Lý luận về bảo hộ thương mại

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 27)

- Lý thuyết thương mại mới

1.3.2 Lý luận về bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại là một chính sách kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở trong nước. Trong một quốc gia với các chính sách bảo hộ thì sản xuất trong nước được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài bởi một loạt các rào cản đối với hàng hố nhập khẩu. Họ cũng có thể được hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ thơng qua hình thức trợ cấp xuất khẩu.

Trong lý thuyết thương mại mới, Krugman lý luận rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể có lợi do thị trường khơng hồn hảo. Chính sách bảo hộ nhằm mục đích thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mà nó có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực đến các phần khác của nền kinh tế và trên bình diện quốc tế thì đó lại có thể là chính sách tích cực, nhất là đối với các ngành cơng nghiệp mới non trẻ thì việc bảo họ sẽ giúp cho các ngành công

nghiệp này tồn tại và có khả năng cạnh tranh hơn trong tương lai. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp bảo hộ sẽ giúp cho quốc gia tăng thêm ngân sách để chi dùng cho các mục tiêu khác. Tuy nhiên, Krugman cũng chỉ rõ các ảnh hưởng bất lợi liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ, đó là việc khuyến kích phát triển một ngành nào đó nhất thiết phải thu hút nguồn lực từ các ngành khác và nó có thể phá hỏng lĩnh vực đã được ưu tiên. Chính sách bảo hộ cũng sẽ ảnh hưởng đến phân phối thu nhập do các chính sách bảo hộ thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị mà các chính sách như vậy thường chi phối các vấn đề thuộc về phân phối hơn là năng suất. Các chính trị gia thường ủng hộ các chính sách và pháp luật đề cao bảo hộ để làm tăng khả năng trúng cử vì những người được lợi từ chính sách bảo hộ là những nhà sản xuất, họ có tiến nói mạnh hơn so với người tiêu dùng. Với các chính sách bảo hộ thương mại như vậy có thể sẽ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế của một quốc gia. Trước tiên, nó dẫn đến việc hình thành chính sách “làm nghèo người khác5,6” như Trung Quốc đang áp dụng7. Việc thực hiện chính sách này dẫn đến các cuộc trả đũa lẫn nhau như cuộc chiến vỏ xe, thịt gà và xe hơi giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2009, thậm chí là tạo ra một cuộc chiến tranh thương mại làm thiệt hại cả đơi bên. Thứ hai, chính sách đó làm cho việc tái phân phối lợi ích thu được từ sự can thiệp không hiệu quả sẽ dẫn đến thị trường khơng hồn hảo do tham nhũng và bảo trợ chính trị.

5 beggar-thy-neighbor

6 Một chính sách bảo hộ địi hỏi sự giảm giá đồng tiền của một nước và xây dựng các rào cản thuế quan đối với hàng hóa của nước khác Mục tiêu của chính sách này là nhằm tăng nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia (bằng cách phá giá đồng tiền và làm cho hàng hóa của một quốc gia đó trở lên rẻ hơn ở các nước khác) cùng lúc làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ nước khác (bằng cách làm cho hàng hóa của nước ngồi đắt đắt hơn so với trong nước thông qua các các rào cản thuế quan)

7 Xem: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc “biến hàng xóm thành ăn mày” -

http://vneconomy.vn/20120312112341264P0C99/chinh-sach-ty-gia-cua-trung-quoc-bien-hang-xom-thanh-an-

Từ những bất lợi do chính sách bảo hộ thương mại mang lại cho nền kinh tế mà chính sách bảo hộ chỉ được xem như là một chính sách thứ yếu và có lợi ích trong ngắn hạn cịn thương mại tự do vẫn được xem như là mục tiêu cuối cùng và cũng là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới (Krugman, 1987). Đồng thời, lịch sử cũng đã

chứng minh rằng thương mại tự do có nhiều lợi ích tích cực hơn so với một nền kinh tế bảo hộ. Nó đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho các ngành cơng nghiệp, cho tồn bộ nền kinh tế của một quốc gia cũng như tồn thế giới.

1.3.3Các tiêu chí đánh giá chính sách tự do hay bảo hộ thương mại

Trong thương mại quốc tế nói chung và trong chính sách thương mại của các nước nói riêng, vấn đề tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại luôn luôn đi liền với nhau. Nghịch lý này được tất cả các nước chấp nhận như một thực tế khách quan, vì một mặt nước nào cũng muốn tự do hoá thương mại, nhưng mặt khác bất cứ nước nào cũng có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước của mình.

Thuế xuất nhập, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, các rào cản kỹ thuật khác được sử dụng phổ biến trong vài thập niên qua. Ngày nay, tự do hóa thương mại thơng qua việc giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại đã trở lên phổ biến trong chính sách kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển. Do đó, để đánh giá một quốc gia có tự do thương mại hay khơng, người ta thường dựa vào hai tiêu chí cơ bản là:

1.3.3.1 Thuế quan

Thuế quan có các vai trị như một cơng cụ để điều tiết các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu; bảo hộ hàng nội địa; tăng thu cho ngân sách nhà nước và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và tạo áp lực để đối tác thương mại phải nhượng bộ trong đàm phán.

Xu thế thương mại tự do luôn đi kèm với khái niệm giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Khái niệm này có được là do việc xóa bỏ hàng rào thuế quan đồng nghĩa với việc xóa bỏ sự khác biệt về giá cả giữa giá hàng hóa trong nước và nước ngồi nhằm giúp cho chúng có được sự cân bằng ở mức giá cả hàng hóa thế giới.

20

Cắt giảm hay xóa bỏ thuế quan là một biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho dịng ln chuyển hàng hóa giữa các quốc gia được thuận lợi. Cắt giảm thuế quan là tiêu chí quan trọng để hình thành và thực hiện thành cơng các liên minh kinh tế. Ví dụ để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) thì cơng việc chính yếu mà các nước thành viên phải thực hiện đó là chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT.

1.3.3.2 Hàng rào phi thuế quan

Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tầu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ...

Các biện pháp phi thuế quan đặc biệt là biện pháp hạn chế định lượng (quota) đang được sử dụng rộng rãi nhưng được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại. Ngày nay các tổ chức thương mại khu vực cũng như toàn cầu đều yêu cầu các nước thành viên dỡ bỏ hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất việc áp dụng hàng rào phi thuế quan.

Như vậy để xác định một quốc gia tự do thương mại là một quốc gia có tỷ lệ thuế quan thấp và khơng có hoặc ít có các rào cản phi thuế quan.

Ngồi các tiêu chí về thuế quan và hàng rào phi thuế quan nêu trên, người ta cịn có thể đánh giá tự do thương mại thơng qua chỉ tiêu định lượng:

1.3.3.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với GDP

Theo tiêu chí này thì “..một nước có độ mở rất thấp khi tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Từ 5% đến 10% là quốc gia có độ mở thấp. Từ 11% đến 15% là nước có độ mở trung bình. Từ 16% đến 20% là quốc gia có độ mở khá cao và trên 20% là quốc gia có độ mở rất cao” (Bình, 2010; trang 26).

1.3.3.4 Chỉ số hỗn hợp là mở cửa thương mại8 và chế độ chính sách thương mại9

8 Chỉ số độ mở thương mại bao gồm tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trên đầu người và tốc độ tăng trưởng thực tế kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Phịng thương mại quốc tế (ICC) đưa ra mức độ tự do thương mại từ 1 đến 6. Theo tiêu chí này thì một quốc gia được coi là mở của hoàn toàn về thương mại khi chỉ số này nằm trong khoảng từ 5 đến 6. Quốc gia có độ mở trên trung bình khi chỉ số này nằm ở mức từ 4 đến 4,99. Quốc gia có độ mở trung bình khi chỉ số này nằm ở mức từ 3 đến 3,99. Quốc gia có độ mở dưới trung bình khi chỉ số này nằm ở mức từ 2 đến 2,99 và Quốc gia có độ mở kém khi chỉ số này nằm ở mức từ 1 đến 1,99 (ICC, 2011; trang 16).

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế

Bản chất của tăng trưởng thương mại quốc tế chính là sự gia tăng của kim ngạch xuất, nhập khẩu, hay chính là sự gia tăng của khối lượng và trị giá hàng xuất, nhập khẩu. Do đó các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng thương mại quốc tế. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng (kim ngạch) xuất, nhập khẩu hàng hóa có thể được phân thành hai nhóm: nhóm các nhân tố nội địa và nhóm các nhân tố nước ngồi.

1.3.4.1 Nhóm các yếu tố nội địa

- Chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng xuất nhập khẩu. Với các chính sách khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu (ví dụ như quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 và Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2004 của Bộ Thương mại hướng dẫn về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa…) đã góp phần đa dạng hóa chủ thể xuất khẩu, khơi dậy tiềm năng xuất khẩu của tất cả các thành phần kinh tế, kể cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài (được quy định trong pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)), hay các biện pháp tháo dỡ hạn ngạch, các chính sách và biện pháp

9 Chỉ số chế độ thương mại được tính tốn bằng mức thuế trung bình áp dụng, mức độ phức tạp của thuế quan, số vụ chống phá giá và năng lực quá trình nhập khẩu

khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu, cơ chế theo dõi, ứng phó với những rào cản thương mại mới của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá v.v.. , gần đây là sự điều chỉnh và thực hiện các chính sách và biện pháp thương mại, nhất là thương mại quốc tế phù hợp, thích ứng với các cam kết song phương, đa phương và cam kết trong khuôn khổ WTO theo hướng tự do hoá thương mại, cũng tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tới tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

- Tỷ giá hối đối: Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi tỷ giá tăng sẽ có tác dụng hạn chế nhập khẩu do các doanh nghiệp nhập khẩu phải thanh tốn bằng ngoại tệ bị thiệt hại vì họ phải thanh tốn giá trị hàng nhập khẩu với giá đắt hơn. Trong trường nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu sẽ đắt hơn (do tỷ giá tăng), làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng giá thành hàng hoá xuất khẩu, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá giảm sẽ thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, khi nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được nhập với giá rẻ hơn (nhờ tỷ giá giảm) sẽ làm cho chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu giảm kéo theo giá thành hàng xuất khẩu giảm và như vậy sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Như vậy, tỷ giá tăng hay giảm đều có ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố.

- Lạm phát: Lạm phát cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu do lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá và ảnh hưởng tới chi phí sản xuất nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng. Lạm phát tăng làm cho giá trị đồng nội tệ giảm tương đối so với đồng ngoại tệ, làm cho hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia (như VND) sẽ rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ (chẳng hạn USD), đây là động lực khuyến khích xuất khẩu hàng hóa. Nhưng đồng thời, lạm phát cũng làm cho giá cả của các mặt hàng gia tăng, trong đó bao gồm cả giá cả các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Như vậy, chi phí của sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu tăng, giá thành sản phẩm tăng sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh của hàng hoá giảm, làm hạn chế xuất khẩu. Do đó, lạm phát vừa có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu vừa hạn chế xuất khẩu.

- Sản xuất cơng nghiệp: Với vai trị sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước nhưng đồng thời nó cịn cung cấp hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa. Đây được xem như ngành đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho xuất khẩu hàng hóa, vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu. Ở Việt Nam, các sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp được xuất khẩu chủ yếu như: than đá, dầu thô, thép xây dựng, phôi thép, các sản phẩm giầy da, dệt may v.v…Tăng trưởng của sản xuất cơng nghiệp ngồi việc phản ánh sự phát triển sản xuất của ngành nó cịn phản ánh sự thay đổi các sản phẩm của ngành theo hướng tích cực: các sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, giá trị sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện sẽ giúp cho nguồn hàng cung ứng cho hoạt động xuất khẩu ngày càng nhiều, chất lượng và giá trị hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện, mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và như vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu.

- Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp cũng là một trong những ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho hoạt động xuất khẩu vì khi sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng sẽ làm thay đổi tích cực về mặt lượng cũng như về mặt chất đối với các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nguồn hàng nơng sản cung ứng cho xuất khẩu cũng có sự thay đổi tích cực cả về số lượng lẫn giá trị sản phẩm, qua đó sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nơng sản và góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu.

- Ngành dịch vụ: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng diễn ra sâu sắc, các sản phẩm dịch vụ ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là dịch vụ kho vận ngoại thương (logistics).

Hiện nay đối với các nước phát triển, tỷ trọng của dịch vụ chiếm tới 60-70% GDP, còn đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ này trong khoảng từ 30-40%.

- Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu: Kết cấu hạ tầng liên quan đến sản xuất, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Kết cấu hạ tầng bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật như hệ thống đường xá, bến bãi, cầu,

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w