Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp hải phòng (Trang 26 - 28)

Thương mại

1.3.1. Chỉ tiêu về quy mô của nguồn vốn huy động

“Lượng vốn hay quy mô vốn huy động được là rất quan trọng đối với hoạt động của một NHTM” [20]. “Các NHTM muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Chất lượng huy động vốn không được coi là tốt nếu việc huy động không phù hợp với nhu cầu về số lượng vốn của doanh nghiệp” [4]. Lượng vốn cần đạt quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của NHTM. Để làm tốt điều này, bạn cần quan tâm đến các yếu tố khác như lãi suất, chính sách marketing lấy khách hàng làm trung tâm, hình thức huy động vốn, uy tín ngân hàng…

Tuy nhiên, khơng phải có nguồn vốn lớn đã là tốt; cần phải phù hợp với qui mơ hoạt động, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của NHTM.

1.3.2. Chỉ tiêu cơ cấu của vốn huy động

Sự thay đổi cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay và đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến sự thay đổi rủi ro và lợi nhuận của hoạt động ngân hàng. Xu hướng thay đổi của cơ cấu vốn huy động phải đáp ứng nhu cầu về thời gian sử dụng vốn trong tương lai, loại tiền, loại khách hàng...

Cơ cấu thời hạn quỹ huy động: Đối với tiền gửi ngắn hạn, ngân hàng có thể chi tiêu ít hơn, nhưng nguồn vốn kém ổn định. “Việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào các dự án dài hạn có thể sinh lợi cho các ngân hàng, nhưng mức độ rủi ro đối với các khoản tín dụng này là rất cao. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, các ngân hàng chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.” [5]

Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế: Mỗi ngân hàng khác nhau tùy theo mục tiêu hoạt động của mình sẽ hướng vào những đối tượng khách hàng khác nhau.

Cơ cấu phân theo loại tiền: Huy động vốn bằng ngoại tệ, ngân hàng cần phải quan tâm đến những biến động kinh tế ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá. Đối với những ngân hàng có thế mạnh về ngoại thương và cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, tỉ trọng vốn ngoại tệ mà ngân hàng huy động thường cao. Nguồn ngoại tệ lớn có thể mang đến lợi nhuận cho ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, hưởng chênh lệch tỉ giá nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn.

1.3.3. Chỉ tiêu về chi phí huy động vốn

“Một NHTM không thể coi là thành công trong việc huy động vốn nếu để có được một lượng vốn họ phải bỏ ra chi phí huy động quá lớn. Để phục vụ cho việc quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý, các ngân hàng thường tính lãi suất huy động vốn bình qn theo cơng thức:” [4]

Giá thành của một đồng vốn (A) = Tổng chi phí (C)/Tổng số vốn huy động (V)

Trong đó:

- (C) : Là tổng chi phí bao gồm: + Lợi tức trả cho người gửi; + Chi phí quản lý;

+ Lương trả cán bộ - công nhân viên; + Chi phí khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo;

+ Chi phí khác (giấy tờ in, vận chuyển bốc xếp); + Tỷ lệ rủi ro bị lợi dụng: Khấu hao tài sản cố định. - (V) là tổng số vốn huy động được.

1.3.4. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng có lãi hay lỗ cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào hoạt động huy động vốn.

Thông thường, các NHTM có thể sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn hơn (nhưng chỉ với một tỷ lệ nhất định). Đến một lúc nào đó, các ngân hàng sẽ phải chịu áp lực về khả năng thanh toán. “Ngược lại, khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay và đầu tư vào ngắn hạn thì khó đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào” [20]. “Sản lượng dẫn đến kém hiệu quả (do vốn dài hạn đắt hơn lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn trung và dài hạn). Lãi suất cho vay có kỳ hạn), căn cứ vào cơ cấu kỳ hạn, các ngân hàng đang tiến tới điều chỉnh cơ cấu vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập; đồng thời, giữ khả năng thanh toán, đầu tư vào các tài sản sinh lời nhiều hơn (hoặc chuẩn bị tái đầu tư một số tài sản sắp đáo hạn).” [20]

“Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng” [20]. “Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, mức chi phí huy động, lãi suất cho vay cao hay thấp. Am hiểu được mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn, ngân hàng sẽ tính tốn để có được mức lãi suất, kỳ hạn thanh toán phù hợp, đảm bảo lợi nhuận tối ưu của mình” [20].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp hải phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)