Đặc điểm công nghệ nguồn phát điện phân tán

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới trung áp (Trang 26)

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN

2.1.2.Đặc điểm công nghệ nguồn phát điện phân tán

Các công nghệ DG được phân thành hai nhóm chính:

- Nguồn tái tạo: Điện gió, điện sinh khối (Biomass), điện mặt trời, địa nhiệt, thủy điện nhỏ và cực nhỏ, điện thủy triều và sóng biển.

- Nguồn không tái tạo: (sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm nhiêu liệu sơ cấp): pin nhiên liệu, động cơ đốt trong, tuabin hơi (combustion turbines). Trong đó các DG là nguồn năng lượng tái tạo đang được thúc đẩy phát triển nhờ hiệu quả tác động tới môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Các công nghệ DG và dãy công suất thông thường được chỉ ra trong bảng dưới đây [3].

Bảng 2.1. Dãy công suất tương ứng của các công nghệ DG

Loại DG Dãy công suất Loại DG Dãy công suất

Thủy điện nhỏ 1 - 100MW Điện sinh khối 100kW - 20MW Thủy điện rất nhỏ 25kW - MW Pin nhiên liệu 1kW - 5MW

Điện gió 200W - 3MW Địa nhiệt 5MW - 1000MW

Pin quang điện 20W - 100kW Năng lượng biển 100kW - 1MW Điện mặt trời 1 - 80MW

Với sự đa dạng về các nguồn phát điện nhỏ phân tán như vậy thì trong tương lai, lưới điện sẽ giống như một mạng internet, trong đó các nguồn phát điện sẽ giống như các máy vi tính ở khắp mọi nơi kết nối tới.

Hệ thống điện lúc này là sự kết hợp của các DG và các CG. Các CG được kết nối vào lưới điện áp cao ( 110kV) cung cấp điện cho các trung tâm, vùng miền, tiêu thụ công suất lớn trong khi các DG được kết nối vào lưới điện trung thế từ 35kV trở xuống. Bên cạnh đó thì một số nguồn nhỏ như: máy phát Diesel, điện mặt trời, pin nhiên liệu… được nối trực tiếp vào lưới hạ thế 0,4kV cung cấp điện cho các khách hàng nhỏ như hộ gia đình hoặc tòa nhà chung cư.

DG được kết nối với LPP thông qua điểm kết nối (CP) và điểm kết nối chung (PCC). Cách thức đấu nối DG vào lưới phân phối được thể hiện trong hình 2.1. Thiết bị được sử dụng cho việc kết nối DG với lưới phụ thuộc tiêu chuẩn được áp dụng trên lưới. Tuy nhiên, ở đầu ra trạm kết nối DG luôn bao gồm các thiết bị đóng/cắt bảo vệ và các thiết bị đo đếm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Hình 2.1. Điểm kết nối (CP) và điểm kết nối chung (PCC)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới trung áp (Trang 26)