.6 Kết quả phân tích từ mơ hình probit

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 61)

Chỉ tiêu Hệ số tƣơng quan Giá trị thống kê Z

Hằng số 2,25 1,87

Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1) -1,49 -2,68** Khả năng tài chính của khách hàng vay (X2) -7,08 -2,78**

Tỷ lệ tài sản đảm bảo (X3) 10,82 2,14*

Sử dụng vốn vay (X4) -1,47 -2,28*

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5) -0,39 -2,03*

R2 điều chỉnh 0,73

Giá trị kiểm định của mơ hình (LR) 111,94**

Số quan sát 120

** : Mức ý nghĩa 1% * : Mức ý nghĩa 5%

Kinh nghiệm khách hàng vay:

Thơng thường những người có kinh nghiệm thường đạt được kết quả tốt hơn những người ít kinh nghiệm khi thực hiện bất cứ cơng việc gì. Trong nghiên cứu này tơi kỳ vọng rằng những người càng làm lâu năm trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành cơng của họ sẽ càng cao, và khả năng trả được nợ vay đúng hạn cao hơn những người ít kinh nghiệm. Kết quả cho thấy yếu tố kinh nghiệm của người vay có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là người vay càng có kinh nghiệm trong lĩnh vực vay vốn thì rủi ro tín dụng càng thấp. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Khả năng tài chính của khách hàng vay:

Qua kết quả phân tích số liệu cho thấy biến giải thích này đúng như kỳ vọng, tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn đầu tư của phương án, dự án có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc rủi ro tín dụng. Nói cách khác, nếu vốn tự có của khách hàng vay tham gia vào phương án, dự án càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê 5%.

Tỷ lệ tài sản đảm bảo:

Với mức ý nghĩa thống kê 1% thì biến tỷ lệ tài sản đảm bảo có tương quan thuận đúng như kỳ vọng, tỷ lệ vốn vay so với tổng tài sản đảm bảo của khách hàng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc rủi ro tín dụng. Nói cách khác, nếu tài sản đảm của khách hàng càng thấp so với khoản vay thì khả năng xảy ra rủi ro tin dụng càng cao và ngược lại.

Khi cấp bất kỳ một khoản tín dụng nào, ngân hàng đều quan tâm đến việc sử dụng vốn vay có đúng với phương án, dự án của khách hàng đề ra khơng. Ở đây, mơ hình đã giải thích ở mức ý nghĩa thống kê 1% đã cho thấy việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay có khả năng hạn chế rủi ro tín dụng càng cao và nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu người vay sử dụng vốn vay sai mục đích. Biến số này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:

Thơng thường những người có kinh nghiệm thường đạt được kết quả tốt hơn những người ít kinh nghiệm khi thực hiện nghiệp vụ cho vay. Trong nghiên cứu này tôi kỳ vọng rằng những người càng làm lâu năm trong ngành thì khả năng thành công của họ trong việc thẩm định sẽ càng cao, và khả năng trả được nợ vay đúng hạn của khách hàng của cán bộ tín dụng này cao hơn những người ít kinh nghiệm. Kết quả cho thấy yếu tố kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là cán bộ tín dụng càng có kinh nghiệm trong lĩnh vực thì rủi ro tín dụng càng thấp. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Kiểm tra, giám sát khoản vay:

Trong quy trình cho vay của ngân hàng có qui định về việc kiểm tra, giám sát khoản vay theo định kỳ nhằm để phát hiện kịp thời những rủi ro xảy ra. Ở đây, mơ hình đã khơng như chúng tơi kỳ vọng, yếu tố kiểm tra, giám sát khoản vay có mối quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng, có nghĩa là việc kiểm tra, giám sát khoản vay càng nhiều thì khả năng xảy ra rủi ro càng cao và ngược lại, mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê 1%.

Kết quả thu được từ mơ hình cho ta hệ số xác định R2 (MeFadden R-squared)

bằng 0,73 (73%). Điều này có nghĩa là một khoản vay bất kỳ tại AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận có khả năng xảy ra rủi ro được giải thích ở mức độ 73% từ mối liên hệ tuyến tính với kinh nghiệm của khách hàng vay vốn; tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án vay vốn; tỷ lệ tài sản đảm bảo; mục đích sử dụng vốn vay; kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; và kiểm tra, giám sát khoản vay.

Ngoài ra, với giá trị thống kê (LR) thu được khá cao là 111,94 cho thấy mơ hình được xây dựng có độ tin cậy cao (mơ hình có ý nghĩa thống kê ở mức 5%). Ma trận hệ số tương quan thu được cho thấy hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích là trung bình nên rất khó có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Kết quả được trình bày ở phần phụ lục).

3.6.Kết quả nghiên cứu định tính

Bên cạnh kết quả thu được từ mơ hình xác suất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm cho đề tài nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn thơng qua phân tích báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận, nghiên cứu tình hình trích lập dự phịng rủi ro, kết hợp với ý kiến các chuyên gia am hiểu hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn và những vụ việc mất khả năng thanh toán nợ xảy ra thời gian gần đây. Qua đó đã xác định được một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng như sau: 3.6.1. Sự biến động q nhanh và khơng dự đốn được tình hình kinh tế thế giới:

Khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 bùng phát tại Mỹ và lan rộng ra toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo, giá dầu chạm mốc lịch sử 147,27USD mỗi thùng. Trong nước tất cả các nguyên vật liệu đầu vào đều tăng giá ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi khơng tiêu thụ được sản phẩm, những doanh nghiệp xây dựng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc tăng giá thép này, những cơng trình thi cơng bị ngưng trệ, hoặc phải xây dựng với chi phí vật liệu khá cao làm ảnh hưởng đến dòng tiền và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả xảy ra là đơn vị khơng có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nên phải xin gia hạn nợ hoặc Ngân hàng chuyển nợ quá hạn. Khơng chỉ ngành xây dựng mà các ngành kinh tế cịn lại trong nền kinh tế đều bị tổn thương nghiêm trọng.

3.6.2.Ngân hàng thiếu thông tin khi đưa ra quyết định cho vay

Trước khi đầu tư vốn cho một khách hàng mới, ngân hàng phải nắm thơng tin một cách chính xác và rõ ràng thơng qua các nguồn tin sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin này mang tính chủ quan nhiều hơn nếu khơng có một cơ quan trung gian kiểm chứng lại nguồn thông tin này. Ở Việt Nam, tổ chức cung cấp chính thống duy nhất hiện nay là trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN, nhưng hầu như những thơng tin thu được là cịn q hạn chế nếu không cho là thiếu kịp thời, thơng tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Đối với các ngân hàng việc hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Vấn đề đáng lưu ý ở đây là nguồn tin CIC thu thập để cung cấp cho các ngân hàng lại phụ thuộc rất lớn vào việc báo cáo của các ngân hàng. Đặc biệt là nguồn thông tin cung cấp khơng có liên quan đến tài sản đảm bảo. Kể cả nếu ngân hàng muốn mua thông tin về việc thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng thì chưa có cơ quan nào được chỉ định về lĩnh vực này như Phịng cơng chứng hay Phịng tài ngun mơi trường hoặc một trung tâm nào đó thuộc quản lý đất đai, Cục đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia…

Việc quyết định cho vay mà thiếu thơng tin thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng là rất cao cho AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận nói riêng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói chung.

3.6.3.Đạo đức của cán bộ tín dụng

Theo giả định ban đầu, cán bộ tín dụng càng làm việc lâu năm thì càng có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác xét duyệt cho vay, quản lý món vay chặt chẽ thì khả năng các khoản vay do cán bộ tín dụng này chuyên quản sẽ xảy ra rủi ro thấp. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu mơ hình xác suất tại AGRIBANK Chi nhánh

Phú Nhuận, yếu tố này khơng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Như vậy, có phải chăng yếu tố đạo đức có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bởi một cán bộ có nhiều kinh nghiệm nhưng khơng áp dụng kinh nghiệm vào xử lý những tình huống thực tế hay nói cách khác là tha hố về đạo đức thì những món vay mà họ quản lý sẽ có nguy cơ dẫn đến nợ xấu nhiều hơn.

Thực tế tại AGRIBANK trong những năm qua có một số trường hợp khách hàng vay vừa xong 01 kỳ hạn nợ là chuyển sang nợ xấu, mà nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ đánh giá sai lệch khách hàng nên đề xuất cấp hạn mức tín dụng cao hơn so với thực tế qui định bởi lẽ căn cứ tính điểm để xếp loại khách hàng tại AGRIBANK phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố phi tài chính, do vậy một cán bộ có đạo đức khơng tốt sẽ làm sai lệch chất lượng đánh giá và khả năng mất vốn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vơ cùng nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín dụng.

3.6.4.Năng lực của cán bộ tín dụng:

Kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ làm cơng tác quản trị tín dụng, quản lý rủi ro kết hợp với quá trình kiểm tra hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh cho rằng: Có yếu tố năng lực của cán bộ ảnh hưởng đến kết quả tăng nợ xấu trong thời gian vừa qua. Thực tế cho thấy, công tác tuyển dụng của AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận trong thời gian qua thực hiện đúng qui trình, cán bộ được tuyển dụng đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, khi vào làm việc thực tế cán bộ chưa được đào tạo bài bản từ lãnh đạo cấp phịng trong từng khâu của q trình cung cấp tín dụng, cán bộ mới được đào tạo chủ yếu từ sự truyền đạt của cán bộ cũ trong khi những cán bộ này thì chưa đạt yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm thực tiễn, kỷ năng phân tích, dự đốn... Kết quả sự lan truyền này làm cho phần lớn cán bộ làm công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng thụ động thiếu kỹ năng phân tích, đánh giá…dẫn đến việc đánh giá hiệu quả dự án và khách hàng bị sai lệch.

3.6.5.Đạo đức của khách hàng vay vốn

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng, chây ì khơng trả nợ ngày càng tăng. Tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2009, các lãnh đạo đã nhận định bên cạnh việc kinh doanh thất bại khơng có nguồn để trả nợ thì có một số khách hàng khơng có thiện chí trả nợ do tình hình lãi suất cho vay tăng cao đột ngột. Họ không quá lo lắng trong việc để nợ chuyển sang q hạn vì ngân hàng có phạt 150% lãi suất cho vay đi chăng nữa cũng không cao hơn lãi suất vay mới.

Đối với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch, thường có từ 2 đến 3 báo cáo tài chính nhằm đối phó với cơ quan thuế và ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, dẫn đến quyết định sai khi cho vay.

3.6.6.Ngun nhân khơng tn thủ các quy định, quy trình tín dụng

Qua khảo sát mẫu nghiên cứu và xem xét các trường hợp nợ xấu xảy ra tại AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận cho thấy các khoản nợ mất khả năng thanh tốn đều có chung một đặc điểm là báo cáo thẩm định sơ sài, khơng có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và chứng minh nguồn trả nợ vay, kiểm tra sau cho vay thiếu nghiêm túc thậm chí khơng kiểm tra.

Trong gian qua tại AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận đã xãy ra vụ việc, cán bộ đại diện đơn vị giả mạo chữ ký của cán bộ vay tín chấp bằng lương, cán bộ Ngân hàng khơng tìm hiểu rỏ pháp lý và nơi làm việc kết hợp với việc kiểm tra vốn vay lỏng lẻo, thiếu nghiêm túc nên dẫn đến kết quả: khơng tìm được người đại diện ở đâu để thu hồi nợ.

Một tình trạng khác gây nên rủi ro tín dụng rất phổ biến hiện nay là khách hàng vay thế chấp bằng những tài sản mà các tài sản này vừa mua lại chưa trả tiền hết nhưng đã sang tên với cam kết trả lãi cho người bán tài sản số tiền còn thiếu.

Tất cả các trường hợp trên đều có cùng nguyên nhân là ngân hàng đã khơng chấp hành nghiêm quy trình tín dụng.

3.6.7.Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và cịn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý, hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM khơng thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

3.6.8.Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

Thời gian qua, thanh tra ngân hàng nhà nước đã đạt được những kết quả tốt trong việc hỗ trợ các ngân hàng an toàn, ổn định. Hoạt động thanh tra đã từng bước chuyển sang thanh tra trên cơ sở rủi ro, nhưng chưa có sự chuyển biến nhiều, do Thanh tra viên chưa cải thiện căn bản về chất lượng, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w