Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 31)

- Lý thuyết thương mại mới

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế

Bản chất của tăng trưởng thương mại quốc tế chính là sự gia tăng của kim ngạch xuất, nhập khẩu, hay chính là sự gia tăng của khối lượng và trị giá hàng xuất, nhập khẩu. Do đó các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng thương mại quốc tế. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng (kim ngạch) xuất, nhập khẩu hàng hóa có thể được phân thành hai nhóm: nhóm các nhân tố nội địa và nhóm các nhân tố nước ngồi.

1.3.4.1 Nhóm các yếu tố nội địa

- Chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng xuất nhập khẩu. Với các chính sách khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu (ví dụ như quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 và Thơng tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2004 của Bộ Thương mại hướng dẫn về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa…) đã góp phần đa dạng hóa chủ thể xuất khẩu, khơi dậy tiềm năng xuất khẩu của tất cả các thành phần kinh tế, kể cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài (được quy định trong pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)), hay các biện pháp tháo dỡ hạn ngạch, các chính sách và biện pháp

9 Chỉ số chế độ thương mại được tính tốn bằng mức thuế trung bình áp dụng, mức độ phức tạp của thuế quan, số vụ chống phá giá và năng lực q trình nhập khẩu

khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu, cơ chế theo dõi, ứng phó với những rào cản thương mại mới của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá v.v.. , gần đây là sự điều chỉnh và thực hiện các chính sách và biện pháp thương mại, nhất là thương mại quốc tế phù hợp, thích ứng với các cam kết song phương, đa phương và cam kết trong khuôn khổ WTO theo hướng tự do hoá thương mại, cũng tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tới tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

- Tỷ giá hối đối: Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi tỷ giá tăng sẽ có tác dụng hạn chế nhập khẩu do các doanh nghiệp nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ bị thiệt hại vì họ phải thanh tốn giá trị hàng nhập khẩu với giá đắt hơn. Trong trường nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu sẽ đắt hơn (do tỷ giá tăng), làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng giá thành hàng hố xuất khẩu, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá giảm sẽ thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, khi nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu được nhập với giá rẻ hơn (nhờ tỷ giá giảm) sẽ làm cho chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu giảm kéo theo giá thành hàng xuất khẩu giảm và như vậy sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Như vậy, tỷ giá tăng hay giảm đều có ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Lạm phát: Lạm phát cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu do lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá và ảnh hưởng tới chi phí sản xuất nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng. Lạm phát tăng làm cho giá trị đồng nội tệ giảm tương đối so với đồng ngoại tệ, làm cho hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia (như VND) sẽ rẻ hơn khi tính bằng đồng ngoại tệ (chẳng hạn USD), đây là động lực khuyến khích xuất khẩu hàng hóa. Nhưng đồng thời, lạm phát cũng làm cho giá cả của các mặt hàng gia tăng, trong đó bao gồm cả giá cả các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Như vậy, chi phí của sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu tăng, giá thành sản phẩm tăng sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh của hàng hố giảm, làm hạn chế xuất khẩu. Do đó, lạm phát vừa có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu vừa hạn chế xuất khẩu.

- Sản xuất cơng nghiệp: Với vai trị sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước nhưng đồng thời nó cịn cung cấp hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa. Đây được xem như ngành đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho xuất khẩu hàng hóa, vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu. Ở Việt Nam, các sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp được xuất khẩu chủ yếu như: than đá, dầu thô, thép xây dựng, phôi thép, các sản phẩm giầy da, dệt may v.v…Tăng trưởng của sản xuất cơng nghiệp ngồi việc phản ánh sự phát triển sản xuất của ngành nó cịn phản ánh sự thay đổi các sản phẩm của ngành theo hướng tích cực: các sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, giá trị sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện sẽ giúp cho nguồn hàng cung ứng cho hoạt động xuất khẩu ngày càng nhiều, chất lượng và giá trị hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện, mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và như vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu.

- Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp cũng là một trong những ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho hoạt động xuất khẩu vì khi sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng sẽ làm thay đổi tích cực về mặt lượng cũng như về mặt chất đối với các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nguồn hàng nơng sản cung ứng cho xuất khẩu cũng có sự thay đổi tích cực cả về số lượng lẫn giá trị sản phẩm, qua đó sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nơng sản và góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu.

- Ngành dịch vụ: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng diễn ra sâu sắc, các sản phẩm dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là dịch vụ kho vận ngoại thương (logistics).

Hiện nay đối với các nước phát triển, tỷ trọng của dịch vụ chiếm tới 60-70% GDP, còn đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ này trong khoảng từ 30-40%.

- Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu: Kết cấu hạ tầng liên quan đến sản xuất, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Kết cấu hạ tầng bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, kỹ thuật như hệ thống đường xá, bến bãi, cầu, cảng, điện, viễn thông, các phương tiện vận tải và các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như dịch vụ kho vận ngoại thương, thương mại điện tử và vai trò của tham tán thương mại ở nước ngoài. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

- Năng lực sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước: Quy mô doanh nghiệp càng lớn, vốn càng nhiều thì doanh nghiệp càng có cơ hội đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp với quy mơ lớn có thể sản xuất và đáp ứng những đơn đặt hàng lớn, đáp ứng được nhu cầu của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, năng lực sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cịn phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ quản lý, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngồi.

1.3.4.2 Nhóm các yếu tố nước ngồi

- Kinh tế và thương mại tồn cầu: Đây chính là ảnh hưởng của môi trường quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tăng trưởng thương mại tồn cầu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia, bởi lẽ các hoạt động kinh doanh ngoại thương liên quan chặt chẽ đến mơi trường quốc tế. Nhìn chung, kinh tế và thương mại tồn cầu có mức tăng trưởng cao là nhân tố kích thích nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, do đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu đối với các nhà cung cấp. Ngược lại, kinh tế và thương mại toàn cầu sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm sút sẽ kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm (hạn chế xuất khẩu).

- Giá quốc tế hàng xuất khẩu: Khi giá quốc tế của hàng xuất khẩu tăng, doanh thu của các nhà xuất khẩu tăng theo sẽ kích thích các hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khi giá quốc tế của hàng xuất khẩu giảm, doanh thu của nhà xuất khẩu giảm, trong trường hợp này các doanh nghiệp xuất khẩu có thể hạn chế xuất khẩu làm giảm kim ngạch xuất khẩu.

- Thị trường xuất khẩu: Quy mô của thị trường xuất khẩu sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu thông qua việc tăng hay giảm khối lượng hàng xuất khẩu. Khi các quốc gia tiếp cận được các thị trường mới, mở rộng được thị trường xuất khẩu sẽ tạo ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu do có thể xuất với khối lượng hàng hóa lớn hơn. Ngược lại, khi thị trường xuất khẩu không những không được mở rộng mà còn ngày càng bị thu hẹp dần sẽ làm khối lượng hàng hoá xuất khẩu bị sụt giảm, làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, quy mô thị trường xuất khẩu lớn và ngày càng được mở rộng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, ngược lại, quy mô thị trường nhỏ hoặc bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng thương mại quốc tế.

1.4Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế hiểu khá thống nhất đó là sự gia tăng sản lượng thực tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định (thường là một năm), cũng với ý nghĩa tương tự Simon Kuznet (1966) nói rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng công nhân”, hay như Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”. Theo cách định nghĩa như trên thì tăng trưởng được hiểu là một quá trình làm thay đổi sản lượng thực tế trong nền kinh tế theo hướng ngày một cao hơn và như vậy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm việc tích lũy vốn, tiến bộ công nghệ, các yếu tố xã hội và thể chế. Ơng cho rằng muốn có tăng trưởng thì phải tăng đầu tư thơng qua cắt

giảm tiêu dùng. Khi giải thích cơ chế tạo ra tăng trưởng A. Smith ủng hộ tự do cạnh tranh và giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Việc bãi bỏ sự điều tiết của chính phủ sẽ làm tăng thu nhập của tầng lớp chủ tư bản, tăng tỷ lệ tiết kiệm xã hội và góp phầm mở rơng thị trường.

Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo cho rằng tích lũy tư bản trong các ngành cơng nghiệp hiện đại chính là động lực dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Theo Ricardo, tư bản được chia làm hai phần đó là quỹ tiền lương trả cho người lao động và phần cịn lại là mua máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên Ricardo cũng phát hiện ra giới hạn nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế là nguồn tài ngun thiên nhiên.

Mơ hình tăng trưởng Harrod-Domar đã lượng hóa mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế. Mơ hình Harrod-Domar cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP được xác định đồng thời bởi tỷ lệ tiết kiệm và hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (gọi hà hệ số ICOR10). Logic kinh tế của mơ hình Harrod-Domar là các nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập của mình để tạo ra tăng trưởng. Tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh.

Nếu như mơ hình Harrod-Domar chỉ xét đến vai trị của vốn đối với tăng trưởng thì mơ hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ cơng nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mơ hình Solow đã giải thích được tiết kiệm, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế theo thời gian. Solow đã xây dựng được mơ hình tăng trưởng tương đối hoàn chỉnh về tăng trưởng kinh tế và nó đã trở thành xuất phát điểm cho nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế sau này.

Mơ hình tăng trưởng nội sinh đưa ra quan điểm cho rằng lực lượng thúc đẩy tăng trưởng là sự tích lũy kiến thức (ý tưởng mới) của Romer (1990) và vốn con người của

Lucas (1988), Mankiw và cộng sự (1992). Cơ chế chủ yếu tạo ra kiến thức trong mơ

hình nội sinh đó là kiến thức được tạo ra từ hoạt động kinh tế và hoạt động sản xuất,

còn vốn con người bao gồm các khả năng, kỹ năng, kiến thức.v.v…có được của mỗi cá nhân người lao động.

1.5Mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh tế

Mối liên kết giữa tự do thương mại và hoạt động kinh tế là một trong những chủ đề xuất hiện đầu tiên trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế và phát triển. Đồng thời, mối liên hệ này cũng đã trở thành trọng tâm trong nghiên cứu kinh tế gần đây, đặc biệt cho các nước đang phát triển.

Lý thuyết thương mại tân cổ điển dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh. Nguyên tắc này mặc nhiên coi việc mở rộng thương mại đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia thương mại. Hàm ý của lý thuyết thương mại tân cổ điển là toàn bộ nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng tối đa khi quốc gia hủy bỏ các rào cản thương mại đối với các đối tác thương mại. Lý thuyết thương mại thừa nhận rằng tự do thương mại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thơng qua ba kênh chính:

Trước tiên là lợi ích từ việc trao đổi. Khi các rào cản thương mại được giảm đi và chi phí của hàng hoá nhập khẩu giảm xuống làm cho giá cả hàng nhập khẩu sẽ trở lên rẻ hơn và khi đó người tiêu dùng có cơ hội sử dụng hàng nhập khẩu với giá rẻ. Ngoài ra, nhà sản xuất (và cuối cùng là người tiêu dùng) cũng được hưởng lợi vì khi đó họ có thể nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm trung gian với giá thấp hơn do đó họ có thể giảm được giá thành sản phẩm.

Thứ hai, việc giảm các rào cản thương mại khuyến khích các doanh nghiệp từ bỏ các nguồn lực trực tiếp từ khu vực được bảo hộ trước đây và hướng tới khu vực có giá trị gia tăng lớn nhất (ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế). Điều này dẫn đến những lợi ích từ chun mơn hố vì các lĩnh vực và ngành cơng nghiệp có lợi thế so sánh trong sản xuất nâng cao sản lượng của mình.

Cuối cùng, có những lợi ích từ kinh tế theo quy mô. Hạ thấp các rào cản thương mại ủng hộ cạnh tranh hiệu quả đối với doanh nghiệp. Các công ty không hiệu quả sẽ bị buộc rời khỏi ngành trước, cho phép các cơng ty cịn lại tăng sản lượng và đạt được

tổng chi phí trung bình thấp hơn, do vậy cho phép sử dụng hiệu quả nguồn lực và nâng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w