4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp từ các mẫu bệnh phẩm
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn vi khuẩn Salmonella spp từ phân lợn tiêu chảy
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1970) [33], Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [40], Quinn và cs (2002) [67], nguồn chứa Salmonella spp là ở đường ruột của các động vật máu nóng và máu lạnh. Trong trường hợp sức đề kháng của cơ thể tốt, hệ vi sinh vật ở trạng thái cân bằng thì bệnh không xảy ra. Khi gặp điều kiện bất lợi làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, thế cân bằng này bị phá vỡ, hệ vi sinh vật đường ruột bị biến đổi gây nên hiện tượng “loạn khuẩn” đường ruột. Chính quá trình loạn khuẩn đã làm cho một số vi khuẩn có độc lực, đặc biệt là Salmonella tăng sinh rất nhanh cả về số lượng và độc tố, gây nên viêm ruột tiêu chảy.
Theo Quinn và cs (2002) [67], mầm bệnh sau khi nhiễm vào đường tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và kết tràng, chúng nhanh chóng đi vào hệ lâm ba của ruột gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết, ở đây chúng sản sinh độc tố làm tổn thương gan và lách. Trên cơ sở đó, để tìm hiểu vai trò gây bệnh của vi khuẩn này ở lợn dưới 3 tháng tuổi, và xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella ở một số cơ quan phủ tạng của lợn nghi mắc bệnh Phó thương hàn khác nhau như thế nào, chúng tôi đã lấy mẫu phân của 130 con lợn bị tiêu chảy nghi mắc bệnh do Salmonella gây ra ( trong đó lợn ở lứa tuổi từ 1-21 ngày tuổi lấy 48 mẫu, lợn ở 22-60 ngày tuổi lấy 44 mẫu, lợn ở 61-90 ngày tuổi lấy 38 mẫu. Mẫu phân lợn được lấy ở 5 địa phương khác nhau là Đại Từ, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương và Thị xã Sông Công, để tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xét nghiệm và phân lập vi khuẩn Salmonella spp. Kết quả được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp từ các mẫu phân lợn tiêu chảy
TT Tuổi lợn Mẫu kiểm tra Kết quả phân lập
Dƣơng tính Tỷ lệ (%) 1 1 - 21 48 4 8,33 2 22 - 60 44 27 61,36 3 61 - 90 38 22 57,89 Tổng số 130 53 40,77 8.33 61.36 57.89 0 10 20 30 40 50 60 70
1-21 ngày tuổi 22-60 ngày tuổi 61-90 ngày tuổi
Tuổi lợn
Biểu đồ 4: So sánh tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu phân lợn tiêu chảy
Bảng 6 và biểu đồ 4 cho thấy: trong tổng số 130 mẫu phân của lợn bị tiêu chảy, cho kết quả là số lượng vi khuẩn thu thập được ở lợn bị tiêu chảy từ 1- 21 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 8,33%, ở lợn 22 - 60 ngày tuổi ở lợn bị tiêu chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
61,36% và ở lợn 61 - 90 ngày tuổi ở lợn bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 57,89%. Trung bình kiểm tra 130 mẫu phân lợn bị tiêu chảy có 53 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 40,77%.
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp này của chúng tôi có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây. Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [30] điều tra tại 5 cơ sở chăn nuôi lợn cho biết: Tỷ lệ nhiễm
Salmonella spp là 41%, 51%, 82,8% và 2 cơ sở có tỷ lệ nhiễm là 100%. Tạ Thị Vịnh và cs (1996) [52] tìm thấy Salmonella spp với tỷ lệ nhiễm 80 - 90% ở lợn tiêu chảy tại Hà Tây và Hà Nội. Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [27] thì tỷ lệ lợn ở các lứa tuổi nhiễm Salmonella spp dao động từ 40-88,8%. Cù Hữu Phú và cs (2000) [32] khi phân lập vi khuẩn Salmonella ở 4 cơ sở chăn nuôi lợn miền Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella trung bình là 80%. Nguyễn Bá Hiên (2001) [18] xác định được tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các đàn lợn, ngoại thành Hà Nội cao nhất là lợn trên 60 ngày tuổi (88,23%), thấp nhất là lợn từ 1-21 ngày tuổi (73,68%).
Theo chúng tôi, sự khác nhau này có thể do rất nhiều nguyên nhân như thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời điểm nghiên cứu… Những năm gần đây, thức ăn công nghiệp được sử dụng rộng rãi đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho lợn, đồng thời cũng đảm bảo an toàn về vệ sinh, hạn chế ô nhiễm vi sinh vật. Các loại thức ăn xanh, thức ăn tận dụng... hầu như không còn được sử dụng, đã làm giảm khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào. Hoàng Thị Phi Phượng và Trần Thị Hạnh (2004) [36] khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn có nhiễm Salmonella
đến lợn con sau cai sữa, kết quả cho thấy lợn ăn thức ăn có gây nhiễm
Salmonella thì lượng vi khuẩn thải ra theo phân có tương quan thuận với lượng vi khuẩn ăn vào. Theo Võ Thị Trà An và cs (2006) [1] khi nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn ở 10 tỉnh phía Nam cũng đã kết luận: Các vùng nghiên cứu khác nhau có tỷ lệ nhiễm Salmonella khác nhau.
4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp ở một số cơ quan phủ tạng của lợn bệnh
Như một số vi khuẩn đường tiêu hóa khác, vi khuẩn Salmonella từ ruột non xâm nhập vào máu, nhân lên rất nhanh. Trong máu, một số lượng vi khuẩn bị phá hủy và giải phóng ra nội độc tố gây bệnh (Phan Thanh Phượng, 1988 [35]). Khi lợn bị tiêu chảy, không chỉ tìm thấy vi khuẩn Salmonella trong phân lợn mà còn tìm thấy vi khuẩn Salmonella ở các cơ quan phủ tạng khác.
Để xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella ở một số cơ quan phủ tạng của lợn nghi mắc bệnh Phó thương hàn khác nhau như thế nào, chúng tôi đã lấy bệnh phẩm của 31 con lợn bị tiêu chảy nặng hoặc đã chết ở 5 Huyện, (Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Đồng Hỷ và Thị xã Sông Công) để tiến hành xét nghiệm và phân lập vi khuẩn Salmonella spp. Kết quả được trình bày ở bảng 7 và biểu đồ 5.
Bảng 7: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp
ở một số cơ quan phủ tạng của lợn bệnh
Loại bệnh phẩm Số mẫu kiểm tra Kết quả phân lập Salmonella Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%)
Máu tim 31 7 22,58
Gan 31 13 41,94
Lách 31 10 32,26
Hạch màng treo ruột 31 17 54,84 Chất chứa ruột non 31 15 48,39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22.58 41.94 32.26 54.84 48.39 0 10 20 30 40 50 60
Máu tim Gan Lách Hạch màng
treo ruột
Chất chứa
Biểu đồ 5: So sánh kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các cơ quan phủ tạng của lợn bị tiêu chảy
Kết quả ở bảng 7 và biểu đồ 5 cho thấy, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn
Salmonella cao nhất ở hạch màng treo ruột (54,84%), sau đó là ở chất chứa ruột non (48,39%), gan (41,94%), lách (32,26%), thấp nhất là ở máu tim (22,58%). Tỷ lệ phân lập bình quân ở các loại cơ quan phủ tạng của lợn bệnh là 40,00%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cơ chế gây bệnh của vi khuẩn
Salmonella là mầm bệnh lây truyền qua con đường phân - miệng, xâm nhập vào đường tiêu hóa, đặc biệt là ruột non, rồi nhanh chóng đi vào hệ lâm ba của ruột, gây viêm sưng hạch, từ đó vào hệ tuần hoàn, gây bại huyết, vì vậy hạch màng treo ruột và chất chứa ruột non có tỷ lệ phân lập Salmonella cao hơn các cơ quan phủ tạng khác.
Theo kết quả thí nghiệm gây nhiễm Salmonella vào các đoạn ruột thắt của Wilcock và Schwatz (1992) [76], sự phát tán của vi khuẩn Salmonella đến hạch màng treo ruột là rất nhanh, chỉ cần 2 giờ sau khi gây nhiễm. Nếu gây nhiễm qua đường miệng thì 24 giờ sau, vi khuẩn cũng đã xuất hiện ở hạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
màng treo ruột và hạch amidan, (Đỗ Trung Cứ và cs (2001) [8]). Như vậy, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả gây bệnh thực nghiệm của các tác giả trên.
Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [27] khi nghiên cứu sự phân bố của
Salmonella trong cơ thể lợn bị bệnh Phó thương hàn, đã tiến hành gây viêm ruột cho 12 lợn sau cai sữa bằng cách cho uống nước muối và sau 10 giờ cho uống thêm 5 ml canh trùng Salmonella. Sau 4 - 7 ngày, lợn sốt (40 - 410C), tiêu chảy, phân khắm; chứng tỏ viêm ruột ở giai đoạn nhiễm trùng. Xét nghiệm vi khuẩn 12 lợn trên, 100% bệnh phẩm lấy ở ruột; 85,71 - 100% bệnh phẩm là hạch lâm ba, gan, lách có Salmonella.
Đỗ Trung Cứ và cộng sự (2001) [8], đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella ở 9/9 loại phủ tạng (chất chứa ruột non, ruột già, hạch ruột, hạch amidan, gan, lách, thận, máu tim, phổi) của lợn từ 2 - 4 tháng tuổi bị tiêu chảy. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là hạch ruột 94,59%, thấp hơn là ở gan 91,89% và ít nhất là ở thận 27,08%.
Phùng Quốc Chướng (1995) [7] cho biết, tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn
Salmonella nhiều nhất là ở ruột già, ruột non, sau đó là gan, lách, thận, còn máu tim không tìm thấy vi khuẩn.
Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả và của chúng tôi, có thể nhận xét: lợn dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy mang Salmonella ở trong hạch màng treo ruột và chất chứa ruột non với tỷ lệ khá cao và có mặt ở hầu hết các cơ quan phủ tạng. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định vai trò của vi khuẩn Salmonella trong bệnh tiêu chảy của lợn dưới 3 tháng tuổi ở Việt Nam. Vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra đã được thế giới khẳng định từ thế kỷ XVIII, song đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
càng trở nên phức tạp hơn. Bởi vậy, việc nghiên cứu về loại vi khuẩn này vẫn là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia (Selbitz, 1995 [70]).
Kết quả phân lập Salmonella từ bệnh phẩm lợn ốm và chết có ý nghĩa chính xác trong chẩn đoán, cho phép xác định bệnh và có biện pháp nhanh chóng phòng và chữa bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi (Phan Thanh Phượng, 1988, [35]; Selbitz, 1995 [70]).
Việc tìm thấy vi khuẩn ở bệnh phẩm hay không còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh. Sử dụng kháng sinh không thích hợp, cũng như không đúng liệu trình sẽ ảnh hưởng đến quá trình lây lan cũng như thời gian thải vi khuẩn Salmonella ở lợn. Vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [14] thì đối với thể bệnh Phó thương hàn cấp tính, nhiễm trùng huyết ở lợn, nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị có hiệu quả bằng những kháng sinh có tác dụng mạnh như Gentamycin, Kanamycine... Ngược lại, với thể bệnh viêm ruột mãn tính do S. typhimurium thì điều trị bằng kháng sinh không những không có tác dụng mà còn làm tăng cường độ, cũng như kéo dài thời gian thải trùng, làm lây lan mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm.