Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN tổ CHỨC kế TOÁN (Trang 41 - 45)

kinh doanh.

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên, địa chỉ của tổng công ty

Tên hợp pháp: Công ty Cổ Phần Cao Su Hà

Nội

Tên giao dịch tiếng Anh: Ha Noi Rubber joint stock company

Tên viết tắt: HARCO

Địa chỉ: Số 59 - Tổ 13 - P. Cầu

Diễn - Q. Nam Từ Liêm Hà Nội

Điện thoại: 04 37640783

Fax: 04 37640756

Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần

Mã số thuế: 0100100375

Tài khoản số: 710A-00106 mở tại ngân hang Công Thương Việt Nam

Email: harco@.fpt.vn

Cơng ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1606 ngày 05/04/2005 của UBND thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 0103007543 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/04/2005, thay đổi lần 2 ngày 19/06/2014.

Công ty Cổ Phầ Cao Su Hà Nội được đồng sở hữu của Nhà nước với 31% vốn điều lệ do cơng ty Giầy Thượng Đình quản lý của các cơng ty trên cơ sở cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước. Tổng số vốn điều lệ là :26.500.000.000 VNĐ trong đó vốn nhà nước: 8.215.000.000 VNĐ và vốn cổ đông: 18.285.000.000 VNĐ

*Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Họ và tên: Phạm Hồng Việt

Chức danh: Giám Đốc Quốc tịch: Việt Nam

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty

Tiền thân của công ty là hai doanh nghiệp nhà nước: xí nghiệp Cao Su Thống Nhất (thành lập 12/1959) và xí nghiệp Cao Su Hà Nội (thành lập 01/1960). Năm 1985 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1909/QĐ – TC ngày 17/06/1985 hợp nhất hai xí nghiệp lấy tên là Xí Nghiệp Cao Su Thống Nhất.

Năm 1993 triển khai thực hiện Nghị định 338/HĐBT Xí Nghiệp Cao Su Thống Nhất đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ký quyết định số 1318/QĐ – UB ngày 30/03/1993 quyết định thành lập công ty Cao Su Hà Nội. Năm 2005, theo quyết định số 1606/QĐ – UB ngày 05/04/2005 Công ty Cao Su Hà Nội đã được chuyển thành Công ty Cao Su Hà Nội.

Sau khi Cổ Phần hóa năm 2005, Cơng ty cũng đã được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng:

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng bằng khen: đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2006

Đạt cúp vàng topten sản phẩm tấm EVA do Ban tổ chức Thương Hiệu Việt chứng nhận năm 2006

Năm 2007: Đạt cúp vàng vinh quang vì sự nghiệp xanh phát triển bền vững Quốc tế - Việt Nam do hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Năm 2008: Được Hội đồng giải thưởng “Doanh nghiêp hội nhập và phát triển” chứng nhận đạt chuẩn

Năm 2009: Đạt huy chương vàng về sản phẩm giầy vải thời trang V&D và tấm trải sàn cao su xốp HARCO

2.1.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức tập trung, chỉ huy trực tuyến, các chức năng được chun mơn hóa thành các phịng ban và phân xưởng. Hội đồng quản trị trong công ty sẽ được sự giúp đỡ của ban giám đốc và ban kiểm sốt, sau đó là phịng ban, phân xưởng.

Hội đồng quản trị: có quyền quyết định chiến lược phát triển của cơng

ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề lien quan tới mục đích quyền lợi của cơng ty, quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường và cơng nghệ.

Ban kiểm sốt:Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành

hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ kế tốn và báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty.Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải cách cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty…

Giám đốc điều hành: là người điều hành mọi hoạt động hằng ngày của

công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc sản xuất: điều hành, giám sát, đơn đốc tồn bộ các hoạt

động sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của công ty.

Cơng ty có 6 phịng và 4 phân xưởng thực hiện các cơng việc quản lí và sản xuất được giao

2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh tại cơng ty

Sản phẩm chính của cơng ty là giày, dép. Công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Các phân xưởng này có mối quan hê với nhau trong q trình giao bán thành phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây truyền khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm. Q trình sản xuất sản phẩm được diễn ra lien tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay Cơng ty có 4 phân xưởng sản xuất chính:

Phân xưởng cắt

Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình cơng nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt, nguyên vật liệu của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các màu, vải lót, mút xốp, mếch, bìa carton,… ngun vật liệu được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các ngun vật liệu này với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180-2000°C và được bồi 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi bồi xong thì chuyển đến cho bộ phận cắt, sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giày.

Phân xưởng May:

Nhận sản phẩm từ phân xưởng cắt và phụ liệu từ kho sẽ may các chi tiết thành mũ giày hồn chỉnh, ngun vật liệu chính chủ yếu ở cơng đoạn này là: vải, các loại phụ kiện như chỉ, ơzê, dây trang trí, chun,… Quá trình may ở

cơng đoạn này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật lien tiếp như can góc, may nẹp, kẻ chì… bán thành phẩm hồn thành ở phân xưởng may là mũ giày.

Phân xưởng Cán:

Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giày bằng cao su. Nguyên vật liệu của phân xưởng này là cao su, các hóa chất như Benzen, xăng cơng nghiệp, các loại bột màu,… bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giày và được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giày.

Phân xưởng Gò:

Đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình cơng nghệ sản xuất giày, sản phẩm của khâu này là từng đơi giày hồn chỉnh. Mũ giày và đế giày được chuyển đến bộ phận qt keo, sau đó qua dàn nhiệt, cơng nhân phân xưởng gị sẽ gị hình giày theo phom giày. Tiếp đến là cơng đoạn dán đế, dán viền. Sau đó, được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp nhiệt độ thích hợp khoảng 130°C trong vòng 3-4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giày. Sau khi giày lưu hóa xong sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói để sâu dây và đóng hộp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN tổ CHỨC kế TOÁN (Trang 41 - 45)