Định hướng và quan điểm hoàn thiện QLTC tại CSEED

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại các tổ chức phi chính phủ việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 82 - 85)

3.1.1. Định hướng

Trung tâm Phát triển Kinh tế Xã hội và Môi trường Cộng đồng (CSEED) là một TC PCPVN được thành lập năm 2006 và thừa kế nhiều kinh nghiệm từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Với nỗ lực hỗ trợ các cộng đồng nghèo, chịu nhiều thiệt thòi trong giai đoạn 2008 – 2012 CSEED tập trung phát triển 2 lĩnh vực là Sinh kế và Môi trường cho các cộng đồng nông thôn nghèo.

Chính phủ Việt Nam rất chú trọng đến chiến lược giảm nghèo, phát triển khu vực tài chính và tăng trưởng khu vực nông thôn do đặc thù nước ta 75% dân số vẫn đang sống tại những khu vực nông thôn với nông nghiệp là nguồn sống chính.Trong khi đó các dịch vụ tài chính cung cấp cho khu vực nông thôn còn kém, không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu do các ngân hàng thiếu nguồn vốn trung và dài hạn. Các dự án phát triển của CSEED một phần đáp ứng được các tiêu chí về phát triển tầm chiến lược quốc gia của Chính phủ Việt nam thông qua việc tài trợ nguồn vốn cho vay cho vay nhỏ đến các hộ nông dân. Bên cạnh đó các dự án cũng hộ trợ giúp người dân đa dạng sinh kế thông qua các hoạt động khác trong lĩnh vực nông nghiệp như: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp lâm nghiệp, công trình thủy lợi nhỏ, nâng cao năng lực của đối tác và người dân.

Theo đó, trong chiến lược phát triển của CSEED, việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức khác và các nhà tài trợ để thu hút vốn cho các dự án là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Nâng cao chất lượng hoạt động của các dự án, hoàn thiện bộ máy nhân sự và đặc biệt là quản lý tốt các nguồn vốn được tài trợ là cơ hội để CSEED nâng cao uy tín, mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ khác cũng như các tổ chức khác trong và ngoài nước. Như vậy định hướng của CSEED về QLTC, cụ thể là quản lý nguồn vốn tài trợ là rất rõ ràng: tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các nhà tài trợ quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó tại các dự án ở địa phương nhằm góp phần quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Với chiến lược phát triển đúng đắn, CSEED đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và tạo sự tin tưởng đối với các nhà tài trợ. Sau thành công của các dự án từ năm 2006 đến nay, các nhà tài trợ đã tiếp tục hỗ trợ, phê duyệt các dự án tiếp theo cho CSEED. Công tác QLTC đã được CSEED đặt lên nhiệm vụ thực hiện hàng đầu trong các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện dự án. Với định hướng xây dựng hệ thống QLTC bền vững, lành mạnh, minh bạch, kịp thời phản ánh về tình hình hoạt động của dự án đến các nhà tài trợ cũng như các đối tác liên quan là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của các dự án.

Với định hướng xây dựng hệ thống quản lý tài chính trên, CSEED đã có một hệ thống QLTC với các cán bộ giàu kinh nghiệm, các cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, năng động nhiệt tình và giàu nhiệt huyết được tuyển chọn rất cẩn thận để đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra, ban lãnh đạo CSEED đã

rất quan tâm đến hoàn thiện, xây dựng các quy trình chặt chẽ để quản lý các dự án đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.2 Quan điểm hoàn thiện QLTC tại CSEED

Thuật ngữ quản lý tài chính có rất nhiều định nghĩa khác nhau bao hàm cả ý nghĩa về quản lý và duy trì tài sản tài chính. Hệ thống quản lý tài chính bao gồm việc xác định và cố gắng khoanh vùng những rủi ro mà một dự án có thể gặp phải.

Theo quan điểm của các doanh nghiệp, hệ thống quản lý tài chính là quá trình kết hợp giữa việc lập kế hoạch tài chính và quản lý, kiểm soát tài chính. Kế hoạch tài chính dựa trên các nguồn lực tài chính sẵn có và hoạch định thời gian và quy mô sử dụng nguồn lực tài chính đó.

Theo quan điểm thương mại, hệ thống quản lý tài chính là hoạt động điều hành quản lý luồng tiền. Luồng tiền vào là lượng tiền mà một công ty thu được còn luồng tiền ra là các chi phí của công ty dựa trên các nguồn lực khác nhau.

Dưới góc độ một cá nhân, quản lý tài chính chủ yếu liên quan đến việc hoạch định chi tiêu dựa trên nguồn lực sẵn có của bản thân. Những người mạnh về tài chính, như sẵn có một khoản tiền mặt thì sẽ lên kế hoạch hoặc đầu tư tiền hay chi tiêu vào các khoản mục cần thiết.

Dưới góc độ các dự án của TCPCPVN, Hệthống quản lý tài chính dự án đươc định nghĩa làQuá trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm soát, kiểm toán, chi tiêu, mua sắm... của dự án nhằm quản lý các nguồn lực của dự án một cách có hiệu quả nhất. Qua đó đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án đề ra

3.1.2.1 Mục tiêu

án. Các thông tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt động của dự án là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án bảo toàn đầy đủ, đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu của Dự án, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của dự án.

Hệ thống quản lý tài chính dự án được tổ chức tốt sẽ góp phần tạo sự yên tâm, tin tưởng cần thiết của các bên liên quan như nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, ngân hàng phục vụ….Đặc biệt nhà tài trợ và Chính phủ cơ thể tin tưởng là các nguồn vốn của dự án đều được sử dụng đúng mục đích như đã đặt ra.

Hệ thống quản lý tài chính là cơ sở cung cấp thông tin tài chính hữu dụng phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát tiến độ giải ngân của dự án, là cơ sở phòng tránh, giảm thiểu những hành vi làm trái, những sai sót trong quá trình thực hiện dự án, cả do vô tình và hữu ý. Nhờ hệ thống kiểm soát có thể xác định một cách nhanh chóng những hoạt động bất thường trong việc thực thi dự án.

3.1.2.2 Nội dung hệ thống quản lý tài chính dự án

Để đạt được các mục tiêu chung của hệ thống quản lý tài chính cũng như từng mục tiêu cụ thể được thiết kế cho phù hợp với từng dự án, từng hoạt động, thì mỗi công tác thực hiện trong hệ thống quản lý tài chính phải được vận hành nhất quán, tuân thủ nghiêm túc các quy định, yêu cầu của Nhà tài trợ, của Chính phủ đề ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý tài chính tại các tổ chức phi chính phủ việt nam trên địa bàn hà nội (Trang 82 - 85)