may gia cơng vải sợi 1 Hải Hưng theo QĐ số 111/TC. Tổng số cán bộ công nhân viên khi đó có 620 người. Từ năm 1985 – 1990, Xí nghiệp phát triển mạnh hàng gia cơng cho Liên Xơ theo hiệp định 19/8.

-Đầu năm 1992, Xí nghiệp may gia cơng vải sợi 1 Hải Hưng được đổi tên thành Xí nghiệp may 1 Hải Hưng, thuộc sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Hưng.

-Năm 1994, cơng ty được đổi tên từ Xí nghiệp may 1 Hải Hưng thành Công ty may 1 Hải Hưng theo QĐ số 244/CNN-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước.

Giai đoạn 1997 đến nay:

-Năm 1997, do tỉnh Hải Hưng được tách thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, công ty trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Dương và có tên là Cơng ty may 1 Hải Dương.

-Tháng 4/2004, cơng ty chính thức tiến hành cổ phần hóa theo nghị định 64/2002/NĐ-CP của chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước với số vốn điều lệ là 4,3 tỷ đồng, được chia thành 43.000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 đồng. Trong đó, nhà nước nắm giữ 16,44% vốn điều lệ, người lao động và các cổ đông khác nắm giữ 83,56% vốn điều lệ.

Trải qua hơn 30 năm thay đổi, công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đạt thành tích cao, được cấp trên khen thưởng, điều đó chính là nhờ sự nhạy bén trong công tác nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường , đáp ứng được đòi

hỏi khắt khe của thị trường, sự sáng suốt của ban lãnh đạo, sự cố gắng của anh chị em công nhân.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của CTCP May I Hải Dương

Công ty cổ phần may 1 Hải Dương là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình được pháp luật bảo vệ.

Chức năng:

-Tự sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc, làm công tác dịch vụ như: Ủy thác xuất nhập khẩu hàng may mặc và các cơng việc khác có liên quan đến ngành dệt may theo phương thức:

+Nhận gia công tồn bộ: cơng ty nhận ngun vật liệu, phụ liệu của khách hàng để gia công rồi giao cho khách hành thành phẩm.

+Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB (hình thức mua nguyên vật liệu bán sản phẩm)

+Sản xuất hàng nội địa.

+Nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu hàng may mặc -Kinh doanh các ngành nghề dịch vụ khác

Nhiệm vụ

-Đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện.

-Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thỏa ước lao động và quy chế khác.

-Thực hiện chế độ nộp thuế theo quy định của Nhà nước, tăng trưởng vốn, tạo nguồn thu ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên.

-Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.

-Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định. -Công bố và công khai các thơng tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của cơng ty.

-Đăng ký kê khai và nộp thuế, thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 8)

Công ty cổ phần may I Hải Dương là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hạch tốn kinh tế độc lập, được quyền tự mình xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính trên cơ sở nhiệm vụ và phương hướng chung của công ty, được giao dịch và mở các tài khoản tại các ngân hàng thương mại và được quyền ký kết hợp đồng kinh tế. Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý chặt chẽ điều hành sản xuất kinh doanh một cách ổn định. Đứng đầu công ty là Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tồn cơng ty. Trước cơ quan pháp luật, Giám đốc phụ trách chung về mặt xã hội, xuất nhập khẩu, tài chính, đầu tư cơng ty. Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc. Các phòng ban phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ nhằm giúp bộ máy quản lý của công ty. Cụ thể, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của cơng ty được trình bày như sau:

Đại hội đồng cổ đơng: gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ

quan có thẩm quyền cao nhất của cơng ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu của công ty,

là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty.

Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai

phạm gây thiệ hại cho cơng ty trong q trình thực hiện nhiệm vụ.

Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành bộ máy quản lý của cơng ty.

Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người trợ giúp cho giám đốc, phụ trách các

phân xưởng sản xuất và các yếu tố kỹ thuật để sản xuất theo sự ủy quyền của giám đốc theo từng lĩnh vực.

Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp cán

bộ cơng nhân viên trong công ty 1 cách hợp lý theo khả năng và trình độ của từng người. Giải quyết công tác về hưu, mất sức….Tuyển dụng, đào tạo lao động mới, bổ sung nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất. Xây dựng định mức tiền lương cho các sản phẩm của công ty, lập bảng theo dõi, kiểm tra lao động, BHXH hàng tháng cho từng phân xưởng, tổ. Ngồi ra phịng cịn có nhiệm vụ tổ chức các cơng việc hành chính như: họp hành, chuyển giao cơng văn giấy tờ, tiếp khách hàng, các công việc vệ sinh của công ty. Bảo vệ an ninh, tài sản của công ty, giám sát công việc mang hàng ra mang hàng vào cơng ty phải có giấy tờ hợp lệ.

Phịng kế tốn tài vụ: Thực hiện nghiệp vụ thu thập, xử lý, phân loại và

tổng hợp số liệu, thông tin về quản trị kinh doanh của công ty một cách đầy đủ chính xác và kịp thời. Cung cấp thơng tin cho ban quản lý lãnh đạo của công ty đưa ra các quyết định đường lối về phát triển hoạt động kinh doanh. Thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển vốn, tính tốn các khoản nộp cho Nhà nước, nộp ngân sách và hạch tốn lợi nhuận, theo dõi tình hình xuất ngun vật liệu, tình giá thành, cơng nợ vơí khách hàng……

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn tháng,

quý, năm, kế hoạc tập trung và dài hạn. Xây dựng dự án phát triển công ty, đầu tư mở rộng phương tiện sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phân tích hoạt động kinh tế sau một năm hoạt động, điều độ sản xuất, hàng ngày nhập nguyên vật liệu nước ngồi về và giải phóng các giấy tờ qua các cửa khẩu. Đồng thời làm và thực hiện hợp đồng với nước ngồi.

Phịng kế hoạch - vật tư: Luôn cung ứng đủ vật tư cho sản xuất, dự trữ

nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Có nhiệm vụ lập kế hoạch, lo cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất, mua những vật tư cần thiết và nhượng bán vật tư cũ, dư thừa nhằm cân đối vật tư trong cơng ty.

Phịng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thực hiện đúng quy trình, cách thức mẫu

mã kiểu dáng, đảm bảo về năng suất, chất lượng, an tồn cơng nhân. Đồng thời lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, định kỳ kịp thời các loại máy móc thiết bị.

Phịng KCS: Sau khi sản phẩm may hoàn thành được đưa đến bộ phận KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm về quy cách chất lượng sản phẩm…. theo đúng đơn đặt hàng để đảm bảo trước khi đưa vào giai đoạn đóng gói sản phẩm.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm cơng tác kế tốn2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn

Cơng ty cổ phần may I Hải Dương áp dụng tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức tập trung. Đứng đầu phịng kế tốn cơng ty là Kế tốn trưởng, sau đó là kế tốn viên và thủ quỹ. Phịng kế tốn đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty.

Nhiệm vụ của các nhân viên phịng kế tốn:

-Kế tốn trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Phụ trách phịng kế tốn tài vụ,

trực tiếp tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty. Có nhiệm vụ kế tốn tổng hợp, phụ trách hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và tổng hợp các số liệu chi phí và q trình sản xuất. Đồng thời cịn giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ cơng tác thống kê và kiểm sốt, thường xun lập báo cáo tài chính cuối kỳ.

-Kế tốn viên: thực hiện các phần hành chun mơn giúp việc cho kế tốn

trưởng.

-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi về tình hình tài chính của cơng ty, theo

dõi các khoản chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có kèm theo phiếu chi về tài chính cơng ty và báo cáo lên Giám đốc khi cần thiết.

2.1.4.2 Đặc điểm cơng tác kế tốn a. Hình thức kế tốn

*Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn “Chứng từ ghi sổ”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty sử dụng phần mềm Misa- SME.NET 2015 để lập hệ thống sổ sách và báo cáo chi tiết có liên quan.

*Sự lựa chọn hình thức này là phù hợp với qui mơ sản xuất của cơng ty, với trình độ nhân viên kế tốn. Vì hình thức “Chứng từ ghi sổ” được xây dựng trên

sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Do vậy đảm bảo các mặt của quá trình được tiến hành song song, việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều ở các khâu và trong tất cả các phần hành kế tốn, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời nhạy bén yêu cầu quản lý.

*Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức: “Chứng từ ghi sổ” ở cơng ty được xác định như sau: (Phụ lục 9)

-Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê nhập xuất, kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi lên sổ Cái.

-Cuối tháng khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái, căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.

-Sau khi đối chiếu khớp số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập báo cáo tài chính.

*Hệ thống sổ kế tốn:

-Hệ thống sổ tổng hợp: gồm sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ Cái

- Hệ thống sổ chi tiết: Do yêu cầu và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên công ty mở những sổ chi tiết sau: Sổ quỹ tiền mặt, Thẻ kho, Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán), Sổ chi tiết bán hàng, Sổ thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ, Sổ theo dõi thuế GTGT.

b. Các chính sách kế tốn cơng ty áp dụng

-Chế độ kế tốn: Các chính sách kế tốn chủ yếu mà cơng ty áp dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Cụ thể: hiện nay cơng ty áp dụng

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ) được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006.

-Hình thức kế tốn: Chứng từ ghi sổ

-Niên độ kế tốn: Năm tài chính của cơng ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. Hạn nộp quyết tốn của cơng ty là ngày 31/3 hàng năm.

-Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm

-Đơn vị tiền tệ ghi trong sổ kế tốn và lập báo cáo tài chính tại cơng ty:

VNĐ (Việt Nam Đồng)

-Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ -Phương pháp khấu hao TSCĐ:theo phương pháp khấu hao tuyến tính -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên, vật tư xuất

kho theo giá bình quân gia quyền cố định.

-Tài khoản kế tốn: Cơng ty dựa theo hệ thống tài khoản trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48 đã sửa chữa bổ sung theo Thơng tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011 của Bộ Tài chính. Riêng việc tổ chức tài khoản chi tiết được áp dụng cho các tài khoản công nợ, doanh thu phù hợp với yêu cầu quản lí. Các TK 152 mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Các TK 131, 331 chi tiết theo từng khách hàng, người bán.

-Phần mềm kế tốn cơng ty sử dụng: Phần mềm Misa SME.NET 2015 -TSCĐ hữu hình được hạch tốn theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Hao mòn lũy kế và giá trị cịn lại. Cơng ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ hàng năm theo phương pháp đường thẳng, thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ được

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may i hải dương (Trang 30)