V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ / CONCLUSIONS AND SUGGESTIONS
2.3.2.2 Hạn chế của quy trình kiểm tốn khoản mục Vốn bằng tiền
- Do sự đa dạng về ngành nghề của các công ty khách hàng nên các kiểm tốn viên khơng bao quát hết được chi tiết từng ngành nghề của khách hàng nên các dự đốn về tính chính xác của các số liệu được đưa lên sổ sách và báo cáo có phần hạn chế, (nhất là các cơng ty chế tạo và kỹ thuật )
- Kiểm tốn viên thường chỉ tìm kiếm giải trình ở các nhân viên kế tốn và kế tốn trưởng mà chưa có sự phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của các bộ phận khác, khi nhận được lời giải trình thì ít khi kiểm tra tính xác thực của lời giải trình
Về phương pháp lấy mẫu
- Thực tế, các KTV của Vietland khi tiến hành kiểm toán Vốn bằng tiền thường dựa vào kinh nghiệm và tiến hành chọn mẫu theo số lượng phát sinh lớn và các định khoản lạ. Mặc dù chương trình kiểm tốn của cơng ty có những quy định về chọn cỡ mẫu. Nghĩa là KTV căn cứ vào số tiền lớn và bút toán lạ để kiểm tra. Hiển nhiên, các nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn thường bao hàm nhiều rủi ro. Nhưng việc lựa chọn mẫu đó chưa hồn tồn mang tính tiêu biểu, tính đại diện cao; như vậy việc chọn mẫu này thực sự chưa đạt hiệu quả bởi vì khơng phải các nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ là khơng chứa các sai sót, gian lận, nếu tập hợp nhiều nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ sẽ là một lượng tiền đáng kể trong tổng Vốn bằng tiền phát sinh.
- KTV không đánh giá mức trọng yếu, rủi ro một cách cụ thể mà thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân để chú ý kiểm tra các nghiệp vụ dễ xảy ra sai sót.
- Khoản mục này thường được KTV xem không quan trọng nên việc kiểm tra khoản mục này không thật kỹ. Việc kiểm tra thường gắn liền với các tài khoản khác như: tài sản cố định, doanh thu, nợ phải thu, nợ phải trả, hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
Trong các thử nghiệm, thủ tục phân tích được sử dụng nhưng ít khi được lưu vào file và thường chú trọng vào kiểm tra chi tiết nhiều hơn .