2. Tổng quan tài liệu
2.5. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh Thái Nguyên
2.5.1. Một số đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km², dân số hiện nay khoảng 1.127.200 người. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009) [3].
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Thái Nguyên có một số đặc điểm khí hậu như sau:
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Trong đó tác động đáng kể đến tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
2.5.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn
Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh Thái nguyên những năm qua diễn biến phức tạp và gây tổn thất khá lớn cho ngành chăn nuôi. Tổng hợp của chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên [4] trong 3 năm từ năm (2007-2009) cho thấy dịch bệnh trên đàn lợn:
Có trên 10 loại bệnh thường xẩy ra, với 50.422 con mắc và 3.979con chết, tỉnh trung bình trên 16.807 con ốm/năm và 1.326,33 con chết/năm (chi tiết xem phần phụ lục).
Có thể thấy mặc dù tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy là không cao song tần suất xuất hiện bệnh rất lớn; trung bình của 100 ca lợn mắc bệnh thì có tới 55 ca lợn mắc tiêu chảy. Như vậy, ngoài việc phải chi phí cho điều trị, số lợn khỏi bệnh cũng chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng, làm tăng chi phí cho chăn nuôi, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm.
Qua số liệu thống kê hàng tháng chúng tôi thấy : bệnh tiêu chảy ở lợn sẩy ra nhiều vào 2 giai đoạn: từ tháng 1-2 và từ tháng 6-8, đó là vào mùa đông và mùa hè. Giai đoạn từ tháng 9 đến cuối tháng 11 có số ca mắc tiêu chảy thấp hơn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác như Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, (1998) [46], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2006b) [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn