Trọng số hồi qui

Một phần của tài liệu Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng nghiên cứu thị trường mũ bảo hiểm tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

Mơ hình

Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi qui chuẩn

hóa t Sig. Tương quan

Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Cor Từng phần (Pcor) Bán phần (Scor) Tolerance VIF Hằng số 0.232 0.191 1.219 0.224 AW 0.117 0.051 0.116 2.270 0.024 0.536 0.117 0.081 0.489 2.043 BP 0.647 0.065 0.574 9.971 0.000 0.711 0.458 0.356 0.384 2.605 CB -0.040 0.061 -0.033 -0.663 0.508 0.472 -0.034 -0.024 0.516 1.938 PQ 0.168 0.054 0.140 3.135 0.002 0.489 0.160 0.112 0.639 1.565

Các biến đều có hệ số phóng đại phương sai VIF < 10, điều này chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình.

Trong bảng trọng số trên ta thấy thành phần AW, BP, PQ có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc BE vì trọng số hồi quy của 3 thành phần này có ý nghĩa thống kê sig.<0.05. Nếu so sánh tác động của 3 biến này vào biến phụ thuộc BE ta thấy hệ số Beta chuẩn hóa của BP là 0.574, PQ là 0.140 và AW là 0.116 và tức là trong 3 thành phần thì BP tác động mạnh nhất, sau đó đến PQ và AW. Vấn đề chú ý ở đây là thành phần CB trong bảng trọng số hồi qui khơng có ý nghĩa thống kê (sig.=0.508>0.05). Tuy nhiên nhìn vào hệ số tương quan Pearson r = 0.472 của thành phần CB, điều này có thể nói rằng thành phần lịng tin của khách hàng và giá trị thương hiệu vẫn có tương quan với nhau nhưng có thể do chất lượng cảm nhận và nhận biết thương hiệu đã giải thích dùm thành phần này trong mơ hình.

Kết quả hồi qui cũng cho thấy phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean=1.04E-15) và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.995 tức là gần bằng 1. Do đó có thể kết luận giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Ta có thể dùng thêm biểu đồ P-P plot để kiểm tra giả thiết này. Dựa vào hình vẽ P-P plot (phụ lục 4) cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, nên ta có

thể kết luận là giả thiết phân phối chuẩn khơng bị vi phạm. Ngồi ra, qua biểu đồ phân tán – Scatterplot (phụ lục 4) có thể thấy có sự phân tán đều.

Trọng số hồi qui của các biến lòng đam mê thương hiệu, chất lượng cảm nhận và nhận biết thương hiệu đạt yêu cầu (sig. < 0.05) và có giá trị dương. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết sau được chấp nhận:

- Giả thuyết H1: Nhận biết thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu MBH;

- Giả thuyết H2: Lịng đam mê thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu MBH;

- Giả thuyết H4: Chất lượng cảm nhận có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu MBH;

3.8 Kiểm định T-test và anova

Một phần của tài liệu Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng nghiên cứu thị trường mũ bảo hiểm tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w