Tình hình nghiên cứu cỏ trong nƣớc

Một phần của tài liệu khảo nghiệm khả năng thích nghi một số giống cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò tại phú thọ (Trang 37)

Đứng trƣớc nhu cầu cấp thiết cần phát triển đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc. Đảng và Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc cung cấp thực phẩm cho ngƣời và đảm bảo thức ăn cho gia súc. Từ 1960 chúng ta đã có chủ trƣơng phát triển đồng cỏ ở những nơi có khả năng phát triển đồng cỏ. Nếu năm 1960 chỉ có 96 ha cỏ trồng thì năm 1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên tƣơng ứng là 323 và 687 ha, năm 1976 đã có 5000 - 6000 ha. Để phát triển đồng cỏ, năm 1976 Bộ nông nghiệp đã phát hành “Quy phạm, xây dựng dự trữ và quản lý đồng cỏ”. Từ đó đến nay cả nƣớc đã phát triển đƣợc hàng chục nghìn ha đồng cỏ, cụ thể trong mấy năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trở lại đây nhƣ sau: 2003 là 10.897 ha, năm 2004 là 17.292 ha, 2005 là 27.563 ha (Cục chăn nuôi, 2006)) 11, trên cơ sở đó mà hàng trăm giống cỏ đã đƣợc nhập và bƣớc đầu nghiên cứu ở nƣớc ta.

Nói đến các giống cỏ đã đƣợc phát triển ở nƣớc ta, chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng biết đến sự phát triển của giống cỏ Voi, đây là giống cỏ có năng suất cao đã sớm đƣợc đƣa vào nƣớc ta và giống này lần đầu tiên đƣợc đƣa ra bắc năm 1908. hiện nay, cỏ voi đƣợc trồng ở nhiều nơi nhƣ Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì; Trung tâm Nghiên cứu Dê - Thỏ, Sơn tây; Nông trƣờng bò Phù Đổng… ngày nay còn đƣợc phát triển trong nhiều nông hộ. Cỏ Pangola lần đầu tiên đã đƣợc nhập vào nƣớc ta từ Trung quốc năm 1967, sau này đƣợc nhập tiếp vào nƣớc ta từ Cu ba năm 1968 và đƣợc phát triển nhiều trong các vùng trung tâm nghiên cứu và các trại chăn nuôi. Cùng với các cỏ trên, cỏ Ghinê đƣợc nhập vào khu vực Nam Bộ nƣớc ta lần đầu tiên năm 1975. Cỏ Lông para có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và châu Phi đƣợc nhập vào nƣớc ta từ 1875 ở khu vực nam Bộ, sau đó là Trung Bộ năm 1930 rồi phát triển dần ra Bắc. Cỏ Ruzi đƣợc nhập lần đầu tiên vào nƣớc ta năm 1968 từ Cu ba, năm 1980 từ Australia và gần đây nhất là từ Thái Lan năm 1996.

Trƣơng Tấn Khanh và CTV, 1999) 23 đã nghiên cứu tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Đắc Lắc. Bùi Thế Hùng đã trồng thử nghiệm một số cây thức ăn gia súc trong các trang trại ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, Vũ Thị Kim Thoa, 1999) 41 Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, năng suất của một số giống cỏ sả trên vùng đất xám Bình Dƣơng; Dƣơng Quốc Dũng và CTV, 1999) 15 nghiên cứu nhân giống hữu tính cỏ Ruzi và phát triển chúng vào sản xuất ở một số tỉnh miền Bắc miền Trung Du.

Nguyễn Thị Mùi, Lƣơng Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn, Mai Thị Hƣớng

33 đã Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và bƣớc đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giang. Qua nghiên cứu điều kiện khí hậu nơi đây các tác giả đã đƣa vào trồng thử nghiệm 9 giống cỏ sau: Pennicetum Purpureum Kingrass, P Purpureum madagasca, Panicum Maximum TD58, Paspalum Atratum, Brachiaria Ruzinensis, Guatemala, Leucaena K636, Trichantera gigantea, Fleminagia macrophyla đƣợc trồng trong vụ đông, kết quả cho thấy các giống đều sống đƣợc qua mùa đông lạnh, có tuyết và sƣơng muối. Sự phát triển đó đƣợc thể hiện đặc biệt cụ thể nhất trong 20 năm trở lại đây qua báo cáo của Viện chăn nuôi, Viện này đã nhập 120 loại cây thức ăn xanh trong đó có 75 loại cỏ hoà thảo và 45 loại cây họ đậu thông qua các dựa án quốc tế của FAO, CSIRO, ACIAR và SAREC. Đã nghiên cứu một số giống cây thức ăn mới đã đƣợc công nhận là tiến bộ kỹ thuật: cỏ Ruzi và Ghinê TD58 có chất lƣợng cao (9 - 11% protein trong VCK) với năng suất chất xanh tƣơng ứng là 55 - 70 và 90 - 100 tấn/ha/năm; Cỏ voi thâm canh đạt năng suất 250 - 300 tấn/ha/năm là giống cỏ thích hợp cho sản xuất thức ăn xanh chăn nuôi bò sữa, các giống Paspalum Atratum, Brachiaria Multica trồng đƣợc trên đất thấp, đây là nguồn thức ăn xanh trong mùa đông cho chăn nuôi. Ngoài ra, còn phát triển một số cây làm bụi đƣợc nghiên cứu sử dụng với đa mục đích trong hệ thống nông nghiệp bền vững nhƣ: Làm tăng nguồn thức ăn xanh giàu protein, giảm xói mòn. Làm hàng rào xanh, giảm cỏ dại và cải tạo đất, góp phần bảo vệ môi trƣờng (Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2002) 52.

Nông trƣờng Ba vì, 1983 36 có báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây hòa thảo nhập nội tại Nông trƣờng ba Vì, trong 28 giống cỏ đƣợc nghiên cứu thì các tác giả cho thấy: Trong những giống thuộc thân đứng thì cỏ Kingrass và cỏ Voi selection1 là tốt hơn cả, năng suất 150 - 180 tấn/ha/năm. Nhóm thân bụi có cỏ Ghinê với hai chủng Uganda và Australia là tốt hơn cả năng suất 70- 100 tấn/ha/năm. Nhóm thân bò thì có Pangôla PA- 32 là tốt hơn với năng suất 60- 80 tấn/ha/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lục Văn Ngôn, 1970 - 1980) 35 đã nghiên cứu so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số giống có nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên trong đó có các giống cỏ Tây Nghệ An (Panicum maximum), Mộc Châu (Paspalum urvillei), cỏ Suđăng (Sorghum Sudanens), Goatemala (Trypsacum laxum), cỏ Voi (Penisetum purpureum), Pangôla (Digitaria decumbens), cỏ Lông Para (Brachiaria mulltica para). Qua thí nghiệm cho thấy các cỏ Voi, tây Nghệ An, Goatemala có tổng số đơn vị sản xuất ra lớn và có khả năng phát triển trong mùa đông. Tác giả cũng cho thấy năng suất tỷ lệ thuận với lƣợng phân nitơ.

Nguyễn Tuấn Hào, 1999 16 đã trồng thử nghiệm một số loài cây thức ăn gia súc nhập nội và cải tạo đất, trong đó tác giả đã đƣa vào nghiên cứu 24 loại cây họ đậu và 18 loài cỏ hoà thảo nhằm mục đích tìm ra một số cây vừa làm thức ăn gia súc, vừa có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất, phù hợp với khí hậu, đất đai vùng trung du Bắc Bộ. Trong các loại đã thử nghiệm tác giả đã kết luận ƣu điểm của các giống cỏ Brachiaria Brizantha CIAT - 16835 và cỏ Brachiaria ruziziensis, Thái Lan. Đây là 2 loại cỏ mọc khoẻ nhất, cho sinh khối cao năng suất khoảng 30 - 40 tấn/ha) và có khả năng chịu đƣợc hạn. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến 2 giống cỏ triển vọng là Paspalum Atratum BRA - 9610 và Paspatum guenoarum BRA - 3824.

Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Mùi, Lê Hoà Bình. Đặng Đình Hanh, 2004 27 đã nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hoà thảo, họ đậu làm thức ăn xanh cho gia súc tại Thái Nguyên, các tác giả cho biết các giống hoàn toàn thích ứng với điều kiện trồng thuần; 93 - 138,5 tấn/ha trong điều kiện xen với cây ăn quả; 17,1 - 18,9 tấn/ha trong điều kiện trồng theo băng; 28,5 - 36,9 tấn/ha trong điều kiện trồng theo đƣờng đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lê Hoà Bình, Nguyễn Phúc Tiến, Hồ Văn Núng, Đinh Văn Bình, Đặng Đình Hanh, 1997 6 đã nghiên cứu giống cỏ Lông Para, các tác giả cho biết cỏ Lông Para có năng suất 89 - 98 tấn/ha với lƣợng chất xanh thu trong mùa đông 35 - 45 tấn/ha, tƣơng đƣơng 39 - 47% khi trồng trên đất có độ ẩm cao và có nƣớc ngập.

Tại tỉnh Thái Nguyên, Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng, Nguyễn Văn Quang, 20007 đã xác định năng suất các giống cỏ Paspalum Atratum, Setaria Spheclata, Brachiaria Decumbens và Brizantha trong vụ đông (tháng11 - tháng 4 là 41; 37; 29 và 25 tấn/ha, chiếm 30 - 43% với tổng năng suất trong năm tƣơng ứng của các giống cỏ.

Hoàng Thị Lảng, Lê Hoà Bình, 2004 26 đã nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và năng suất một số giống cỏ hoà thảo và họ đậu nhằm chọn ra một số giống cỏ phù hợp với địa phƣơng. Trong các cỏ đã nghiên cứu có cỏ Voi, Decumbens, B Brizantha. Các tác giả đã theo dõi tốc độ sinh trƣởng, năng suất chất xanh và phân tích thành phần hoá học của cỏ. Về năng suất chất xanh, cỏ B Decumbens 1937 đạt 69,04 tấn/ha/năm cỏ B Brizantha 6387 đạt 96,41 tấn/ha/năm.

Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh Văn Cải, 2006 20 đã tiến hành thí nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Các tác giả cho biết các giống cỏ hoà thảo nhƣ cỏ Voi, cỏ Sả, cỏ Ruzi và Paspalum đều có thể ảnh hƣởng và phát triển trong điều kiện khô nóng tại Ninh Thuận. Trong đều kiện đƣợc bón phân và có tƣới nƣớc năng suất có thể đạt 100 - 150 tấn/ha/năm, các giống cỏ thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đây theo thứ tự cỏ Ruzi, cỏ sả, cỏ Voi, cuối cùng là Paspalum.

Nguyễn Văn Quang và cộng sự, 2002 38 đã nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh và ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong mô hình trồng xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân - Thái Nguyên, trong đó gồm 3 giống cỏ là Brachiaria Decumbens, Setaria Splendida, Panicum Maximum TD58. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trồng xen với cây ăn quả ở đất đồi Bá Vân đạt 60,1 - 79,3; tấn /ha, năng suất VCK 10,2 - 12,2 tấn/ha, năng suất protein 1-1,3 tấn/ha; Khi đầu tƣ phân chuồng ở mức 10 - 20 tấn/ha, năng suất chất xanh VCK protein lần lƣợt là B decumbens đạt 74,6 - 80,4; 13,3 - 14,8; 1,2 - 1,4 tấn/ha, S. Spleandida đạt 87,8 - 94,7; 14,9 - 15,4; 1,6 -1,8 tấn/ha, TD58 đạt 68,6 - 75,2; 11,8 - 12,8; 1,6,-2,1 tấn/ha. Đầu tƣ cho cả 3 giống hiệu quả nhất ở mức phân 100 - 200kg N/ha/năm và năng suất chất xanh, VCK, protein thu đƣợc lần lƣợt nhƣ sau:

B. Decumbens đạt 68,7 - 86,7; 12,7 - 15,2; 1,9 - 2,4 tấn/ha, S. Splendida đạt 84,3 - 95,3; 13,2 - 14,9; 1,5 - 1,7 tấn/ha, TD 58; 63,1 - 73,1; 10,7 - 12,4; 1,4 - 1,6tấn/ha.

Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng 1987 - 1989 5 cho biết thảm cỏ Voi xen với loại họ đậu trong điều kiện phân bón hạn chế đạt năng suất chất xanh 139 - 142 tấn/ha, tăng 24 - 27 tấn/ha so với đối chứng cỏ Voi thuần.

Trong những năm trƣớc đây để nghiên cứu và tuyển chọn nhằm bổ sung giống cỏ có mới có tiềm năng sản xuất cao vào cơ cấu tập đoàn các giống cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia súc ở nƣớc ta. Trong năm 1975 - 1976 nghiên cứu giữa cỏ Pangola và Stylo graciliz theo dạng xen băng và xen hàng hỗn hợp . Kết quả bƣớc đầu cho thấy thảm cỏ xen canh theo hàng và hỗn giao có kết quả tốt hơn là xen băng, năng suất chất xanh cao hơn 7,6 - 13%. Xen canh đã làm Protein trong cỏ tƣơi Pangola tăng từ 1,84% (trồng thuần) lên 2,84% (thâm canh)(Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển 1952 - 2001) 52 .

Nguyễn Đăng Kỹ, Dƣơng Quốc Dũng và cộng tác viên năm 1977, 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bermuda. Pangola với một, hai, ba, bốn loại họ đậu sử dụng để chăn thả luân phiên gia súc. Kết quả năng suất thâm canh cỏ xen hỗn hợp 3 loại cỏ hòa thảo với đậu Stylo umilis + Gracilis) trong điều kiện chăn thả đạt 32,18 tấn/ha cao hơn đáng kể với đối chứng cỏ Pangôla trồng thuần (28,97 tấn/ha) và các công thức xen khác là 29,2 - 30,4 tấn /ha.

Bộ môn Đồng cỏ và Cây thức ăn gia súc - Viện chăn nuôi, 2006 8 đã tiến hành trồng thuần: Các giống cỏ Paspalum atratum; Panicum maximum TD58; Penisetum purpureum; Brachiaria multica; Guatemala. Trồng theo băng, demingia; Keo dậu. Trồng làm hàng rào: Gigantea; Keo dậu kết quả cho thấy năng suất của các giống ở các phƣơng thức trồng khác nhau là khác nhau. Trong điều kiện trồng thuần các giống có thuận lợi hơn cho việc đầu tƣ thâm canh cao không bị cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng nên cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, các phƣơng thức trồng tận dụng đất cũng cho một năng suất chất xanh tƣơng đối cao, đƣợc nhiều hộ nông dân lựa chọn.

Theo Hà Đình Tuấn, 2002, 45 để tăng năng suất và cải thiện những vùng đất nén chặt hay vùng đất bạc màu, đất chua, nhiễm độc nhôm, ngƣời ta đã khuyến cáo trồng cỏ Brachiaria ruziziensis vào đầu tháng 3- 4 trƣớc khi trồng thƣờng loại cỏ này có thể tạo 15 tấn chất xanh/ha trong 3 tháng. Nó sẽ lụi vào cuối tháng 5 và đầu tháng 7, lúc này diệt cỏ Brachiaria ruziziensis trƣớc 7 - 10 ngày khi cấy lúa nƣơng.

Nguyễn Văn Lợi và CTV 27 đã nghiên cứu xen canh cỏ hoà thảo, họ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ sản suất thức ăn xanh cho gia súc. Các tác giả đa nghiên cứu trồng thuần và trồng xen với cây ăn quả của giống cỏ Paspalum atratum; Panicum maximum TD58. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lê Hoà Bình. Hoàng Thị Lảng 1982 - 1983 3 đã nghiên cứu xác định chu kỳ chăn thả thích hợp của cỏ Ghinê liconi là 35 ngày. Năng suất chăn thả ra đồng cỏ đạt 33 tấn/ha/năm cỏ có tỷ lệ lá là 69,3%. Tỷ lệ sử dụng 52,1%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lê Hoà Bình, Nguyễn Quý Trác 1981 - 1982 2 Nghiên cứu xen canh Pangôla và Stylo để chăn thả bò sữa tại Ba Vì. Các tác giả cho biết xen canh hàng đơn, đạt năng suất đồng cỏ chăn thả 21,4 tấn/ha với tỷ lệ đậu 43,3% tuy nhiên, tỷ lệ đậu giảm nhanh chóng (65 - 70%) sau 1 năm chăn thả.

Bùi Quang Tuấn, 2005 43 đã nghiên cứu mức bón phân urê đối với cỏ và cỏ Ghinê. Tác giả cho biết với mức bón phân thích hợp cho cỏ Voi là 100 N/ha/lứa, đối với cỏ Ghinê là 50 kg N/ha/lứa. Với mức bón này cỏ voi cho năng suất 45,88 tấn/ha/lứa, hiệu quả đầu tƣ phân bón đạt 2,21 lần; cỏ Ghinê cho năng suất 27,97 tấn/ha/lứa, hiệu quả đầu tƣ phân bón đạt 1,79 lần.

Lê Hoà Bình và cộng tác viên 1983 4 cho thấy: kết quả trồng cỏ Voi ở khoảng cách 80cm trong điều kiện chế độ phân bón cao N.P.K = 250:80:80 kg/ha/năm và chu kỳ thu hoạch bình quân 6 tuần tuổi đạt kết quả tốt. Đầu tƣ bón phân hữu cơ cao 40tấn/ha năng suất cỏ Voi thu cắt đạt 200 tấn/ha.

Bùi Quang Tuấn 200543 đã nghiên cứu giá trị dinh dƣỡng của một số cây thức ăn gia súc trồng tại Gia Lâm - Hà Nội và - Đan Phƣợng - Hà Tây. Tác giả đã nghiên cứu các giống cỏ Voi, cỏ Brachiaria brizantha, Paspalum atratum, Stylosanthes guianensis. Tác giả cho biết rằng năng suất chất xanh của cỏ Voi tuy cao nhƣng giá trị dinh dƣỡng tƣơng đối thấp, tỷ lệ protein chỉ đạt 8,85%.hai cây hoà thảo khác là Brachiaria brizantha, Paspalum atratum có tỷ lệ protein cao hơn (11,40 và 11,01%).

Pau Poy, Vũ Chí Cƣơng và cộng sự, 2001 37 đã nghiên cứu về giá trị dinh dƣỡng của cỏ tự nhiên, cỏ Voi, rơm làm thức ăn cho bò sữa tại các hộ gia đình vùng ngoại thành Hà Nội, kết quả cho thấy cỏ tự nhiên có hàm lƣợng

Một phần của tài liệu khảo nghiệm khả năng thích nghi một số giống cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò tại phú thọ (Trang 37)