1.2. Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại
1.2.2.1.9. Năng suất lao động (Labour productivity)
Những bằng chứng thực nghiệm từ Athanasoglou ( 2005) đã chỉ ra rằng năng suất lao động tăng có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này cho thấy năng suất lao động cao là một nhân tố quan trọng tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng. Vì thế, các ngân hàng nên hướng đến mục tiêu tăng năng suất lao động thông qua các chiến lược khác như: giữ ổn định đội ngũ lao động, đảm bảo chất lượng cao hơn của lao động được tuyển dụng mới, cắt giảm nhân sự để tăng tổng đầu ra bằng cách tăng cường đầu tư vào các tài sản cố định kết hợp với công nghệ mới.
1.2.2.1.10. Tình trạng cơng nghệ thơng tin (State of information technology)
Hệ thống cơng nghệ thơng tin góp phần quan trọng trong việc quản lý cũng như hiệu quả dịch vụ khách hàng. Porter và Millar (1985) đã chứng minh rằng đầu tư vào cơng nghệ thơng tin đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm tổng chi phí của ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm, được phản ánh trong sự gia tăng của lợi nhuận ròng.
Sử dụng những bằng chứng từ những dữ liệu kế toán, Holden và Bannany đã điều tra thực nghiệm xem liệu việc đầu tư vào hệ thống cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Mỹ trong suốt khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1996 hay không. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, chủ yếu là đầu tư vào hệ thống máy ATM, có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Việc phát triển hệ thống máy ATM của ngân hàng sẽ đem lại thu nhập từ dịch vụ cao hơn mà không cần phải tuyển thêm nhân sự và mở thêm chi nhánh, vì vậy giảm được chi phí giao dịch và cuối cùng là tăng lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
Sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng giúp làm giảm chi phí giao dịch và tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Daniel và Storey (1997) rút ra từ kết quả của một cuộc điều tra trong đó mỗi giao dịch khơng dùng tiền mặt giảm được 1,08 bảng Anh cho một chi nhánh.
1.2.2.2. Các yếu tố bên ngoài quyết định đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là các nhân tố nằm ngồi khả năng kiểm sốt của các nhà quản trị ngân hàng, nó tượng trưng cho các sự kiện diễn ra bên ngoài ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn có thể lường trước được những thay đổi của mơi trường bên ngồi và cố gắng xây dựng những chính sách nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển cũng như hạn chế tối đa những tác động không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại. Trong các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khốn, sự tự do hóa thị trường ngoại hối, sự tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.
1.2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo kinh nghiệm thông thường, trong thời kỳ kinh tế phát triển sẽ có nhiều nhu cầu tín dụng hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm tăng sức mạnh cho các gói dư nợ tín dụng vì lúc này các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tín dụng, giảm chi phí, và làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thối có thể gây tổn thất cho ngân hàng do các khoản vay không hiệu quả gia tăng, và làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Brouke (1989) đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
Trong khi kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009) lại cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế khơng có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
1.2.2.2.2. Tốc độ lạm phát
Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ ra rằng lạm phát làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Họ cho rằng mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng chỉ ra rằng thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng. Tốc độ lạm phát cao đi cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao. Nhưng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.
Sử dụng dữ liệu của 154 ngân hàng trong suốt khoảng thời gian từ 1980 – 2006, Aburime (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Nigeria và cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng. Cùng cho kết quả về quan hệ thuận giữa hai biến này cịn có các nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002), Athanasoglou (2006), Vong và Chan (2009).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại cho kết quả âm. Họ giải thích rằng ở Philippines, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương và lạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này. Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.
Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau.
1.2.2.2.3. Tốc độ tăng cung tiền
Nghiên cứu của Sufian và Habibullah (2009) đã tìm ra mối tương quan nghịch giữa tốc độ tăng cung tiền và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại khơng tìm thấy mối liên hệ giữa tốc độ tăng cung tiền và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Phippines.
1.2.2.2.4. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán càng phát triển rộng, càng năng động và càng hiệu quả khi đất nước trở nên giàu có hơn. Vì thế, các nước đang phát triển thường có ít thị trường chứng khoán phát triển. Theo những nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999), Kunt và Huizinga (2001), Naceur và Goaied (2008) chỉ ra rằng ngân hàng sẽ có cơ hội nâng cao tỷ suất lợi nhuận ở những nước có thị trường chứng khốn phát triển. Vì khi thị trường chứng khốn phát triển, các ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn của mình, mà vốn lại là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa, khi thị trường chứng khốn phát triển, thơng tin tài chính của các cơng ty sẽ minh bạch hơn, nhờ đó các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay chính xác, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng.
1.2.2.2.5. Sự tự do hóa thị trường ngoại hối
Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng ở một quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ tỷ giá hối đối ở quốc gia đó. Ogunleye (1995) đã khẳng định rằng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng có thể bị hạn chế bởi chế độ tỷ giá cố định; trong khi đó, chế độ tỷ giá thả nổi có điều chỉnh và thả nổi hồn tồn lại cho phép một biên độ đủ rộng cho các ngân hàng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và vì thế có thể làm cho tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng tăng cao.
Tuy nhiên, Aburime (2008) lại tìm ra mối tương quan âm giữa sự tự do hóa thị trường ngoại hối và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngân hàng Nigeria tạo ra được lợi nhuận cao hơn trong thời kỳ chế độ tỷ giá cố định
1.2.2.2.6. Mức độ độc quyền của ngành ngân hàng
Nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999) đã tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ số độc quyền và lợi nhuận biên của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ số tổng tài sản toàn ngành ngân hàng trên GDP càng lớn và tỷ số độc quyền càng thấp thì lợi nhuận biên và khả năng sinh lợi cảng giảm. Các nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2006) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở vùng đông nam Châu Âu trong khoảng thời gian từ 1998 – 2002, Sufian (2011) tại Hàn Quốc cũng cho kết quả tương tự.
Tuy nhiên nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008) lại cho kết quả ngược lại Nghiên cứu giải thích mối tương quan âm này có nghĩa là độc quyền làm cho tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Tunisia thấp hơn so với thị trường cạnh tranh.
Kết luận chương 1
Lợi nhuận là điều mà các ngân hàng quan tâm nhất. Lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, hiệu quả quản lý của một ngân hàng. Trên cơ sở phân tích kết hợp với tham khảo, trích dẫn một số nghiên cứu có liên quan, luận văn đã đưa các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài, Cơ sở lý luận Chương 1 là tiền đề cần thiết để đi vào phân tích số liệu trong Chương 2 và đánh giá tình hình lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Trong phần này, luận văn sẽ trình bày sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển. Sau đó, luận văn sẽ tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2005-2012.
Luận văn lấy mẫu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, gồm 9 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng niêm yết trên HOSE (CTG, EIB, MBB, STB, VCB) và 4 ngân hàng niêm yết trên HNX (ACB, HBB, NVB, SHB). Năm 2012, tác giả chỉ lấy số liệu của 7 ngân hàng, vì tháng 8 năm 2012, ngân hàng HBB và ngân hàng SHB đã sáp nhập với nhau, lấy tên chung là SHB, do đó số liệu của ngân hàng SHB vào năm 2012 sẽ khơng tương thích với những năm trước đó.
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh tốn, trong đó thanh tốn giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Mặc dù khơng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Các giai đoạn phát triển:
Các giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng chia ra làm 2 giai đoạn chính:
Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp. Khơng có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. Ngân hàng Nhà Nước vừa đóng vai trị là ngân hàng Trung ương, vừa là ngân hàng thương mại.
Tháng 5/1990:
Hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2. + Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xố bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hố hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng. Giai đoạn 2000 – 2007, đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Thời kỳ này số lượng các NHTMCP đã giảm xuống đôi chút so với những năm cuối của thập kỷ 1990. Ngoài ra, số lượng các chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngồi có xu hướng gia tăng
trong giai đoạn này theo các cam kết đã ký, trước hết là hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Kết quả là tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, từ đỉnh cao 73% ở năm 1993 xuống cịn 40% vào năm 2007.
Tính đến cuối năm 2012, thị trường Việt Nam có 98 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Cụ thể, có 5 NHTM nhà nước (bao gồm cả VCB và CTG), 34 NHTM cổ phần, 55 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh, trong đó NHTMCP chiếm tỷ trọng là 35% so với toàn hệ thống.
Bảng 2.1: Cơ cấu hệ thống NHTMCP ở Việt Nam giai đoạn 2003-2012
Năm 200 200 200 200 200 200 200 201 201 201 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 NHTM nhà 5 5 5 5 5 4 3 3 3 5 nước NHTM cổ phần 37 36 37 34 34 39 40 40 38 34 NHTM liên 4 4 5 5 5 5 5 5 5 4 doanh Chi nhánh 27 28 31 31 41 39 41 41 50 50 NHTM nước ngoài NHTM 100% 0 0 0 0 0 5 5 5 5 5 vốn nước ngoài Tổng số các 73 73 78 75 85 92 94 94 101 98 NHTM % số lượng NHTMCP so 51 49 47 45 40 42 43 43 38 35 với tồn hệ thống
Sự đóng góp của hệ thống NHTMVN vào q trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá là rất lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà cịn góp phần ổn định sức mua đồng tiền, đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng vào tháng 12/2012
STT Chỉ tiêu 12/2012Tháng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (giảm) so với tháng 12/2011 (%)
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 297.862 18,84
2 Công nghiệp và xây dựng 1.192.709 7,81
- Công nghiệp 904.928 6,42
- Xây dựng 287.781 12,42