Một số nguồn phân tán khác 1 Điện sinh khối (Biomass)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới trung áp (Trang 39)

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN

2.2.4. Một số nguồn phân tán khác 1 Điện sinh khối (Biomass)

2.2.4.1. Điện sinh khối (Biomass)

Một dạng năng lượng phân tán có tiềm năng phát triển rất lớn với tỉ lệ 14 - 15% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới đó là Biomass. Biomass (năng lượng sinh khối, hay năng lượng từ vật liệu hữu cơ) là nguồn khí nhiên liệu được tạo ra từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, thức ăn thừa và phân động vật. Biomass có thể giải quyết tình trạng thay đổi khí hậu và có khả năng giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai.

Cũng theo thận định của các chuyên gia, nguồn sinh khối ở Việt Nam rất dồi dào chủ yếu các nguồn nguyên liệu tái tạo được như trấu, rơm rạ, mạt cưa, bã mía... và các phụ phẩm nông nghiệp khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

Hình 2.8. Mô hình cung cấp điện sử dụng khí biogass

2.2.4.2. Địa nhiệt

Địa nhiệt là nguồn năng lượng tiềm tàng từ sức nóng dưới lòng đất, nếu được khai thác sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho sản xuất và đời sống con người. Ngày nay các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nga, Nhật… đã bỏ ra hàng tỉ đô la để tiếp tục nghiên cứu nguồn năng lượng này. Theo báo cáo khoa học mới nhất của Viện Công nghệ Mỹ Masachusset, khác với năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay năng lượng biển thì năng lượng địa nhiệt luôn luôn hiện diện dưới lòng đất, nó tiềm tàng và hết sức to lớn, là nguồn năng lượng của tương lai. Về mặt khoa học, nguồn năng lượng địa nhiệt luôn luôn tồn tại là do cấu tạo của quả đất có một hạt nhân giống như một “hòn lửa” không lồ, nhiệt độ cực kỳ cao và tuỳ theo độ sâu, trong các tầng địa chất, sẽ có nhiệt độ và nhiệt lượng tương ứng. Các nhà khoa học địa nhiệt đã tính toán xác định, ở độ sâu 40km trong lòng đất, nhiệt độ sẽ nóng 1000 độ C, ở sâu 5km sức nóng là 350 độ C.

Năm 1960, nhà máy địa nhiệt lớn đầu tiên trên thế giới được khánh thành và đưa vào hoạt động tại Geysers (California - Hoa Kỳ) với công suất 11MW. Với 8000MW công suất điện được sản xuất tại 20 nước trên thế giới thì điện địa nhiệt chiếm 0,2% tổng công suất điện toàn thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

Hình 2.9. Nhà máy điện địa nhiệt

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của lưới trung áp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)