Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37)

- Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam được hình thành từ Vụ Tín dụng Cơng nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà Nước cùng với các Phịng Tín dụng Công - Thương nghiệp tại các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã từ tháng 7/1988. Ngân hàng Công Thương Việt Nam bắt đầu đi vào họat động theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 và Quyết định 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên giao dịch là Ngân hàng Công Thương Việt Nam viết tắt là ICBV (Industrial and commercial Bank of Việt Nam).

- Năm 1988, tổng giá trị tài sản Nợ - Có mà Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam được NHNN bàn giao trên sổ sách kế toán là 718 tỷ đồng, trong đó: Vốn khả dụng 101 tỷ, dư nợ 602 tỷ đồng, nguyên giá tài sản cố định 3,5 tỷ, vốn huy động 638 tỷ, vốn tự có 22,4 tỷ.

- Họat động kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Luật Ngân hàng chưa có, các cơ chế, quy chế về họat động Ngân hàng thương mại đang xây dựng, nên chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chưa tự chủ về nhiều mặt. Cụ thể: mơ hình và bộ máy tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, lãi suất huy động và cho vay các Ngân hàng thương mại thực hiện thống nhất theo quy định của NHNN. Những khó khăn nội tại khác như vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu, mọi tác nghiệp chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ cơng, cán bộ chưa có nhiều kiến thức về kinh doanh ngân hàng theo nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ rất đơn điệu…

- Tháng 11/1990, Nhà Nước chính thức giao cho Ngân hàng Công Thương VN chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và hạch tốn theo cơ chế thị trường định

hướng Xã hội chủ nghĩa. Vốn điều lệ quy định tại Quyết định 402/HĐBT là 200 tỷ đồng, nhưng đến năm 1995 Ngân hàng Công Thương VN mới được cấp đủ.

- Cũng trong giai đọan này sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng – Hợp tác xã tín dụng đã đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng về tư duy và môi trường pháp lý, bảo đảm cho các họat động của các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Cơng Thương VN nói riêng. Từ đó các thể chế về họat động NHTM đã được ban hành và dần hoàn thiện hơn, cánh cửa giao lưu quốc tế đã được mở rộng.

- Ngày 15/04/2008 đổi tên thương hiệu từ Incombank thành VietinBank (Viet nam Joint Stock Commercial bank For Industry and Trade). Ngày 08/07/2009, Ngân hàng Công Thương VN công bố quyết định đổi tên là Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam số 142/GP-NHNN do Thống đốc ký ngày 03/07/2009.

- Sứ mệnh Là Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

- Tầm nhìn Trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế.

- Giá trị cốt lõi

 Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;

 Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;

 Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình - được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp - được quyền tơn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. - Triết lý kinh doanh

 An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;  Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

 Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank. - Sologan: Nâng giá trị cuộc sống.

- Đến với Ngân Hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam, Q khách sẽ hài lịng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại"

- Trải qua hơn 25 năm, quá trình xây dựng, phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, luôn tiên phong trong cơ chế thị trường, khẳng định được vị trí là một NHTM lớn, chủ lực, hàng đầu ở Việt Nam, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng gần 26.218 tỷ đồng lớn nhất trong các NHTM CP ở Việt Nam, tổng tài sản 503.530 tỷ. Trụ sở chính thực hiện vai trị chỉ đạo điều hành xun suốt tồn hệ thống.

2.1.2. Mạng lưới hoạt động

- Nếu như trong những ngày đầu thành lập chỉ có 32 Chi nhánh cấp 1,2; 10 phịng giao dịch…thì đến nay Vietinbank có một hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phịng giao dịch/Quỹ tiết kiệm; Có 7 Cơng ty hạch tốn độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quả n lý Quỹ , Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Cơng đồn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Vietinbank là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

- Vietinbank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động của Vietinbank

2.1.3.1.Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2012, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn cịn nặng nề, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng. Trong bối cảnh đó, Vietinbank ln giữ vững sự tăng trưởng ổn định. Vietinbank là một trong những ngân hàng có tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động lớn nhất, điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính qua các năm hoạt động

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 349.353 429.932 467.879

Trong đó: dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356

Vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.625

Trong đó: Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.218

Lợi nhuận trước thuế 4.638 8.392 8.168

Lợi nhuận sau thuế 3.444 6.259 6.169

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Vietinbank) Vietinbank có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, tổng tài sản, dư nợ, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ điều tăng qua các năm. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2012 lại giảm do tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngành ngân hàng nói riêng.

2.1.3.2.Tình hình hoạt động tín dụng

Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012). Sang quý III/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh,... tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2012 của VietinBank đạt 333 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm.

Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu/năm 2010 Tỷ lệ 2011 Tỷ lệ 2012 Tỷ lệ Nợ ngắn hạn 141.377 60,4% 176.912 60,3% 200.455 60,1% Nợ trung hạn 27.660 11,8% 30.533 10,4% 34.078 10,2% Nợ dài hạn 65.167 27,8% 85.989 29,3% 98.823 29,6% Tổng nợ 234.204 100% 293.434 100% 333.356 100%

Nợ ngắn hạn chiềm tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của Vietinbank. Tỷ trọng này có xu hướng ổn định qua các năm, tuy nhiên nợ dài hạn có xu hướng tăng do Vietinbank đẩy mạnh đầu tư cho vay vào các dự án.

Chất lượng tín dụng tại Vietinbank trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau:

- Vietinbank kiểm soát khá tốt nợ quá hạn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên trong năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh lên đến 2,8% do do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, đến năm 2012 Vietinbank đã kiểm sốt tỷ lệ nợ q hạn xuống chỉ cịn 1,9%. Vietinbank có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ở mức cao, ln duy trì ở mức trên 60%.

Bảng 2.3. Tình hình kiểm sốt nợ q hạn tại Vietinbank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012

Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530

Dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356

Nợ quá hạn 3.938 8.221 6.302

Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 1,7% 2,8% 1,9%

Cho vay/Tổng tài sản 63,7% 63,7% 66,2%

- Tình hình nợ quá hạn:

Nguồn: BCTC Vietinbank qua các năm

Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Theo nhóm nợ 2010 Tỷ lệ 2011 Tỷ lệ 2012 Tỷ lệ Nợ nhóm 1 230.267 98,3% 285.213 97,2% 327.054 98,1% Nợ nhóm 2 2.399 1,0% 6.017 2,1% 1.412 0,4% Nợ nhóm 3 925 0,4% 1.071 0,4% 995 0,3% Nợ nhóm 4 411 0,2% 220 0,1% 1.789 0,5% Nợ nhóm 5 203 0,1% 913 0,3% 2.106 0,6%

Tổng nợ 234.205 100% 293.434 100% 333.356 100%

Nguồn: BCTC Vietinbank qua các năm Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm nhưng Vietinbank vẫn kiểm sốt khá tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ thấp hơn so với tỷ lệ quy định của NHNN.

2.2. Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín dụng năm của Vietinbank

2.2.1. Tiến trình cải cách của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank

Vietinbank bắt đầu thực hiện XHTD khách hàng từ năm 1994 để phục vụ cho việc thiết lập chiến lược khách hàng (lựa chọn khách hàng, lựa chọn biên pháp bảo đảm tiền vay) nhưng trong giai đoạn này hệ thống XHTD cịn nhiều thiếu sót. Cơng việc XHTD khách hàng trong giai đoạn này vẫn chỉ được thực hiện thủ cơng qua chương trình excel. Đến tháng 7/2010. Vietinbank chính thức triển khai hệ thống XHTD khách hàng được thực hiện qua hệ thống phần mềm. Với sự hỗ trợ tự động của chương trình chấm điểm và XHTD khách hàng, hệ thống XHTD của Vietinbank đang ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và giúp ngân hàng có được một cơng cụ hữu ích để phịng ngừa rủi ro.

2.2.2. Nguyên tắc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

- Việc chấm điểm và XHTD khách hàng phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, khách quan. theo quy định tại các văn bản có liên quan của NHCT.

- Các thơng tin được sử dụng chấm điểm (bao gồm BCTC, thông tin phi tài chính) phải được thẩm định kỹ, đảm bảo độ tin cậy trước khi thực hiện chấm điểm và XHTD.

- Trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều NHCTD, NHCTD quản lý A/A của khách hàng có trách nhiệm thực hiện chấm điểm và XHTD khách hàng. Các NHCTD khác có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin cho NHCTD quản lý A/A mà khơng thực hiện chấm điểm XHTD khách hàng.

• Trường hợp đơn vị chính có quan hệ tín dụng với NHCT: NHCTD quản lý đơn vị phụ thuộc được sử dụng hạng của đơn vị chính;

• Nếu đơn vị chính khơng quan hệ tín dụng với NHCT: NHCTD thực hiện chấm điểm trên cơ sở thông tin thu thập của đơn vị phụ thuộc, trong đó thơng tin BCTC của đơn vị phụ thuộc (nếu có) được coi là khơng kiểm tốn. Trường hợp đơn vị phụ thuộc khơng có BCTC riêng chi nhánh sử dụng BCTC của đơn vị chính, thơng tin phi tài chính của đơn vị phụ thuộc.

- Đối với khách hàng là Tập đồn, Tổng cơng ty:

• Trường hợp chỉ có cơng ty mẹ hoặc chỉ có cơng ty con quan hệ tín dụng với NHCT: NHCTD thực hiện chấm điểm và XHTD trên cơ sở thông tin thu thập của công ty được chấm điểm, trong đó BCTC được sử dụng là BCTC đơn nhất của cơng ty mẹ hoặc BCTC của cơng ty con;

• Trường hợp cả công ty mẹ và các công ty con quan hệ tín dụng với NHCT: NHCTD thực hiện chấm điểm và XHTD công ty mẹ và từng công ty con. Việc chấm điểm và XHTD công ty mẹ dựa trên cơ sở BCTC hợp nhất của tập đồn/tổng cơng ty, thơng tin phi tài chính của cơng ty mẹ, có cập nhật kịp thời thông tin của các cơng ty con nếu thơng tin này có mức độ ảnh hưởng lớn; Việc chấm điểm và XHTD công ty con dựa trên cơ sở BCTC và thơng tin phi tài chính của từng cơng ty con.

- Điều chỉnh hạng khách hàng: Người có thẩm quyền điều chỉnh hạng được phép điều chỉnh kết quả xếp hạng so với hạng thông thường của khách hàng khi có đầy đủ thơng tin đánh giá hạng khách hàng cao/thấp hơn hạng thông thường và chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh hạng của mình.

- Trưởng/Phó phịng ĐGXH và phê duyệt GHTD; Lãnh đạo Chi nhánh/PGD (trường hợp GHTD cấp khách hàng nằm trong mức kiểm soát thẩm định của Chi nhánh/Phịng giao dịch): được phép điều chỉnh giảm khơng giới hạn số hạng so với hạng thông thường.

Ngân hàng cấp tín dụng thực hiện chấm điểm và XHTD khách hàng trong các trường hợp sau:

- Khi cấp GHTD cho khách hàng (trừ trường hợp khách hàng đã có kết quả chấm điểm gần nhất trên chương trình phần mềm cách thời điểm cấp GHTD cho khách hàng không quá 06 tháng và thông tin chấm điểm khách hàng không thay đổi);

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w