- Lý thuyết thương mại mới
1.5 Mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh tế
Mối liên kết giữa tự do thương mại và hoạt động kinh tế là một trong những chủ đề xuất hiện đầu tiên trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế và phát triển. Đồng thời, mối liên hệ này cũng đã trở thành trọng tâm trong nghiên cứu kinh tế gần đây, đặc biệt cho các nước đang phát triển.
Lý thuyết thương mại tân cổ điển dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh. Nguyên tắc này mặc nhiên coi việc mở rộng thương mại đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia thương mại. Hàm ý của lý thuyết thương mại tân cổ điển là toàn bộ nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng tối đa khi quốc gia hủy bỏ các rào cản thương mại đối với các đối tác thương mại. Lý thuyết thương mại thừa nhận rằng tự do thương mại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thơng qua ba kênh chính:
Trước tiên là lợi ích từ việc trao đổi. Khi các rào cản thương mại được giảm đi và chi phí của hàng hoá nhập khẩu giảm xuống làm cho giá cả hàng nhập khẩu sẽ trở lên rẻ hơn và khi đó người tiêu dùng có cơ hội sử dụng hàng nhập khẩu với giá rẻ. Ngoài ra, nhà sản xuất (và cuối cùng là người tiêu dùng) cũng được hưởng lợi vì khi đó họ có thể nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm trung gian với giá thấp hơn do đó họ có thể giảm được giá thành sản phẩm.
Thứ hai, việc giảm các rào cản thương mại khuyến khích các doanh nghiệp từ bỏ các nguồn lực trực tiếp từ khu vực được bảo hộ trước đây và hướng tới khu vực có giá trị gia tăng lớn nhất (ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế). Điều này dẫn đến những lợi ích từ chun mơn hố vì các lĩnh vực và ngành cơng nghiệp có lợi thế so sánh trong sản xuất nâng cao sản lượng của mình.
Cuối cùng, có những lợi ích từ kinh tế theo quy mô. Hạ thấp các rào cản thương mại ủng hộ cạnh tranh hiệu quả đối với doanh nghiệp. Các công ty không hiệu quả sẽ bị buộc rời khỏi ngành trước, cho phép các cơng ty cịn lại tăng sản lượng và đạt được
tổng chi phí trung bình thấp hơn, do vậy cho phép sử dụng hiệu quả nguồn lực và nâng cao sản lượng.
Các nghiên cứu về tăng trưởng nội sinh cũng nhận ra một số con đường mà thơng qua nó tự do thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Edwards (1998) cho rằng có hai nguồn gốc của tăng năng suất trong nền kinh tế mở đó là nguồn lực trong nước kết hợp với sự đổi mới và nguồn thứ hai là thông qua hoạt động thương mại sẽ hấp thu cơng nghệ từ các quốc gia khác có trình độ phát triển cơng nghệ ở mức cao.
Tự do thương mại được coi là một yếu tố quyết định quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, vấn đề này cũng đã gây ra nhiều tranh luận trong các nghiên cứu phát triển. Ban đầu, các nước đang phát triển trên thế giới theo chính sách hạn chế thương mại nhưng với thời gian trôi qua và sự xuất hiện của tồn cầu hóa, tất cả các quốc gia nhận ra sự cần thiết phải tự do hóa nền kinh tế của mình mà điểm bắt đầu chính là từ tự do thương mại. Trao đổi thương mại là yếu tố quyết định chủ yếu đối với tiến bộ của các nước cơng nghiệp hố.
Krueger (1978) và Bhagwati (1978) kết luận rằng tự do thương mại sẽ kích thích chun mơn hố các ngành công nghiệp tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mơ từ đó dẫn đến cải thiện được năng lực và khả năng sản xuất trong dài hạn.
Grossman and Helpman (1990), Rivera-Batiz and Romer (1991), Barro and Sala-i- Martin (1997) lập luận rằng trong dài hạn tự do thương mại có thể đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế bằng cách khuyếch tán kiến thức kỹ thuật thông qua nhập khẩu các hạng mục công nghệ cao và từ hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng quy mơ thị trường đạt được từ tự do thương mại bằng việc tăng quy mô theo lợi nhuận và lợi ích kinh tế theo quy mơ (Bond et al., 2005).
Sachs and Warner (1995) và Rajan and Zingales (2003) chỉ ra rằng tự do thương mại thúc đẩy các chính phủ phát động các chương trình cải cách để đối mặt với cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngược lại, Redding (1999) ghi nhận rằng tự do thương mại cản trở tăng trưởng kinh tế thông qua bất lợi so sánh trong tăng trưởng năng suất ở các lĩnh vực chuyên đã được mơn hố của nền kinh tế. Trong bối cảnh như vậy, lựa chọn chính sách bảo hộ có thể kích thích tiến bộ cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế (Lucas,1988 và Young, 1991).
Adenikinju và Olofin (2000) cho rằng sự phát triển của ngành cơng nghiệp có thể được quyết định bởi thương mại tự do và các chính sách thương mại. Mối liên hệ tích cực giữa tăng trưởng của khu vực cơng nghiệp và các chính sách thương mại có thể được giải thích bằng một số ngun nhân, đó là hiệu quả theo quy mô được tăng lên thông qua việc mở rộng quy mô của ngành công nghiệp trong nước và hơn nữa là tự do thương mại tạo ra cạnh tranh cao trên thị trường thế giới sẽ thúc đẩy hơn nữa các công ty trong một quốc gia theo đuổi và áp dụng cơng nghệ hiện đại từ đó giúp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một chế độ thương mại tự do sẽ làm bớt đi sự kìm chế đối với việc tăng tỷ giá hối đoái như đã xảy ra ở các quốc gia phát triển. Cuối cùng thương mại tự do tạo cho các tiến bộ cơng nghệ có thể được phát triển ở trình độ cao (Lucas, 1988; Grossman và Helpman, 1989& 1991; Romer, 1990).
Tuy nhiên, theo Winter (2004) thì việc việc cải cách trong lĩnh vực thương mại cịn mang lại một số lợi ích tiềm năng khác, đó là:
i) cơ hội tiếp cận hàng hóa trung gian và sản phẩm cơ bản có cơng nghệ tốt hơn, ii) kích thích nâng cao năng lực sản xuất, phân bổ các nguồn nguồn lực tốt hơn, iii) cơ hội của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước có thể sử dụng hàng hố rẻ hơn và chất lượng cao hơn từ nước ngồi. Thơng qua q trình vận động động phát triển, một quốc gia ban đầu sản xuất các mặt hàng sơ cấp và sau đó tiến tới sản xuất hàng hoá thứ cấp và cuối cùng là mở rộng khu vực III, tức là lĩnh vực dịch vụ (phân phối) cho đến khi tất cả các lĩnh vực này của nền kinh tế được kết hợp lại với nhau bởi vì sự phát triển trước tiên là đòi hỏi sự kết hợp của các thành phần khác nhau của nền kinh tế trong nước.
30
Mặc dù, có thể kết luận được rằng cả trao đổi thương mại; giá trị gia tăng công nghiệp và tự do thương mại có thể là những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhưng đối với các nước đang phát triển nói chung khơng ủng hộ chính sách tự do thương mại vì họ cho rằng cần phải duy trì chính sách bảo hộ để nhằm bảo vệ các ngành cơng nghiệp non trẻ ở trong nước để các ngành cơng nghiệp này có thể đuổi kịp và cạnh tranh được trong tương lai. Mặt khác do những thất bại thị trường ở các nước phát triển nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để làm ổn định thị trường trong nước do vậy có ít cơ sở để tiến hành tự do thương mại. Do vậy, mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế trở thành một vấn đề nghiên cứu mang tính thực nghiệm cao.
1.6Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế
Muhammad (2012) dựa theo hàm sản xuất Cobb-Douglass do Mankiw và cộng sự
(1992) đưa ra mơ hình phân tích ảnh hưởng dài hạn của tự do thương mại đến tăng trưởng kinh tế của Pakistan có dạng:
lnGt = 1 + 2lnTt + 3lnFt + 4lnKt + 5lnLt + ut (1.3)
Trong đó:
G: Thu nhập bình quân đầu người thực T: Tự do thương mại
F: Tỷ lệ tín dụng nội địa bình qn đầu người thực của khu vực tư nhân K: Tổng lượng vốn bình quân đầu người thực
L: Lao động có tay nghề
Bajwa và Siddiqi (2011) dựa theo hàm sản xuất tân cổ điển đưa ra mơ hình phân tích ảnh hưởng của tự do thương mại lên tăng trưởng kinh tế trong một số quốc gia được lựa chọn ở Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Srilanka có dạng:
lnYi,t = αO,i + ỵ1,i lnOPi,t + þ2,ilnKi,t + ỵ3,ilnLi,t + si,t(1.4)
Y: Tổng sản phẩm quốc dân OP: Tự do thương mại K: Tổng lượng vốn L: Lao động
1.7 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu thực nghiệm, việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp là yếu tố quan trọng nhất, quyết định kết quả nghiên cứu có đạt u cầu hay khơng. Do vậy, khi lựa chọn mơ hình nghiên cứu thực nghiệm cần xét đến các khía cạnh:
Thứ nhất, dữ liệu thực tế thu thập được có đầy đủ, phù hợp với u cầu của mơ hình hay khơng.
Thứ hai, mơ hình có đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được vấn đề nghiên cứu khơng.
Từ các tiêu chí trên và dựa vào dữ liệu thống kê tác giả thu thập được thì mơ hình do Bajwa và Siddiqi (2011) đề xuất là phù hợp với khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này. Do vậy, trong nghiên cứu thực nghiệm của luận văn này, tác giả lựa chọn mơ hình thực nghiệm của Bajwa và Siddiqi (2011) để nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam.
Như vậy, mơ hình thực nghiệm của luận văn này sẽ là:
lnYt = αO + ỵ1lnTt + ỵ2lnKt + ỵ3lnLt + ut (1.5)
Trong đó:
- Tất cả các hệ số βi là hằng số co giãn. - α là hằng số tham số.
- Yt là mức độ tăng trưởng GDP. - Kt là tổng vốn đầu tư của nền kinh tế. - Tt là tự do thương mại
- ut là tổng phần dư của các biến độc lập phản ánh ảnh hưởng của tất cả các nhân tố khác.
Để khảo sát mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, luận văn này sử dụng các kỹ thuật phân tích đối với mơ hình đồng liên kết, mơ hình vector hiệu chỉnh sai số và phân tích nhân quả Granger.
Theo Granger and Newbold (1974), ước lượng hồi quy OLS với sự hiện điện của
các biến không dừng sẽ cho kết quả hồi quy là giả mạo. Do đó việc kiểm định dữ liệu chuỗi thời gian dừng là rất quan trọng để có được một kết quả hồi quy đáng tin cậy.
Tính dừng của các biến được xác định bằng kiểm định Dickey-Fuller gia tăng (Augmented Dickey-Fuller - ADF). Dickey và Fuller (1979, 1981) phát triển quy trình kiểm định chính thức cho chuỗi khơng dừng. Phần quan trọng nhất trong kiểm định của họ đó là kiểm định chuỗi không dừng tương đương với kiểm định nghiệm đơn vị. Vì phần dư khơng chắc đã là nhiễu trắng nên Dickey và Fuller mở rộng quy trình kiểm định của họ bằng việc đề xuất kiểu gia tăng của kiểm định nó bao gồm phần trễ của biến phụ thuộc được đưa thêm vào mơ hình để loại bỏ hiện tượng tự tương quan. Độ trễ của phần biến phụ thuộc đưa vào mơ hình được xác định hoặc bằng thơng tin theo tiêu chuẩn Akaike (AIC) hoặc tiêu chuẩn Schwartz Bayesian (SBC) hoặc một phương pháp hiệu quả hơn là sử dụng độ trễ cần thiết để làm trắng phần dư. Kiểm định ADF cần thực hiện với mơ hình kinh tế lượng có hệ số chặn, khơng có hệ số và biến xu thế và khơng có hệ số chặn cũng như khơng có biến xu thế.
Nếu chuỗi dữ liệu kinh tế không dừng ở chuỗi dữ liệu gốc và có cùng bậc kết hợp thì đồng liên kết trở thành yêu cầu quan trọng đối với mọi mơ hình kinh tế. Đồng liên kết trong phương trình đa biến có thể khảo sát bằng phương pháp Johansen. Khi các biến hoặc các chuỗi có mối liên hệ đồng liên kết thì việc kết hợp tuyến tính các chuỗi này sẽ dừng và cho thấy mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Đồng thời đối với quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn thì mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) cũng được sử dụng để phân tích. Mơ hình VECM là mơ hình tiện lợi đo lường sự hiệu chỉnh của việc mất cần bằng của giai đoạn trước với ý nghĩa kinh tế rất tốt. Ngoài ra, kiểm định
nhân quả Granger cũng được áp dụng để khảo sát thực nghiệm cho mối quan hệ nhân quả của các biến trong luận văn này.
1.8Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Trong luận văn này tác giả sử dụng mơ hình đồng liên kết (CM) và mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) để kiểm định mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế. Quy trình kiểm định bao gồm ba bước: trước tiên là kiểm định nghiệm đơn vị; thứ hai là kiểm định đồng liên kết và cuối cùng là ước lượng mơ hình vector hiệu chỉnh sai số và kiểm định nhân quả Granger.
* Chuỗi dừng và không dừng
Dữ liệu chuỗi thời gian là một tập hợp các quan sát mà nó được xem như là sự thể hiện của các biến ngẫu nhiên. Điều đó có thể được miêu tả bằng một số quá trình ngẫu nhiên. Khái niệm “tính dừng” được gắn liền với đặc tính của q trình ngẫu nhiên này. Chuỗi dừng đóng vai trị rất quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, bởi vì theo Gujarati (2003) nếu ta tiến hành hồi quy với chuỗi dữ liệu thời gian không dừng thì mặc dù thu được giá trị R2 rất cao nhưng giữa các biến số có thể khơng có mối liên hệ có ý nghĩa nào, vì khi đó R2 cao là do các chuỗi dữ liệu đều thể hiện xu hướng mạnh (xu hướng lên hay xuống liên tục). Trường hợp như vậy người ta gọi là hồi quy không xác thực hay hồi quy giả mạo và khi đó ta sẽ khơng xác định được mối quan hệ thực sự giữa các chuỗi thời gian đó. Trong nghiên cứu này, khái niệm “dừng yếu” được chấp nhận đồng nghĩa với “dừng”, nghĩa là chuỗi dữ liệu được coi là “dừng” nếu trung bình, phương sai và hiệp phương sai của chuỗi không phụ thuộc vào thời gian. Như vậy, nếu đặt Yt là một chuỗi ngẫu nhiên thì theo Hồi và cộng
sự (2009), chuỗi này được coi là “dừng” khi nó có các tính chất:
- Trung bình E(Yt) = µ (hằng số theo thời gian)
- Phương sai var (Yt) = E(Yt - µ)2 = ð2 (hằng số theo thời gian)
- Hiệp phương sai yk = E[(Yt − µ)(Yt+k − µ)] (hằng số theo thời gian
Ngược lại chuỗi thời gian không dừng sẽ xảy ra khi một trong các giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai hoặc cả ba giá trị không phải là hằng số theo thời gian.
Một chuỗi thời gian mà nó tn theo theo q trình bước ngẫu nhiên hay xu thế thì được gọi là “ chuỗi thời gian không dừng”. Người ta có thể lập một chuỗi thời gian dừng bằng cách lấy sai phân d lần. Theo Gujarati (2003), một biến được thiết lập ngay từ chuỗi dừng đầu tiên được gọi là chuỗi kết hợp bậc 0 thể hiện là Yt~I(0); biến được thiết lập bằng việc lấy sai phân 1 lần được gọi là chuỗi kết hợp bậc 1, thể hiện là Yt ~I(1) và biến được thiết lập bằng cách lấy sai phân d lần được gọi là chuỗi kết hợp bậc
d , thể hiện Yt ~ I(d).
Có nhiều phương pháp để nhận biết một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng, tuy nhiên Gujarati (2003) cho rằng kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) là phương thức kiểm định được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây vì ”loại kiểm định này có tính học thuật và chun nghiệp cao hơn”. (Hoài và cộng sự, 2009. Trang
465).
* Kiểm định nghiệm đơn vị
Kiểm định nghiệm đơn vị được thực hiện đối các biến nhằm chuẩn bị bộ dữ liệu cho kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả. Để phân tích đồng liên kết có giá trị thì cần phải tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra xem liệu bậc tích hợp của các biến quan trọng có như nhau hay khơng. Cụ thể, bậc tích hợp có cho thấy chúng lớn hơn 0 hay không. Như vậy là trước khi kiểm định đồng liên kết chúng ta phải xác nhận các biến có đầy đủ các tính chất “dừng”.