2.1.3 .Các loại hình dịch vụ của cơng ty
3.1 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN
MỤC HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
3.1.1 Ưu điểm
a) Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Đối với khoản mục HTK, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, KTV của cơng ty ln tn thủ đầy đủ các bước cơng việc từ tìm hiểu thơng tin về HTK của khách hàng, tìm hiểu hệ thống KSNB đối với HTK, đánh giá tính trọng yếu, rủi ro… và lập kế hoạch cụ thể để thực hiện kiểm toán. Điều này đảm bảo cho KTV có được cái nhìn tổng quan về khoản mục HTK tại đơn vị khách hàng.
Việc tìm hiểu về HTK và hệ thống KSNB của khách hàng đối với HTK được các KTV thực hiện thông qua quan sát, trao đổi với khách hàng, ngồi ra AASC cũng đã có thiết kế hệ thống các bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB trong đó có thiết kế riêng cho khoản mục HTK. Tuy đây chỉ là những câu hỏi khái qt nhưng đã góp phần nâng cao độ chính xác và tin cậy cho KTV khi đưa ra ý kiến về hệ thống KSNB của khách hàng.
Hơn nữa, AASC đã xây dựng được chương trình kiểm tốn mẫu khoa học, chi tiết cho từng khoản mục và được các KTV vận dụng linh hoạt cho từng khách hàng. Do đó việc lập kế hoạch kiểm toán tại AASC đạt hiệu quả cao và tiết kiệm được thời gian làm việc.
b) Giai đoạn thực hiện kiểm tốn
AASC ln bám sát kế hoạch kiểm tốn và chương trình kiểm tốn khoản mục HTK đã thiết lập; KTV của AASC luôn thực hiện kiểm tốn một cách tồn diện các BCTC của khách hàng. Việc kiểm tốn khoản mục HTK có thể được thực hiện bởi một hay nhiều KTV nhưng giữa các KTV ln có sự phối hợp chặt chẽ và được sốt xét bởi trưởng nhóm.
Mặc dù thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm toán hạn chế nhưng các KTV đã vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập được đầy đủ các bằng chứng đáng tin cậy, cần thiết cho việc đưa ra ý kiến kiểm tốn mà vẫn đảm bảo
hồn thành đúng tiến độ, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo lợi ích cho đơn vị được kiểm toán.
c) Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Ở giai đoạn này, KTV tổng hợp công việc đã thực hiện và kết quả thu được để phát hành Báo cáo kiểm toán. Để Báo cáo kiểm toán được phát hành tuân theo chuẩn mực, AASC thực hiện soát xét rất kỹ lưỡng kết quả kiểm toán. Để đưa ra ý kiến kiểm tốn cuối cùng, phải có sự sốt xét của 3 cấp là KTV chính, trưởng phịng kiểm tốn và Ban giám đốc.
Sau khi Báo cáo kiểm tốn được chính thức phát hành, KTV của AASC vẫn tiếp tục theo dõi các sự kiện sau ngày phát hành báo cáo và xem xét sự ảnh hưởng đến báo cáo kiểm tốn. Do đó chất lượng của cuộc kiểm tốn ln được đảm bảo.
3.1.2. Hạn chế
a)Giai đoạn chuẩn bị kiểm tốn
Về cơng tác chuẩn bị tài liệu cho cuộc kiểm toán
Trước khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị khách hàng, KTV của AASC sẽ gửi một bản đề nghị cung cấp tài liệu cho phía khách hàng. Theo đó, khách hàng sẽ có trách nhiệm chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan để phục vụ cho
cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong thực tế, khơng phải mọi cuộc kiểm tốn KTV đều gửi bản yêu cầu này kịp thời cho khách hàng có thể chuẩn bị đầy đủ trước khi cuộc kiểm toán được bắt đầu. Cũng có khi có những khách hàng khơng đáp ứng được đề nghị ấy. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc kiểm tốn nói chung và chất lượng kiểm tốn khoản mục HTK nói riêng.
Việc thu thập thơng tin chung cũng như thông tin về HTK của khách hàng đơi khi cịn chưa đầy đủ
Mặc dù AASC thực hiện kiểm toán theo phương pháp tiếp cận rủi ro, nhưng trên thực tế các KTVchỉ bám sát vào chương trình kiểm tốn mẫu mà chưa thực sự đi từ thực trạng của khách hàng. Đối với các khách hàng cũ lâu năm, trước khi kiểm tốn, KTV chỉ tìm hiểu các thơng tin từ hồ sơ kiểm toán chung từ các năm trước cho tới khi kiểm toán tại đơn vị KTV mới thu thập được các tài liệu thay đổi về công ty. Do vậy, KTV chỉ lưu ý được các vấn đề thường xảy ra ở các năm kiểm tốn trước, cịn các vấn đề phát sinh mới năm nay thì phải tìm hiểu trong cuộc kiểm tốn nên KTV có thể sẽ mất thời gian hoặc không lưu ý được hết các vấn đề về đơn vị dẫn đến rủi ro kiểm toán tăng lên. Hơn nữa, do giới hạn về thời gian kiểm tốn, nên KTV thường khơng tiến hành quan sát trực tiếp hoạt động SXKD của khách hàng nên tính khách quan cho các thơng tin thu thập được không cao.
Việc đánh giá HTKSNB đối với khoản mục HTK
Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục HTK mặc dù đã có hệ thống câu hỏi chung nhưng vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đốn nghề nghiệp của KTV. Vì vậy có thể xảy ra trường hợp các KTV khác nhau đưa ra quan điểm khác nhau về tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Từ đó sẽ gây ra khó khăn cho KTV trong việc đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của khách hàng.
Nếu chỉ sử dụng bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB được thiết lập chung cho tất cả các khách hàng thì sẽ khơng phù hợp và khơng thấy hết được các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB của khách hàng nói chung và hệ thống KSNB của khách hàng về HTK nói riêng. Từ đó sự định hướng của KTV về việc mở rộng hay thu hẹp thử nghiệm cơ bản kém chính xác hơn.
b)Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Về việc thực hiện thủ tục khảo sát kiểm sốt
Trong chương trình kiểm tốn chung, AASC có đề cập đến thủ tục khảo sát kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế đối với khoản mục HTK cơng ty kiểm tốn AASC chưa thực sự tập trung vào các thủ tục khảo sát kiểm soát mà tập trung tiến hành các thử nghiệm cơ bản, đặc biệt là với các khách hàng cũ. Mặc dù việc tiến hành các thủ tục khảo sát kiểm soát tốt sẽ đảm bảo cho chất lượng của cuộc kiểm toán giúp KTV giảm bớt được số lượng thủ tục kiểm tra chi tiết.
Về việc thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích chỉ được KTV tập trung đi sâu vào những biến động lớn hơn, tìm hiểu nguyên nhân và phỏng vấn u cầu giải thích, vì vậy KTV có thể sẽ bỏ qua các biến động nhỏ mặc dù rất có thể các biến động ấy là trọng yếu, điều đó có thể sẽ làm xuất hiện một số rủi ro kiểm tốn khơng mong muốn.
Qua nghiên cứu hồ sơ kiểm tốn nhận thấy, thủ tục phân tích chủ yếu là phân tích xu hướng, phân tích sự biến động của HTK qua các tháng mà chưa thực hiện so sánh HTK thực tế với kế hoạch, chưa so sánh các tỷ suất về HTK… Mặc dù có những ưu điểm nhất định nhưng phân tích xu hướng khơng phải là thủ tục hữu hiệu nhất trong mọi trường hợp. Từ đó, dẫn tới hạn chế trong việc chọn mẫu kiểm toán.
Khi tiến hành kiểm toán khách hàng, KTV càng thực hiện kiểm tra được nhiều nghiệp vụ thì rủi ro kiểm tốn càng thấp. Tuy nhiên khơng phải đối với khách hàng nào KTV cũng có thể thực hiện kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh được. Đối với khách hàng có quy mơ nhỏ, nghiệp vụ phát sinh khơng nhiều thì KTV có thể kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ nhưng nếu khách hàng có nhiều nghiệp vụ, các nghiệp vụ phát sinh lớn hay bị giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm tốn thì việc kiểm tra 100% các nghiệp vụ là không thể. Việc chọn mẫu tại AASC chủ yếu được sử dụng trên những xét đốn nghề nghiệp của các KTV trong cơng ty, vì thế đơi khi nó phụ thuộc vào tính chủ quan của các kiểm tốn viên.
Phương pháp chọn mẫu các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường và các nghiệp vụ có số tiền lớn tuy chi phí thấp nhưng lại chứa đựng rủi ro vì chưa hẳn gian lận và sai sót đã xảy ra ở các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn vì các nghiệp vụ này thường được khách hàng chú ý hạch tốn cẩn thận. KTV có thể sẽ bỏ qua những sai phạm có số tiền nhỏ nhưng lặp đi lặp lại có hệ thống.
Về việc sử dụng ý kiến chuyên gia
Trong q trình kiểm tốn khoản mục HTK, với một số loại hàng hóa đặc biệt như vàng bạc, đá quý, cơng trình xây dựng...việc sử dụng ý kiến chuyên gia là rất cần thiết để đạt được mục tiêu kiểm toán và đảm bảo được chất lượng cuộc kiểm toán. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng ý kiến chuyên gia lại làm tăng chi phí kiểm tốn, đồng thời q trình kiểm tốn bị phụ thuộc khá nhiều vào ý kiến chủ quan của các chuyên gia. Do đó, việc sử dụng ý kiến chuyên gia cũng tạo ra những hạn chế nhất định đối với q trình kiểm tốn.
Thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục HTK của cơng ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC nói riêng và của các cơng ty kiểm tốn Việt Nam nói chung cịn nhiều hạn chế là do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Nguyên nhân khách quan
Do ngành kiểm toán ở Việt Nam vẫn cịn khá non trẻ, khn khổ pháp luật, hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa thực sự chặt chẽ và đầy đủ. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới vẫn đang trong quá trình ban hành, các cơng ty kiểm tốn vẫn cịn bị động trong việc áp dụng các chuẩn mực mới do chưa có hướng dẫn cụ thể. Đơi khi điều kiện làm việc của KTV cũng bị hạn chế do những hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, thời gian kiểm tốn... Cách nhìn nhận của xã hội và nhận thức của khách hàng về kiểm tốn chưa thực sự đúng đắn nên đơi khi khơng có sự tự nguyện trong việc hợp tác cũng như cung cấp tài liệu dẫn đến việc thực hiện kiểm toán của các KTV cũng gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan
Do ý chí chủ quan của kiểm tốn viên trong q trình cập nhật kiến thức và tiến hành kiểm tốn. Mặc dù chương trình kiểm tốn đã được xây dựng khá chi tiết và khoa học nhưng trong q trình kiểm tốn tùy vào điều kiện từng đơn vị khách hàng và thời gian của cuộc kiểm tốn mà kiểm tốn viên có thể thêm bớt một số thủ tục kiểm toán khác với chương trình kiểm tốn. Ngồi ra cịn do sự cạnh tranh giá phí với các cơng ty kiểm tốn khác để giữ khách hàng dẫn đến có sự hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán.