Hình 2 .1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Nhuận
1.2. Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
1.2.6.3. Nguyên nhân từ thị trường:
- Chu kỳ kinh tế:
Sự tăng trưởng kinh tế có tính chu kỳ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi
hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế cũng tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, các ngành kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản…sẽ gặp khó khăn hơn, các món vay, đặc biệt là trung, dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành nợ khó địi vài năm sau đó. Các ngân hàng cần lưu ý yếu tố này trước khi quyết định cho vay.
- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó. Khi lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Khi lãi suất cao buộc người vay phải thực hiện các phương án kinh doanh mạo hiểm hơn hoặc khuyến khích những khách hàng có độ rủi ro cao hơn vay vốn ngân hàng.
- Thị trường bất động sản:
Rất nhiều khoản vay của cá nhân có mục đích mua nhà, đất, được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh bất động sản chứ khơng phải từ dịng tiền thường xuyên, ổn định. Các khoản nợ này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao do thị trường bất động sản có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước sẽ rất khó dự đốn.
- Rủi ro chính sách:
Đây là một loại rủi ro xảy ra phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế khơng ổn định. Những thay đổi thường xun trong chính sách thuế, các quy định về kinh doanh bất động sản….sẽ khiến các doanh nghiệp khó có thể chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Mơi trường kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu khả năng tài chính của người vay.
Ở góc độ địa phương, mơi trường kinh tế của tỉnh cũng có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Chính sách năng động của tỉnh sẽ đem lại nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng cho ngân hàng. Ngược lại, nếu địa phương không năng động, cơ hội lựa chọn của các ngân hàng sẽ bị hạn chế. Yếu tố này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng.