2. Tổng quan tài liệu
2.3. Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn
Salmonella là căn nguyên gây nên bệnh phó thương hàn ở lợn (Salmonellosis in pigs), phổ biến là các serovars: S.choleraesuis (nhóm O 6,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7); S.enteritidis (nhóm O 9, 12) và S.typhimurium (nhóm O 1, 4, 12) với hai thể chủ yếu là nhiễm trung máu và viêm ruột.
2.3.1. Thể nhiễm trùng máu
Bệnh Phó thương hàn lợn thể nhiễm trùng máu xẩy ra chủ yếu ở lợn sau cai sữa đến 4 tháng tuổi, do S.choleraesuis var Kunzendorf gây nên (Laval A, 2000 [25]). Lợn bệnh bỏ ăn, ủ rũ thích nằm tập trung lại với nhau ở góc chuồng tối hay chui vào ổ rơm; thân nhiệt tăng cao 40,5 41,60C. Mí mắt sưng mọng, có nốt tím bầm, viêm kết mạc, khi bị biến chứng gây viêm phổi, ho khan, có dịch đờm, xuất huyết lấm tấm dưới da, tụ thành những vết đỏ trên da bụng và tai. Sau 3 - 4 ngày bị mắc bệnh, lợn ỉa chảy có màu vàng. Tác động lâm sàng của bệnh phó thương hàn thể nhiễm trùng máu rất nghiêm trọng và gây chết. Trong các ổ dịch, tỷ lệ lợn bệnh chết ở mức cao; tỷ lệ những con ốm không cố định, thường dưới 10% tổng đàn, (Wilcock 1995 [77]).
Theo Phan Thanh Phượng (1998) [35], một số triệu chứng ở lợn con theo mẹ thường chỉ thấy chứng ỉa chảy, rồi táo bón, dần kiệt quệ. Phân có màu vàng sáng, lẫn chất nhầy, có mùi hôi thối đặc biệt, thỉnh thoảng lợn bị nôn mửa, trên da lợn xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím bầm, hiện tượng này thường thấy ở da bụng, quanh tai và bẹn. Những lợn đó được gọi là “lợn tai xanh”. Có trường hợp vết đỏ tím bầm trên da có tính chất lan tràn, thậm chí gây hoại tử rồi tróc thành vẩy. Khi nắm vào thành bụng, lợn bệnh có phản ứng đau và kêu thành tiếng yếu ớt, nếu không điều trị kịp thời, lợn có thể chết sau 2 ngày - 7 ngày, tỷ lệ lợn chết 70 - 80%. Nếu bệnh kéo dài thêm sẽ chuyển sang giai đoạn á cấp tính, thân nhiệt lợn ốm 410C hoặc cao hơn, sau đó dao động từ 390
C - 40,50C trong vòng 10 - 15 ngày. Ở thể á cấp tính, hiện tượng ỉa chảy xuất hiện sau 2 - 3 ngày rồi kéo dài cho đến khi lợn chết hoặc khỏi bệnh. Phân bài tiết ra ngoài nhiều lần trong ngày, sau đó phân chảy ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
liên tục; phân có màu vàng, vàng xám, vàng nâu ở lợn con, còn ở lợn trưởng thành, phân nhão, phân ước có lẫn máu. Lợn gầy sút nhanh.
Trên da lợn trưởng thành mắc bệnh cũng xuất hiện các mảng da bị đỏ hoặc tím bầm ở vùng bụng, tai, bẹn, ... sau đó xuất hiện chứng viêm phổi, lợn ho thở dốc. Những lợn như vậy thường bị chết do chứng viêm phổi thứ phát 15 ngày sau khi bị bệnh. Tỷ lệ lợn chết ở lợn bị bệnh thể á cấp tính khoảng 40 - 45%. Lợn bị bệnh thường mang trùng và thải đều đặn mầm bệnh ra ngoài môi trường, nhưng khó phát hiện một cách chính xác.
*. Bệnh tích đại thể
Khi mổ khám lợn bệnh, những bệnh tích đại thể quan sát được bao gồm: các vết tím xanh ở rìa tai, trên bề mặt da bụng, bẹn, chân và đuôi, xuất huyết lấm tấm dưới da; hạch manh tràng treo ruột, lách và hạch bạch huyết sưng phồng lên, các thuỳ lách cứng lại. Trên bề mặt gan có điểm hoại tử nhỏ màu hơi trắng. Xuất hiện những đám màu hồngnhư trứng gà tây ở thận và phổi viêm (Trương Văn Dung, Yoshihara Shinobu, 2002 [13]).
*. Bệnh tích vi thể
Lưới nội mô và hạch bạch huyết tăng trưởng; hoại tử theo điểm trắng ở gan; xuất huyết và hoại tử ở hạch bạch huyết của màng treo ruột, màng phổi, màng bụng, màng bao tim, thận và màng não lấm tấm xuất huyết (Trương Văn Dung, Yoshihara Shinobu, 2002 [13]).
Theo Wilcock (1995) [77], dấu hiệu biến đổi bệnh tích vi thể do Salmonella gây ra là ở hạch lympho màng treo ruột: sưng, xung huyết, xuất huyết và có điểm hoại tử màu xám. Trên bề mặt gan thấy xuất hiện điểm hoại tử mô bào; những biến đổi bệnh tích vi thể là không trùng lặp với bất cứ bệnh nào khác ở lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chẩn đoán bệnh phó thương hàn thể nhiễm trùng máu do
S.choleraesuis var Kunzendorf gây lên, không thể dựa vào trên các triệu chứng lâm sàng đơn lẻ, vì triệu chứng lâm sàng của Salmonelosis giống như nhiều triệu chứng nhiễm trùng khác ở lợn như bệnh nhiễm trùng do
Strepttoccocus, bệnh đóng dấu lợn ...
2.3.2. Thể viêm ruột do S. typhimurium
Bệnh Phó thương hàn thể viêm ruột thường do các serotyp S. typhimurium gây ra ở lợn con từ sau cai sữa đến khoảng 4 - 6 tháng tuổi. Các thể bệnh hay gặp là cấp tính hoặc mãn tính (Laval, 2000 [25]).
* Triệu chứng:
Thời kỳ nung bệnh thường từ 3 - 4 ngày. Một trong những triệu chứng đầu tiên là ỉa chảy, phân dạng nước màu vàng, lẫn máu và chất nhầy. Lợn ốm bỏ ăn, thường uống nhiều nước. Đợt sốt đầu tiên kéo dài chừng một tuần, tiếp theo một thời kỳ không sốt mấy ngày, rồi lại tiếp tục sốt. Ở một số lợn ốm thấy bị viêm khớp, chân bị què, đứng không vững, đi xiêu vẹo. Ngoài triệu chứng tiêu chảy, lợn ốm còn bị viêm phổi, lợn ho, thở gấp, nước mũi chảy nhiều. Hầu hết lợn bệnh bình phục nếu được điều trị kịp thời, nhưng chủ yếu chuyển sang thể mãn tính kéo dài vài tháng. Tỷ lệ lợn chết dao động từ 40% - 50%. Số con còn sống sót chậm lớn, còi cọc. Những lợn khỏi bệnh thường mang trùng và thải mầm bệnh ra ngoài môi trường (Laval, 2000 [25]).
* Bệnh tích đại thể
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [26], bệnh tích thường thấy ở ruột, nhất là ruột già. Trong thể cấp tính, niêm mạc ruột thấm máu tràn lan, khi cắt ra trông giống như mỡ và có thể có màng giống như sợi huyết phủ ở trên, lách sưng to và dai như cao su.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong thể mạn tính, bệnh tích đặc biệt là thối loét ở niêm mạc ruột. Những mụn loét to hay nhỏ, màu vàng xanh hoặc xám, chứa đầy một thứ bã đậu, xung quanh có bờ đỏ và nhẵn. Van hồi manh tràng bị loét cúc áo, có phủ một lớp màng (Trương Văn Dung và Yoshihara Shinobu, 2002 [13]).
* Bệnh tích vi thể
Sự hoại tử nông hay sâu trên bề mặt của lớp tế bào biểu mô ruột là những bệnh lý vi thể đặc trưng của thể viêm ruột; có trường hợp thấy nổi gồ lên khỏi niêm mạc xung huyết của ruột những hạt tròn như hạt đậu màu trắng vàng. Phần đầu lông nhung trong hồi tràng bị teo ngắn lại. Đa số trường hợp thấy mảng payer bị loét dưới đáy như phủ một lớp tổ chức hoại tử màu vàng trắng, niêm mạc dạ dày có điểm chảy máu rải rác, có một số loét nhỏ tập trung ở bờ cong nhỏ. Gan xung huyết, trên bề mặt gan có thể thấy những nốt u nhỏ (áp xe) mang tính đặc trưng cho thể bệnh không giống với điểm hoại tử trong thể nhiễm trùng huyết (Phạm Sỹ Lăng và cs, (2004) [26]).
* Chẩn đoán
+ Chẩn đoán lâm sàng: Ở thể viêm ruột của bệnh Phó thương hàn, căn cứ vào các triệu chứng điển hình như viêm ruột và dạ dày ở lợn con từ sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. Đồng thời, dựa vào kết quả nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trên môi trường pepton và kiểm tra di động trên môi trường thạch và xét nghiệm huyết thanh học.
+ Chẩn đoán phân biệt với bệnh hồng lỵ; Chứng viêm ruột do
Campylobacter (PHE); Viêm ruột hoại tử; bệnh viêm dạ dày ruột (Transmission Gasto Enteritis- TGE); tiêu chảy ở lợn do E. coli. Một số tác nhân gây tiêu chảy do vi rút như Rotavirus và Coronavirus gây viêm ruột, bệnh dịch tả lợn, các loại ký sinh trùng như cầu trùng Coccidia…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ở bệnh Phó thương hàn, thân nhiệt lợn ốm vẫn giữ cao (41- 42oC) trong suốt thời gian lợn bị ỉa chảy, điều đó hoàn toàn khác với bệnh hồng lỵ. Hiện tượng tím tái nhiều khu vực trên da lợn bị bệnh Phó thương hàn cũng khác với lợn bị bệnh hồng lỵ. Ở lợn bị bệnh hồng lỵ, phân có màu xám, xám- đen, đen, đen nâu, hiện tượng này không có ở lợn bị bệnh Phó thương hàn. Lách ở lợn bị bệnh hồng lỵ không bị sưng và không có những biến đổi đặc trưng. Màng niêm mạc ruột ở lợn bị bệnh hồng lỵ thường phủ một lớp biểu bì hoại tử, hiện tượng này không có ở lợn bị bệnh Phó thương hàn.
Để có thể phân biệt rõ các loại bệnh này thường phải tiến hành các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
- Ở bệnh viêm ruột do Campylobacter (PHE) thể cấp tính có thể thấy xuất huyết ruột hay tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính, tổn thương thường lan tràn, làm mất đi những bệnh tích nhỏ, lớp niêm mạc nằm dưới các ổ hoại tử có dấu hiệu tăng sinh rất rõ. Để tránh nhầm lẫn, cần xét nghiệm, phân lập vi khuẩn.
- Đối với bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn C. perfringens, bệnh xuất hiện trong vòng một vài ngày đầu của lợn sơ sinh, lợn bệnh không sốt. Hiện tượng tiêu chảy làm cho niêm mạc hậu môn bị tổn thương, có màu đỏ. Lợn bệnh chết nhanh. Giải phẫu ruột thấy có phủ một lớp hoại tử màu vàng hoặc những khối hơi sáng, dễ nát, dính chặt vào niêm mạc ruột. Nhung mao của không tràng và tiểu nang là nơi xét nghiệm thấy trực khuẩn Gram (+) (Trương Văn Dung và Yoshihara Shinobu, 2002 [13]).
- Bệnh viêm dạ dày ruột (TGE) thường mắc và tỷ lệ chết cao ở lợn dưới 2 tuần tuổi. Khi mổ khám, thấy dạ dày sưng to với các cục sữa vón, ruột non sưng to với bọt khí màu vàng và hình thành các cục sữa do không tiêu hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được, thành ruột mỏng, gần như trong suốt. Các lông nhung của không tràng và hồi tràng bị teo đi.
- Chẩn đoán phân biệt bệnh do Salmonella gây ra ở lợn với các bệnh do
E. coli và bệnh dịch tả lợn có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn.
- Lợn bị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở lứa tuổi sau cai sữa (4- 9 tuần tuổi) cũng khá phổ biến, lợn có biểu hiện phù mắt, phù đầu nên còn gọi là bệnh phù đầu lợn con. Mổ khám bệnh tích thấy tụ máu trong ruột non, có thể nhìn thấy chất chứa trong ruột non vì thành ruột mỏng và lông nhung không bị phá huỷ. Ở bệnh do Salmonella, lợn tím vành tai, da bụng và vùng bẹn. Các biến đổi bệnh lý ở ruột có tính đặc trưng như mô tả về phần bệnh tích đại thể và vi thể của bệnh do Salmonella.
- Bệnh dịch tả lợn xảy ra và lây lan nhanh ở tất cả các lứa tuổi lợn. Hiện tượng ỉa chảy ở lợn bị bệnh dịch tả lợn xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể giảm, khi sốt cao lợn lại táo bón; còn ở bệnh Phó thương hàn lợn bị ỉa chảy khi thân nhiệt sốt cao 2 - 3 ngày. Mổ khám bệnh tích lợn bị bệnh dịch tả thấy xuất huyết ở khắp các hệ thống cơ quan như hạch lympho, thận, bàng quang và da, nhồi huyết ở lách, hạch lympho có màu đá hoa cương, viêm loét hình cúc áo trên niêm mạc bị viêm. Điều trị bằng kháng sinh, lợn không khỏi bệnh, trong khi dùng kháng sinh điều trị bệnh Phó thương hàn có tỷ lệ khỏi cao.