Khái quát chung

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới trung áp (Trang 42)

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN

3.1.Khái quát chung

Những lợi ích là DG mang lại cho lưới điện như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, khi kết nối DG vào lưới điện còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kết nối và ràng buộc về mặt kỹ thuật và kinh tế. Tùy thuộc vào cấu trúc của lưới điện mà những tiêu chuẩn cũng khác nhau và kéo theo ảnh hưởng của DG tới lưới cũng khác nhau. Lưới điện phân phối bị giới hạn bởi những ràng buộc về ổn định điện áp và khả năng tải của đường dây, thiết bị. Ngoài ra các tiêu chuẩn cơ bản cho phép kết nối vào lưới điện phân phối (tiêu chuẩn về cấp điện áp, tần số…) bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật và công nghệ chế tạo.

Các nguồn phân tán (DG) thường được kết nối chủ yếu là ở lưới điện phân phối trung áp với cấp điện áp từ 6kV đến 35kV. Những nghiên cứu trước đây cho thấy, với mức độ thâm nhập từ 10-15% của các nguồn phân tán vào lưới sẽ không có những thay đổi đáng kể nào đối với cấu trúc lưới và hệ thống điện [3]. Tuy nhiên khi mức độ thâm nhập của DG càng tăng thì mức độ ảnh hưởng lên lưới là càng lớn. Khi đó, ngoài những ảnh hưởng tới tính kinh tế của lưới điện, những lợi ích và bất lợi, và những vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu, sự thâm nhập của DG vào lưới còn làm phát sinh những vấn đề kỹ thuật cần phải quan tâm, đó là:

- Đặc tính điện áp thay đổi trên toàn lưới phụ thuộc vào công suất tiêu thụ. - Quá độ điện áp sẽ xảy ra do việc kết nối và ngắt kết nối các máy phát thậm chí là do quá trình vận hành máy phát phân tán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

- Tăng mức độ dòng ngắn mạch sự cố.

- Vấn đề về phối hợp bảo vệ giữa phía máy phát phân tán và lưới điện. - Tổn thất công suất thay đổi theo các cấp độ phụ tải.

- Chất lượng, độ an toàn và độ tin cậy cung cấp điện.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới trung áp (Trang 42)