Tóm lược kết quả nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 65 - 67)

- Lý thuyết thương mại mới

2.3 Phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh

2.3.1 Tóm lược kết quả nghiên cứu trước

Somaz et al. (2010) sử dụng dữ liệu bảng chéo của 19 quốc gia thuộc Trung Đông

và Bắc châu Phi để nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng GDP. Nghiên cứu sử dụng biến đại diện cho tự do thương mại là tổng kim ngạch

thương mại (kim ngạch xuất khẩu + nhập khẩu). Kết quả theo phương pháp phân tích dữ liệu bảng ở các nước này cho thấy phần lớn khơng có mối quan hệ đáng kể giữa tự do thương mại và tăng trưởng GDP, chỉ có 4 nước là Algeria, Kuwait, Lebanon và Syria có mối quan hệ tích cực đáng kể .

Karras (2003) thu thập dữ liệu của 150 quốc gia trên thế giới phát biểu rằng tự do

thương mại cải thiện tổng năng suất các nhân tố (TFP) và sau đó giúp tăng trưởng kinh tế và khi tự do thương mại tăng 1% thì sẽ tác động làm tăng trưởng kinh tế tăng lên từ 0,25 - 0,30%.

S. Bajwa và M.W. Siddiqi (2011) sử dụng phương pháp phân tích bảng dữ liệu để

phân tích ảnh hưởng của tự do thương mại đối với tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia lựa chọn ở Nam Á với chỉ số đại diện cho mở cửa là tỷ số giữa xuất khẩu + nhập khẩu và GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mở cửa thương mại tăng 1% thì sẽ làm tăng 0,03% GDP.

S. Muhammad (2012) khảo sát ảnh hưởng dài hạn của tự do thương mại đối với tăng trưởng tại Pakistan cho thấy tự do thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa thống kê 1% và khi mở rộng thương mại 1% sẽ làm tăng trưởng tăng lên 0,071%.

J. Francois et al (2011) cho rằng nếu thương mại được tự do hoàn toàn theo cam kết

của WTO thì sự gia tăng thương mại dịch vụ qua hiệp định song phương sẽ góp phần nâng cao GDP của Việt Nam lên 0,03%.Tự do hoá thương mại giữa Việt nam và EU giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 0,12% và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO là tích cực và làm gia tăng GDP lên 12%.

Theo báo cáo cuối cùng về hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam do Mutrap tiến hành năm 2009 thì :” tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng khoảng từ 0,5 đến 1,0 phần trăm hàng năm nếu các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ, nâng cao việc tạo thuận lợi hóa thương mại và tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông”

D. Vanzetti và P.L. Hương (2006) sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể GTAP nghiên cứu các kịch bản chính sách thương mại của Việt Nam cho thấy rằng tự do thương mại tồn cầu là chính sách tốt nhất cho Việt Nam, nó giúp cho việc tối đa hoá được phúc lợi hàng năm và tăng trưởng xuất khẩu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tự do hố đơn phương mang lại nhiều lợi ích hơn.

Bình (2010) sử dụng biến số tỷ lệ thương mại/ GDP và tốc độ tăng trưởng GDP để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư nước ngoài (FDI). “Về mối quan hệ trực tiếp giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế, tác giả dùng cơng cụ định tính đi phân tích và cho thấy mở cửa thương mại có vai trị tích cực với tăng trưởng kinh tế tuy nhiên chiều từ tăng trưởng kinh tế đến mở cửa thương mại chưa thực sự rõ ràng” (Bình, 2010, trang 142) .

Như vậy các nghiên cứu về tự do thương mại tại Việt Nam đều cho thấy rằng tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế đều có mối quan hệ tích cực với nhau.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w