TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN
2.2.5. Hiện trạng và xu hƣớng phát triển của nguồn phân tán ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, mối quan tâm về DG tại Việt Nam ngày càng nhiều khi mà nhu cầu về các nguồn phát điện tại chỗ đang tăng lên. Những nguồn điện phân tán như: điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ, điện sinh khối...đang được chú ý quan tâm hơn cả. Tính tới năm 2007, tổng công suất của DG đã được lắp đặt và đưa vào vận hành khoảng 380,5MW, trong đó nguồn thủy điện nhỏ, điện gió chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trong một vài năm tới, các nguồn DG khác như: điện gió (Phương Mai - 50,4MW; Phước Ninh - 20MW; Phú Quý - 1000MW...), điện mặt trời ở khu vực Tây Nguyên...khi đi vào vận hành sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc đảm bảo nhu cầu điện năng cho các phụ tải địa phương, góp phần giảm nhiệt cho các hệ thống điện khu vực.
Như vậy, LPP của Việt Nam trong tương lai không xa sẽ có những thay đổi đáng kể về cấu hình cũng như các vấn đề kỹ thuật liên quan tới khai thác, vận hành.
Tuy nhiên, chính do sự phức tạp và chưa thống nhất của các tiêu chuẩn kết nối DG vào lưới điện nên rất khó khăn cho chúng ta khi áp dụng. Trên thế giới, các tiêu chuẩn kết nối DG chủ yếu tập trung vào các vấn đề về kỹ thuật, về công suất đặt, cấp điện áp kết nối, chất lượng điện năng và các vấn đề khi hòa đồng bộ vào lưới điện. Tiêu chuẩn đầu tiên được đặt ra là phiên bản IEEE 1547, bao gồm các tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
chuẩn và yêu cầu có liên quan đến lắp đặt, vận hành, kiểm tra, điều kiện an toàn... của máy phát phân tán kết nối lưới. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này lại tập trung vào hệ thống điện có tần số 60Hz (Mỹ). Điều này đòi hỏi trong thời gian tới chúng ta cần có nghiên cứu và thống nhất về các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn kết nối các máy phát phân tán với hệ thống điện ở nước ta để đảm bảo việc xây dựng và vận hành hệ thống điện an toàn và kinh tế.
CHƢƠNG 3