Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại các tổ chức phi chính phủ việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 88 - 96)

Dự án hoạt động có đúng mục đích hay không? hiệu quả sử dụng nguồn vốn đạt kết quả cao nhất hay không? từ đó mới trả lời được câu hỏi nguồn vốn có được bảo toàn và sử dụng đúng mục đích không? thì công tác thẩm định phải được chú trọng và được quan tâm hơn cả, bao gồm các nội dung sau:

i. Thẩm định chi tiết những hoạt động vượt hạn mức cho phép trong

đề xuất dự án;

ii. Theo dõi công tác lập sao kê chi tiêu của các đối tác dự án: cán bộ thẩm định không chỉ quan tâm tới công tác lập sao kê cho những trực tiếp từ ngân hàng để tránh tình trạng sử dụng sai mục đích của dự án; iii. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thực địa tại các dự án và

tại người hưởng lợi của dự án;

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một trong những hoạt động then chốt trong các nội dung của công tác quản lý tài chính. Do vậy, CSEED cần đào tạo, phổ biến kiến thức về các quy định, quy chuẩn của dự án đến cán bộ đầu mối và các cán bộ tại các Ban quản lý dự án tại địa phương để có thể tham gia giám sát nguồn vốn cùng cán bộ CSEED và giám sát tại chỗ hoạt động của dự án.

Tăng cường giám sát hoạt động của các Ban quản lý dự án, cần có quy trình, mẫu hướng dẫn chung cho việc giám sát. Sau mỗi đợt giám sát CSEED cần có văn bản thông báo về kết quả kiểm tra giám sát cho các Ban quản lý dự án nhằm điều chỉnh kịp thời những hạn chế;

3.2.6 Thiết lập khung đánh giá hệ thống quản lý tài chính dự án

Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính của các dự án phát triển tại CSEED, việc cần thiết là phải thường xuyên giám sát và đánh giá hoạt động này nhằm sớm nhận dạng các vấn đề phát sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời, hiện tại đối với các dự án tại CSEED vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể nào được đưa ra để đánh giá hệ thống quản lý tài chính. Theo tác giả, việc đánh giá cần bảo đảm các nội dung chủ yếu sau:

 Mức độ đáp ứng các mục tiêu Dự án, chương trình;  Tính tuân thủ quy trình hoạt động

 Chất lượng nhân sự

 Chất lượng, tần suất giám sát kiểm tra đánh giá hoạt động dự án

3.2.7 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Nâng cao năng lực của cán bộ CSEED, đặc biệt là cán bộ dự án vì họ là những người chưa có chuyên môn về công tác QLTC mà lại là những người quản lý trực tiếp các dự án. Do đó, nếu năng lực chưa tốt, họ không phát hiện được hết các sai sót trong QLTC tại địa bàn các dự án. Do đó, cần phải thường xuyên cử các cán bộ dự án đi học các khóa đào tạo ngắn hạn về QLTC để họ dần nâng cao năng lực về QLTC.

3.2.8 Chỉnh sửa bổ sung các quy chế Tài chính của CSEED

Để hoàn thiện hệ thống QLTC, các cán bộ tại CSEED cần thiết phải chỉnh sửa một số quy định trong “Cẩm nang tài chính” của tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tế của các hoạt động tại văn phòng CSEED ở Hà Nội cũng như ở các Ban quản lý dự án ở các địa phương. Ví dụ: quy định hiện nay là số ngày hoàn ứng cho các khoản tạm ứng khi các cán bộ dự án đi thực địa tính từ ngày kết thúc công tác chậm nhất là 7 ngày làm việc nên tăng lên thành 14 ngày để phù hợp hơn vì nhiều khi cán bộ dự án đi công tác liên tục 2 đợt liền nên không kịp hoàn ứng trong thời gian trên. Hoặc số tiền tồn quỹ tại đối tác là 10 triệu nên tăng lên 20 triệu vì nhiều khi Ban quản lý dự án ở các địa phương không có thời gian để đi ngân hàng vì đa số họ làm kiêm nhiệm, số tiền tồn quỹ 10 triệu là ít khi họ cần triển khai các hoạt động tại địa phương, tốn nhiều thời gian đi ngân hàng rút tiền,… Tuy nhiên các điều chỉnh này cũng cần phải dựa trên quy định của Bộ tài chính hiện hành để đảm bảo các nguyên tắc tài chính chung và nhằm QLTC hiệu quả nhất.

Về việc phối hợp giữa cán bộ tại CSEED và các Ban quản lý dự án tại địa phương cũng cần chặt chẽ nhịp nhàng hơn. Cán bộ kế toán tại CSEED

phải là người quản lý trực tiếp với cán bộ kế toán tại các Ban quản lý dự án địa phương để điều chỉnh chính xác và kịp thời những sai sót thay vì như hiện nay, chủ yếu cán bộ dự án chịu trách nhiệm kiểm tra tài chính và phối hợp với các cán bộ kế toán của các Ban quản lý dự án (vì các cán bộ dự án không có chuyên môn sâu về kế toán) nên hay xảy ra những sai sót khi kiểm toán

3.3. Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với các nhà tài trợ

Nguồn vốn do các nhà tài trợ nước ngoài cho Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bên cạnh mong muốn tổng nguồn vốn tài trợ cũng như dự án tài trợ của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam ngày một tăng thì điều kiện tài trợ được nới lỏng cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay những quy định, điều kiện giải ngân của các nhà tài trợ còn khá chặt chẽ: yêu cầu nâng cao năng lực thể chế, tập trung giải ngân dự án trung dài hạn, đảm bảo bền vững môi trường, quy mô của khoản vay…Do vậy, để giúp nguồn vốn thực sự hữu ích và đến được phần lớn người cần vay vốn tại khu vực nông thôn, các nhà tài trợ có thể áp dụng theo tiến độ mà các các đối tác tham gia vào dự án cũng như tăng quy mô tài trợ.

Thực tế hiện nay, CSEED có nhiều nhà tài trợ, mỗi nhà tài trợ lại có một quy định khác nhau về việc thực hiện công tác tài chính, báo cáo dự án, kiểm tra giám sát, kiểm toán,… gây khó khăn cho cả CSEED và đối tác trong việc QLTC. Thậm chí trong cùng một dự án nhưng có hai nhà tài trợ cho dự án đó, vì thế CSEED và đối tác dự án ở địa phương lại phải làm hai hệ thống báo cáo tài chính riêng biệt để trình từng nhà tài trợ theo yêu cầu. Do đó, việc QLTC, thực hiện dự án cũng như các công việc khác rất phức tạp cho các bên liên quan. Nếu được, trong thời gian tới, khi CSEED họp các nhà tài trợ (hàng

năm vẫn có cuộc họp giữa các nhà tài trợ và CSEED) thì nên kiến nghị một mẫu quy định chung về hệ thống QLTC và thống nhất giữa tất cả các nhà tài trợ. Chỉ có như vậy, thì hệ thống QLTC của CSEED cũng như đối tác địa phương dễ dàng, thuận tiện hơn, đồng thời tạo điều kiện dễ dang quản lý các số liệu chính xác nhất, đạt hiệu quả cao nhất cho các kết quả của các dự án.

3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ có vai trò quyết định trong các mối quan hệ với các nhà tài trợ. Việc phát triển và mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ sẽ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và khối lượng tài trợ từ các nhà tài trợ quốc tế. Do đó:

 Chính phủ cần xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao với các nhà tài trợ quốc tế để tăng lượng vốn cam kết dành cho Việt Nam.

 Chính phủ cũng cần mở rộng định hướng việc quản lý và sử dụng

vốn tài trợ cho các dự án trực tiếp sinh lời và cho vay theo cơ chế thương mại như các Dự án Tài chính nông thôn. Việc này rất quan trọng vì nó đảm bảo khả năng trả nợ của đất nước về lâu dài.

 Các cơ chế quản lý dự án cũng cần được mở rộng, tạo điều kiện

thuận lợi để các nhà tài trợ không gặp khó khăn gì trong việc đầu tư cho Việt Nam và các TCPCPVN cũng dễ dàng nhận nguồn tài trợ. Ví dụ, trước đây những dự án có tổng số vốn trên 500 nghìn Đô la Mỹ thì thuộc quản lý của Nhà nước, các TCPCP chỉ được tiếp nhận các dự án dưới 500 nghìn Đô la Mỹ. Quy định này đã được mở rộng là các dự án dưới 1 triệu đô. Tuy nhiên, các thủ tục về tiếp nhận các dự án vẫn còn nhiều, gây khó khăn cho một số nhà tài trợ và các tổ chức tiếp nhận. Nếu điều này được giải quyết, thì sau này các nguồn tài trợ sẽ nhiều hơn và các tổ chức tiếp nhận vốn dễ hơn.

3.3.3 Kiến nghị đối với các đối tác địa phương

toán của các Ban quản lý dự án này hầu hết là kiêm nhiệm. Thêm nữa, công việc của các kế toán tại địa phương rất nhiều nên họ luôn bận rộn, không có thời gian đủ cho các công việc của các dự án. Chính vì thế mà hay xảy ra tình trạng bị chậm các hóa đơn chứng từ, gây sai sót trong việc QLTC tại các dự án. Điều này được giải quyết khi các Ban quản lý dự án giảm công việc tại địa phương cho các kế toán tham gia các dự án để đảm bảo đủ thời gian cho dự án và đảm bảo tính chính xác, hiệu quả trong QLTC tại các địa phương.

Các Ban quản lý dự án cần thực hiện đúng những nguyên tắc tài chính của dự án khi đã ký thỏa thuận với CSEED, hoặc nếu thấy có điều khoản nào trong thỏa thuận về tài chính khó thực hiện hoặc không khả thi tại địa phương mình cũng phải trao đổi với cán bộ của CSEED ngay để tránh những sai sót và không phù hợp với thực tế.

KẾT LUẬN

Nhận thức được tầm quan trọng của các dự án phát triển từ các TCPCP nói chung và các TCPCPVN nói riêng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và quản lý tốt các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trong đó có vốn từ các dự án tài trợ từ các TCPCP. Nguồn vốn này tuy nhỏ so với các nguồn vốn khác nhưng đã có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của Việt Nam đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đến giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, các TCPCP, các nhà tài trợ nước ngoài đã dần rút khỏi lĩnh vực này và chuyển sang các vùng khác nghèo hơn, cần sự hỗ trợ hơn như châu Phi. Tuy nhiên, trong chiến lược hoạt động của các TCPCP thì vẫn còn nhiều lĩnh vực mà Việt Nam cần sự hỗ trợ như Biến đổi khí hậu, phòng tránh thảm họa thiên tai, các vấn đề xã hội trong giai đoạn phát triển của các nước có mức thu nhập trung bình,…

Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng và phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả đã có những cố gắng nhất định trong việc hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận về hệ thống quản lý tài chính tại các TCPCPVN, phân tích thực trạng hệ thống quản lý tài chính tại CSEED, tìm ra những kết quả đạt được cũng như các tồn tại và hạn chế chủ yếu trong hoạt động này của CSEED để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn đóng góp để hoạt động quản lý tài chính tại các TCPCPVN được hoàn thiện hơn, góp phần vào sự thành công chung của dự án, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam nói chung trong lĩnh vực hoạt động tài chính.

Tuy nhiên đây là một lĩnh vực mới và với trình độ có hạn của bản thân, chắc chắn rằng trong khoá luận vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong

muốn nhận được những ý kiến chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo để công trình nghiên cứu của mình được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Thanh Tú – trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các đồng nghiệp tại CSEED đã góp ý và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2010), Quy định chế độ Quản lý tài chính Nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước, Hà Nội

2. Frederic S. Mishkin (1991), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội

3. Nguyễn Hữu Tài (2008), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quy chế hoạt động của các Tổ chức Phi

chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

5. Trung tâm Phát triển Kinh tế Xã hội và Môi trường Cộng đồng (CSEED) (2009), Cẩm nang tài chính.

6. Trung tâm Phát triển Kinh tế Xã hội và Môi trường Cộng đồng (CSEED), Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009.

7. Trung tâm Phát triển Kinh tế Xã hội và Môi trường Cộng đồng (CSEED),

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại các tổ chức phi chính phủ việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w