Biện pháp phòng trị bệnh do Salmonella spp gây ra ở lợn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 35)

2. Tổng quan tài liệu

2.4. Biện pháp phòng trị bệnh do Salmonella spp gây ra ở lợn

Biện pháp phòng chống Salmonellosis phải dựa trên bản chất của ổ dịch, vì vi khuẩn Salmonella phân bố rộng, nên thanh toán bệnh là không khả thi. Biện pháp phòng, chống phải thiết kế để giảm tối đa tiếp xúc giữa gia súc mắc bệnh với gia súc khoẻ, giảm ô nhiễm thức ăn, nước uống và tránh dùng phụ phẩm từ cá, động vật trong thức ăn gia súc chưa được tiệt trùng (Archie

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hunter, 2002 [20]). Do đó, phòng, chống bệnh do vi khuẩn Salmonella gây nên ở lợn là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi những biện pháp đồng bộ.

2.4.1. Phòng bệnh

Phòng bệnh Phó thương hàn cho lợn, nhất là ở những nơi chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn và chăn nuôi lợn nái có nhiều lợn con là một việc quan trọng, vì đặc điểm dịch tễ của căn bệnh là vi khuẩn Samonella không dễ dàng khống chế và yêu cầu của quá trình phòng bệnh là phải thực hiện được triệt để các nội dung như tiêm phòng vacxin, vệ sinh khử trùng tiêu độc, quản lý chăn nuôi, sử dụng chế phẩm sinh hoá học…

2.4.2. Điều trị bệnh

Hiệu quả chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như vệ sinh thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, đồng thời phải chẩn đoán bệnh kịp thời thì mới nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

- Sử dụng kháng huyết thanh Phó thương hàn.

Kháng huyết thanh phó thương hàn được chế bằng cách: Gây tối miễn dịch cho bò đực thiến bằng canh trùng vi khuẩn S. choleraesuis chứa độc tố được vô hoạt bằng formol. Tiêm bắp 30 - 60ml cho lợn dưới 45 ngày tuổi; 50 - 80ml cho lợn 45 ngày tuổi trở lên.

- Điều trị bằng kháng sinh

Cho đến nay, việc dùng kháng sinh chữa bệnh Phó thương hàn cần chú ý loại trừ các loại kháng sinh đã bị vi khuẩn kháng được nhiều tác giả thông báo như Streptomycin, Ampicillin,… Cũng phải loại trừ các kháng sinh vi khuẩn mẫn cảm nhưng đã bị cấm sử dụng như Chloramphenicol, Furazolidon,… Có nhiều loại kháng sinh mà các công ty, xí nghiệp thuốc thú y trong và ngoài nước sản xuất dùng cho điều trị bệnh Phó thương hàn. Khi sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốt nhất là làm kháng sinh đồ để đánh giá và chọn loại kháng sinh điều trị có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn dưới 3 tháng tuổi tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)