TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN
3.6. Vấn đề về kinh tế và môi trƣờng 1 Những vấn đề về môi trƣờng
3.6.1. Những vấn đề về môi trƣờng
* Những lợi ích
Năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng trong việc giảm khí hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tới sự nóng lên của toàn cầu. Năng lượng tái tạo hầu như không làm phát thải khí hại khi vận hành và phát thải rất ít trong quá trình sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng và tháo dỡ. Chính sách năng lượng là một trong những ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu năng lượng tái tạo ở nhiều nơi trên thế giới.
Một số công nghệ DG có hiệu suất toàn phần cao và phát thải thấp như CHP và một số tuabin nhỏ (micro-turbins). So với phát điện và nhiệt bằng nhiên liệu hóa thạch riêng lẻ, hệ thống CHP có thể có hiệu suất biến đổi năng lượng sơ cấp dao động từ 10-30% phụ thuộc vào kích cỡ và hiệu suất của các khối đồng phát. Điều này có tác dụng tích cực trong việc giảm khí hiệu ứng nhà kính.
Việc mua bán phát thải khí cacbon sẽ khuyến khích các nhà vận hành DG thiết kế và vận hành lưới điện của họ nhằm giảm thiểu phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Các khối DG thường nhỏ và phân tán, ngoại trừ các nông trang gió. Điều này sẽ giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
Bên cạnh những lợi ích đem lại, các công nghệ DG có một số ảnh hưởng bất lợi đến môi trường. Các tuabin gió ảnh hưởng tới tầm nhìn và âm thành (tiếng ồn của động cơ máy phát, tiếng ồn của các cánh quạt tuabin gió). Các nông trang gió và pin mặt trời cần diện tích lớn hơn so với các công nghệ điện truyền thống có cùng công suất đặt.
Các nhà máy thủy điện nhỏ, điện thủy triều và sóng biển có thể ảnh hưởng tới hệ sinh thái và vùng đánh bắt hải sản. Điện sinh khối (Biomass) có thể tạo ra phát thải khí độc hại trong trường hợp đốt cháy không hết. Chúng cần diện tích lớn để đặt nhà máy cung cấp nhiên liệu. Kế hoạch không tốt có thể dẫn tới sự phát quan hoặc xung đột về sử dụng nguồn tài nguyên đất và nước.