Để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động QLTC tại CSEED, những giải pháp chủ yếu đặt ra là:
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vấn đề tài trợ cho các dự án phát triển
Trước hết phải khẳng định rằng, nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án phát triển không phải là nguồn vốn vay mà là một hình thức đầu tư không hoàn lại với
điều kiện của các nhà tài trợ là nó phải được sử dụng hiệu quả, minh bạch. Chính vì thế việc sử dụng sao cho đúng mục đích, đúng cam kết theo thỏa thuận giữa các bên liên quan, đem lại hiệu quả cao là một điều cần thiết và khó khăn. Các đối tác địa phương thường có suy nghĩ đây là sự tài trợ không có ràng buộc vì không phải vay, trả lãi nên việc hiệu quả hay không cũng không quan trọng. Người dân được hưởng lợi thì nghĩ đó là trách nhiệm của các cấp chính quyền phải giúp đỡ họ xóa đói, giảm nghèo nên khi có được sự hỗ trợ họ cũng không tính đến chuyện sử dụng hiệu quả, lâu dài mà chỉ cần được cái lợi trước mắt. Do đó việc QLTC của các dự án này tại địa phương là một trong những vấn đề khó. Cần phải nâng cao nhận thức của các đối tác địa phương, của người hưởng lợi về việc sử dụng các nguồn tài trợ từ dự án.
Vì vậy, để góp phần giảm thiểu các hậu quả nêu trên và nâng cao năng lực sử dụng các nguồn tài trợ từ dự án thì việc quan trọng là phải nâng cao nhận thức về việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ này. Cụ thể như sau:
Một là: về mặt nhận thức
Để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn vốn, nguồn hỗ trợ tài chính từ các dự án phát triển của CSEED, trước hết cần làm cho mọi người hiểu rằng, đây là nguồn vốn rất ít, chỉ góp phần tác động vào sự phát triển của các cộng đồng nghèo mà chủ yếu là hỗ trợ về mặt phương pháp. Vì vậy, trong các hoạt động, sự đóng góp của các đối tác, của người hưởng lợi (một hình thức đối ứng) là rất cần thiết để tạo sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao đồng thời tạo điều kiện cho việc QLTC hiệu quả tại các dự án.
Hai là: về tuyên truyền giáo dục
Để giúp CSEED thực hiện tốt sứ mệnh của mình, CSEED cần phối hợp với các đối tác địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá một cách rộng rãi trên một số phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt
động của các dự án CSEED (như đài truyền hình tỉnh, huyện, đài phát thanh, báo địa phương,…). Điều này giúp cho các bên liên quan nhận thức được vai trò của các hoạt động trong các dự án và tạo điều kiện cho việc QLTC hiệu quả hơn.
3.2.2 Đổi mới công tác lập kế hoạch dự án
Để công tác lập kế hoạch được chú trọng và nâng cao chất lượng, CSEED cần cung cấp nhiều chỉ dẫn hơn nữa cho các Ban quản lý dự án tại các địa phương trong việc lập kế hoạch. Ngoài ra, do đặc thù các cán bộ tại các Ban quản lý dự án thường xuyên thay đổi, hàng năm CSEED nên tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ tham gia dự án, đồng thời giải đáp các thắc mắc mà cán bộ thường xuyên mắc phải trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến kế hoạch dự án bị chậm trễ là do trong quý IV các cán bộ của các Ban quản lý dự án ở các địa phương thường rất bận, không chuẩn bị cũng như triển khai được các kế hoạch trong năm do vậy, kế hoạch dự án sẽ hoàn thiện hơn nếu được điều chỉnh trong khoảng từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Điều này cho phép các Ban quản lý các dự án có thời gian chuẩn bị kế hoạch cho cả năm vào quý I vì đây thường là thời điểm công việc được giảm tải. Cũng trong đầu năm, các hoạt động nên được tiến hành vì lúc này các cán bộ ở các đối tác có nhiều thời gian tham gia hơn.
Sau khi nhận được kế hoạch từ các Ban quản lý các dự án, các cán bộ quản lý dự án của CSEED khẩn trương gấp rút tổng hợp đệ trình lên lãnh đạo của CSEED phê duyệt.
3.2.3 Hoàn thiện công tác kế toán và báo cáo
đối tác dự án.Tuy nhiên, do mỗi đối tác dự án có trình độ, năng lực khác nhau nên các cán bộ quản lý dự án của CSEED và kế toán CSEED đã phải điều chỉnh cho từng đối tác dự án một cách làm có những điểm khác nhau (tuy không nhiều) để phù hợp với địa phương. Ngoài ra, vì mỗi dự án lại do một nhà tài trợ riêng biệt nên hệ thống yêu cầu báo các kế toán cũng khác nhau. CSEED và đối tác phải chuẩn bị các báo cáo kế toán cho từng nhà tài trợ đó khác nhau. Đây cũng là một vấn đề trong việc QLTC của CSEED mà trong thời gian tới cần khắc phục để đảm bảo tất các các đối tác có cùng mẫu báo cáo và các nhà tài trợ đều chấp thuận mẫu báo cáo chung đó để đảm bảo độ chính xác, minh bạch và thuận tiện trong QLTC.
Thêm nữa, CSEED cũng cần xây dựng và hệ thống lại các bảng biểu, mẫu biểu báo cáo áp dụng thống nhất đối với các đối tác dự án tham gia dự án đồng thời xây dựng chương trình phần mềm để quản lý và dữ liệu hoá các báo cáo do các đối tác gửi nhằm quản lý tập trung, an toàn, hiệu quả các dữ liệu phục vụ tốt hơn công tác tra cứu, kiểm tra, giám sát các dự án của nhà tài trợ.